Người Có Quyền Yêu Cầu Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giai Đoạn Tiền Tố Tụng

Thứ hai, các biện pháp trên đều hướng đến các quy định của pháp luật dân sự mà ở đó việc thực hiện không gây ảnh hưởng nhiều đến tài sản. Theo các quy định của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các quy định có liên quan đến pháp luật lao động như Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động đều có thể thực hiện trên thực tiễn với những quy định của pháp luật dân sự mà cụ thể là Luật dân sự năm 2015 cũng không có ảnh hưởng nhiều nếu phát sinh các hậu quả về tài sản sau này nếu có áp dụng sai. Mà trên thực tế, các biện pháp trên hướng đến bảo đảm quyền cho đối tượng yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, các biện pháp đó hoàn toàn hợp lý là các biện pháp được đưa vào để áp dụng trong giai đoạn tiền tố tụng.

Thứ ba, các biện pháp hướng đến đối tượng là tài sản như: Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác. Các biện pháp này mặc dù hướng đến đối tượng là tài sản, tuy nhiên, nó không thể có nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu được áp dụng. Thực tế bản chất các BPKCTT này chỉ là để nhằm mục đích giữ nguyên hiện trạng của tài sản khi có tranh chấp xảy ra. Do đó, việc áp dụng các biện pháp này hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn tiền tố tụng khi mà các bên đang bắt đầu phát sinh các tranh chấp cần có cơ chế giải quyết cụ thể.

Việc áp dụng BPKCTT dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, do đó, nếu cơ chế áp dụng BPKCTT tiền tố tụng được thực thi thì chúng ta cần nghĩ đến vấn đề hiệu lực của việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng. Có thể thấy rằng, như bản chất và tính chất của BPKCTT, vấn đề áp dụng

BPKCTT chỉ nhằm mục đích đảm bảo nguyên trạng của vụ việc khi giải quyết tranh chấp. Do đó, hiệu lực của quyết định áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng cũng cần phải đảm bảo được trong một thời hạn cụ thể rồi có căn cứ để hủy bỏ hay chấm dứt quyết định này như đến thời điểm quyền lợi của bên được áp dụng đã được bảo đảm, bên bị yêu cầu thực hiện gửi đơn, tòa án sẽ đánh giá sự cần thiết để hủy bỏ; hoặc đến thơi điểm các bên thỏa thuận giải quyết xong hoặc đến thời hạn cụ thể chẳng hạn ấn định là 30 hay 45 ngày kể từ ngày yêu cầu bên yêu cầu phải có trách nhiệm thu thập chứng cứ để nộp hồ sơ khởi kiện, nêu không thì tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT. Đây là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng cơ chế áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng và cần thêm ý kiến của các chuyên gia.

Ngoài ra, việc xây dựng cơ chế áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng cũng dẫn đến hệ quả là sự chuyển tiếp của việc áp dụng từ giai đoạn tiền tố tụng sang giai đoạn tố tụng của tòa án. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cần xây dựng cơ chế chuyển tiếp này để đảm bảo các chứng cứ chứng minh được thu thập trong giai đoạn tiền tố tụng khi áp dụng BPKCTT được công nhận trong giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo được giá trị của cơ chế áp dụng BPKCTT tiền tố tụng trước đó và rút ngắn được quá trình xét xử vụ việc dân sự.

3.1.2. Người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng

Thủ tục áp dụng các BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng áp dụng trước nhất cần được nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau để có thể hình thành được một thủ tục chặt chẽ tránh các sai lầm có thể gặp phải trong khi tiến hành áp dụng thủ tục này.

Cơ sở pháp lý để quyết định áp dụng BPKCTT vẫn phải theo quy định của BLTTDS năm 2015 chủ yếu là dựa vào đơn yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT mà ở đây cụ thể là các đương sự trong VADS. Vì vậy, thủ tục áp dụng BPKCTT tiền tố tụng sẽ được được nghiên cứu theo

trường hợp là thủ tục áp dụng BPKCTT dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của các đương sự trong VADS. Tuy nhiên, hiện tại BLTTDS năm 2015 chỉ có quy định về thủ tục áp dụng BPKCTT trong trường hợp có đơn yêu cầu tại Điều 117 BLTTDS năm 2015, mà theo đó thủ tục áp dụng BPKCTT bao gồm một trình tự các công việc phải thực hiện và công việc đầu tiên là yêu cầu áp dụng BPKCTT.

Về người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT tiền tố tụng cần xét theo đúng nội dung của PLTTDS, hiện tại là Khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời.…”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong quy định của BLTDS năm 2015 vẫn trước hết khẳng định rằng đương sự có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, tuy nhiên với các cụm từ được quy định như “trong quá trình giải quyết vụ án”, “khởi kiện vụ án”, “đang giải quyết vụ án” đã dẫn đến cách hiểu là đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT chỉ là đương sự trong VADS. Vậy đương sự trong việc dân sự có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT hay không? Nếu có tại sao khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 không quy định là “vụ việc” mà lại quy định nhiều lần là “vụ án”? Ngược lại, nếu đương sự trong việc dân sự không có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT thì tại sao cũng là đương sự, trong quá trình giải quyết việc dân sự có thể có những tình thế cấp bách cần được tòa án can thiệp bằng BPKCTT mà đương sự trong việc dân sự lại không có quyền yêu cầu. Nếu hiểu đương sự là những chủ thể có quyền, lợi ích cần được tòa án bảo vệ thì trong việc dân sự đương nhiên cũng phải có đương sự. Có thể vì cho rằng, việc dân sự không có hai bên đương sự tranh chấp, mâu thuẫn với nhau nên không cần đến BPKCTT nhưng thực tiễn TTDS cho thấy trong nhiều trường hợp chứng cứ dùng để giải quyết việc dân sự cũng cần được bảo vệ khẩn cấp hoặc quyền, lợi ích của đương sự trong việc dân sự cũng cần có ngay biện pháp bảo vệ, ngăn chặn. Việc BLTTDS không quy định, hay nói cách khác là

không quy định rõ đương sự trong việc dân sự có quyền áp dụng BPKCTT trong việc dân sự hay không đã gây ra nhận thức và thực hiện không thống nhất trong tiễn áp dụng quy định của pháp luật về BPKCTT. Có thể đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT nào của đương sự trong việc dân sự được nộp tại tòa án hay nếu có thì tòa án sẽ từ chối không thụ lý do không có điều khoản nào quy định trong luật về vấn đề này, từ đó kéo theo một thực tế là theo số liệu thống kê từ Tòa án nhân dân tối cáo là không có tòa nào ra quyết định áp dụng BPKCTT nào đối việc dân sự. Cùng với đương sự trong VADS, khoản 1 Điều 111 BLTTDS còn công nhận quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT của người đại diện hợp pháp của đương sự [28].

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 10

Người đại diện hợp pháp của đương sự trong TTDS có thể là người đại diện theo pháp luật quy định, có thể là người đại diện do đương sự ủy quyền, có thể là người đại diện do tòa án chỉ định. Xuất phát từ đặc điểm của người đại diện là người thay đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự nên nếu đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng thì người đại diện hợp pháp của đương sự cũng có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT tiền tố tụng. Đây là quy định đảm bảo được tính chặt chẽ, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong pháp luật dân sự nói chung.

Ngoài đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, BLTTDS năm 2015 cũng đã mở rộng quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT cho cả cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác theo quy định của pháp luật để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, để bảo vệ bằng chứng, để bảo toàn tình trạng hiện có hoặc để đảm bảo cho thi hành án. Quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật còn được khẳng định qua quy định tại Điều 134 BLTTDS năm 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản....”. Quy định này được hiểu như là điều hiển nhiên khi pháp luật dân sự có quy định

về người yêu cầu khởi kiện có thể là cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác như Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Có thể khẳng định việc BLTTDS năm 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT của cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác là cần thiết, tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 lại quy định chưa thống nhất về vấn đề này. Khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác theo luật định có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT trong khi Điều 134 BLTTDS năm 2015 lại quy định thừa nhận cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác theo luật định có quyền kiến nghị tòa án áp dụng BPKCTT. Chính việc quy định không thống nhất này sẽ làm cho cơ quan, tổ chức không biết phải làm đơn yêu cầu hay phải làm văn bản kiến nghị tòa án áp dụng BPKCTT. Mặt khác, việc quy định không thống nhất này còn dẫn đến vướng mắc tiếp theo khi áp dụng các quy định khác của BLTTDS năm 2015. Nếu xác định cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác theo luật định có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, việc đưa ra yêu cầu đó là không đúng, gây thiệt hại thì vì là “người có yêu cầu” nên cơ quan, tổ chức đó phải bồi thường theo quy định tại Điều 113 BLTTDS năm 2015. Nhưng nếu xác định cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác có quyền kiến nghị tòa án áp dụng BPKCTT, nếu kiến nghị đó là không đúng, gây thiệt hại thì cơ quan, tổ chức đó có thể không phải bồi thường vì Điều 113 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của người yêu cầu và Điều 134 BLTTDS năm 2015 cũng không có quy định nào về trách nhiệm bồi thường của người đã kiến nghị. Thực tế này cho thấy Điều 111 và Điều 134 BLTTDS năm 2015 cần phải được sửa đổi để có quy định một cách thống nhất về quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT của cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích của người khác.

Với quy định tại của pháp luật dân sự về các chủ thể có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT, BLTTDS năm 2015 không chỉ tạo cơ hội cho đương sự tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình bằng việc tự mình yêu cầu tòa án

áp dụng BPKCTT mà còn cho đương sự cơ hội được một số chủ thể khác như cơ quan, tổ chức, tòa án bảo vệ thông qua yêu cầu áp dụng BPKCTT. Tham khảo vấn đề này trong quy định của PLTTDS của nhiều nước thuộc hệ thống luật dân sự như Pháp, Trung Quốc, Liên bang Nga..., tác giả nhận thấy quy định của PLTTDS Việt Nam về vấn đề này có nét tương đồng. Ví dụ, theo quy định tại Điều 139 BLTTDS Liên bang Nga, chủ thể có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT tương đối rộng. Ngoài những người tham gia tố tụng như các bên nguyên đơn, bị đơn, người thứ ba có quyền, lợi ích liên quan, kiểm sát viên, người yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc người tham gia tố tụng để phát biểu kết luận về những tình tiết theo quy định của pháp luật, người khởi kiện và những người khác trong những tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng đặc biệt và trong những tranh chấp từ quan hệ công pháp thì tòa án, thẩm phán cũng có thể tự mình chủ động áp dụng các BPKCTT. Hay theo Điều 92 BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, bên cạnh quy định đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp bảo toàn tài sản hoặc BPKCTT còn có quy định trong trường hợp cần thiết, tòa án có quyền áp dụng BPKCTT mà không cần dựa vào yêu cầu của đương sự. Quy định tòa án có quyền tự mình áp dụng BPKCTT cũng được thể hiện qua Điều 145; Điều 484 BLTTDS Pháp. Ngược lại, các nước theo hệ thống luật án lệ lại nhất quán với tư tưởng chỉ duy nhất đương sự mới có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT, tòa án không có quyền tự mình áp dụng BPKCTT. Ví dụ theo quy định của PLTTDS Mỹ, chỉ đương sự mới có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT, tòa án không thể áp dụng BPKCTT nếu không có yêu cầu của đương sự, tòa án không có quyền tự mình áp dụng BPKCTT [38, tr.20].

Có thể thấy rằng, việc quy định chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT tiền tố tụng cần theo các quy định của pháp luật dân sự hiện tại nhằm đảm bảo tính thống nhất trên toàn hệ thống quy phạm về BPKCTT tiền tố tụng cũng như trong tố tụng mà ở đó chủ thể là những cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan như Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp là người yêu cầu

trong việc dân sự, đương sự trong VADS, người đại diện cho đương sự trong VADS và cơ quan tổ chức được nhà nước giao quyền cho phép khởi kiện. Tuy nhiên, do việc áp dụng BPKCTT có thể trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức người bị áp dụng BPKCTT tiền tố tụng, do đó, các chủ thể có quyền yêu cầu cần đảm bảo có sự truy cứu trách nhiệm được nếu khi xảy ra trường hợp áp dụng BPKCTT không đúng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích. Cho nên: quyền yêu cầu BPKCTT nên chỉ gắn với các chủ thể trực tiếp trong VDS hay VADS là người yêu cầu trong VDS và đương sự của VADS. Còn người đại diện và cơ quan tổ chức chỉ nên có quyền áp dụng một số BPKCTT riêng biệt không làm ảnh hưởng đến tài sản như buộc chăm sóc trẻ vị thành niên,….. để tránh những rắc rối khi có hậu quả phát sinh. Vấn đề này cần có sự nghiên cứu sâu trong thực tiễn để có thể đề ra các quy định cụ thể.

3.1.3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng

Việc quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là một vấn đề cực kì quan trọng, cần có sự nghiên cứu để phù hợp với tính chất và mục đích của BPKCTT. Tuy vậy, cơ quan áp dụng BPKCTT tiền tố tụng cũng cần có sự phù hợp với quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện tại nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật như:

Theo quy định tại Điều 112 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT để từ đó ra quyết định áp dụng BPKCTT trong TTDS là của tòa án. Ngoài BLTTDS năm 2015, một số văn bản pháp luật khác cũng có quy định tương tự về vấn đề thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT, ví dụ Điều 199, Điều 200 và Điều 206 LSHTT; Điều 13 Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Điều 3 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Điều 3 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay... Tham khảo Luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng có quy định về thẩm quyền giải quyết, quyết định áp dụng BPKCTT nhưng có chút khác biệt. Nếu như trước đây, khi chưa có Luật trọng tài thương mại 2010, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 quy định theo

nguyên tắc: dù các bên đương sự trong tranh chấp thương mại có lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp thì khi có nhu cầu áp dụng BPKCTT, họ cũng không thể yêu cầu Hội đồng trọng tài thực hiện mà vẫn phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền để tòa án quyết định nhằm hỗ trợ cho hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài và bảo vệ lợi ích của đương sự [39, tr. 74]. Một trong những lý do giải thích cho quy định này là Hội đồng trọng tài nếu có là tòa án thì cũng chỉ coi là tòa án tư, các lệnh tạm thời có thể có hiệu lực đối với hai bên đương sự song khó có lý do để cho các lệnh đó có hiệu lực hạn chế quyền của người thứ ba… Đến Luật trọng tài thương mại năm 2010, quy định của pháp luật lại rất “khôn khéo”, “uyển chuyển và có vẻ như rất thận trọng rằng các bên có thể nhờ cậy đến tòa án (sau khi nộp đơn kiện tới trọng tài- Điều 53.1) hoặc trọng tài (sau khi lập Hội đồng trọng tài - các Điều 48, 49) yêu cầu ban hành các lệnh khẩn cấp, tạm thời. Nếu yêu cầu được gửi tới hai nơi thì có thể dịch nôm rằng cơ quan tài phán nào nhận được đơn yêu cầu trước, cơ quan tài phán đó sẽ thụ lý, cơ quan nhận sau sẽ phải từ chối [40, tr.78].

Như vậy, nếu PLTTDS quy định tòa án là cơ quan tài phán có thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT thì trong pháp luật tố tụng trọng tài, ngoài tòa án, trong trường hợp do Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định, Hội đồng trọng tài cũng có thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT .

Do đó, việc xem xét các cơ quan có quyền áp dụng BPKCTT tiền tố tụng cũng cần có sự tương đồng với pháp luật tố tụng nói chung. Tòa án hay Hội đồng trọng tài là những thiết chế quan trọng của ngành tư pháp, có vai trò là người phân xử ai đúng, ai sai trong VADS. Các cơ quan khác như Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hay Viện kiểm sát chỉ là những cơ quan hành chính và cơ quan giám sát, không phù hợp để giao quyền áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng.

Vấn đề thay đổi hay hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng cũng nên phù hợp với pháp luật tố tụng nói chung. Việc thay đổi, hủy bỏ trước nhất dựa trên yêu cầu của bên yêu cầu áp dụng BPKCTT, sau đó đến các cơ quan như tòa án hay VKS. Không chỉ vậy, bên bị áp dụng BPKCTT

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí