Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 12

Nam trong giai đoạn hiện nay cho thấy vẫn cần phải có những quy định ràng buộc về trách nhiệm của các chủ thể trong TTDS, kể cả chủ thể đó là tòa án. Tác giả cho rằng, quy định về trách nhiệm bồi thường của tòa án do tòa án đã áp dụng BPKCTT không đúng trong BLTTDS Việt Nam năm 2015 thực sự là một quy định thể hiện sự tiến bộ trong lĩnh vực lập pháp, thể hiện thái độ nghiêm túc, khách quan trong công tác xây dựng PLTTDS của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này vẫn còn những điểm hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn để việc áp dụng BPKCTT ngày càng đúng đắn và có hiệu quả cao.

3.2.4. Biện pháp bảo đảm quyền lợi của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng

Việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là một vấn đề hoàn toàn mới trong bối cảnh ngày nay. Việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng còn ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của bên bị áp dụng BPKCTT. Do đó, ngoài việc xây dựng cơ chế để áp dụng được điều này trên thực tế, ta còn phải xây dựng những biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị áp dụng BPKCTT. Ngoài các quy định về việc bảo vệ bên bị áp dụng BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 thì cần có cơ chế riêng trong giai đoạn tiền tố tụng. Thiết nghĩ cần có cơ chế phản đối lại yêu cầu áp dụng BPKCTT của bên bị áp dụng khi tòa án hay có quan có thẩm quyền ra quyết định.

Kết luận chương 3

BLTTDS năm 2015 chưa ghi nhận các chế định về BPKCTT và áp dụng BPKCTT trong giai đoạn trước khi khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của các bên trong cơ chế giải quyết tranh chấp mà đương sự tự lựu chọn. Có thể nói đây là một vấn đề “còn là khoảng trống” của Luật cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, ghi nhận bổ sung trong luật.

Có thể định hướng lựa chọn áp dụng một số loại BPKCTT theo quy định Pháp luật TTDS hiện hành để áp dụng trong giai đoạn tiền tố tụng như các nhóm BPKCTT có thể áp dụng là các BPKCTT mà ít có cơ hội gây ra các hậu quả về tài sản đáng kể cho người bị áp dụng (hậu quả tài sản đáng kể ở đây là

các kết quả có thể phát sinh gây ra các thiệt hại về tài sản một cách tương đối có thể nhìn nhận trước được). Cụ thể là: nhóm các biện pháp dễ thực hiện trên thực tiễn mà không ảnh hưởng đến người bị áp dụng BPKCTT như: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng là một biện pháp thực tế là thay người có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng yếu thế trong xã hội; nhóm các biện pháp trên đều hướng đến các quy định của pháp luật dân sự mà ở đó việc thực hiện không gây ảnh hưởng nhiều đến tài sản như: buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; nhóm các biện pháp hướng đến đối tượng là tài sản như: Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

Việc áp dụng BPKCTT dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, do đó, nếu cơ chế áp dụng BPKCTT tiền tố tụng được thực thi thì chúng ta cần nghĩ đến vấn đề hiệu lực của việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng và các yếu tố bảo đảm hiệu lực của việc áp dụng BPKCTT là: Người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng; Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng…Ngoài ra cũng cần phải lưu ý các vấn đề pháp lý cần giải quyết khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng như: Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Trách nhiệm pháp lý của các bên khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng;

Biện pháp bảo đảm quyền lợi của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng…

Việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là một vấn đề hoàn toàn mới trong bối cảnh ngày nay. Việc áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng còn ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của bên bị áp dụng BPKCTT. Do đó, ngoài việc xây dựng cơ chế để áp dụng được điều này trên thực tế, ta còn phải xây dựng những biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị áp dụng BPKCTT. Ngoài các quy định về việc bảo vệ bên bị áp dụng BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 thì cần có cơ chế riêng trong giai đoạn tiền tố tụng. Thiết nghĩ cần có cơ chế phản đối lại yêu cầu áp dụng BPKCTT của bên bị áp dụng khi tòa án hay có quan có thẩm quyền ra quyết định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

Bảo vệ hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội luôn là mục tiêu phấn đấu của cả hệ thống tòa án nước ta từ trung ương đến địa phương. Để đạt được mục tiêu này, tòa án phải sử dụng nhiều biện pháp tố tụng phù hợp khác nhau nhằm giải quyết được và giải quyết hiệu quả VVDS. Một trong những biện pháp tố tụng đó là biện pháp áp dụng BPKCTT. BPKCTT được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp khi mà đương sự trong VVDS cần được giải quyết nhu cầu cấp bách hoặc để bảo toàn chứng cứ, tài sản của đương sự khỏi bị hủy hoại, tẩu tán. Vai trò của BPKCTT trong TTDS còn được nhìn nhận như một biện pháp bảo đảm, bảo đảm cho việc giải quyết được VVDS và thi hành án dân sự. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy nên không chỉ trong PLTTDS của Việt Nam mà trong hầu hết PLTTDS của các nước đều có những quy định về BPKCTT. Như vậy, dù xét trên phương diện nào (cả lý luận và thực tiễn), BPKCTT cũng là một biện pháp tố tụng rất quan trọng, được tòa án sử dụng khi cần thiết.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 12

Nhận thức được ý nghĩa, vai trò của BPKCTT trong TTDS nói chung, với định hướng nghiên cứu về BPKCTT dưới góc độ pháp luật nên việc nghiên cứu, phân tích để trên cơ sở đó đánh giá được những ưu điểm, bất cập trong các quy định của PLTTDS Việt Nam để xây dựng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là một công việc hết sức cần thiết. BLTTDS năm 2015 tuy có nhiều quy định mới, tích cực, phù hợp hơn với thực tiễn TTDS. Điều này thể hiện một bước phát triển trong lịch sử phát triển của PLTTDS Việt Nam, làm cho việc áp dụng BPKCTT có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì một số quy định về BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 vẫn còn chưa thực sự khoa học, thể hiện nhiều điểm bất cập, vướng mắc, dẫn đến một thực tế rất đáng phải suy nghĩ đó là tình trạng hiếm khi tòa án áp dụng BPKCTT, do đó cần xây dựng chế định áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng. Việc phân tích để tìm ra những điểm vướng mắc, bất cập và chỉ ra nguyên nhân của thực tế ít khi tòa án áp dụng BPKCTT là một trong những nội dung cơ bản mà tác giả chú trọng thực hiện.

Không chỉ tìm hiểu, phân tích PLTTDS Việt Nam về BPKCTT, việc đối chiếu, so sánh quy định của PLTTDS Việt Nam với quy định của PLTTDS một số nước trên thế giới về BPKCTT cũng được thực hiện. Kết quả cho thấy mặc dù giữa pháp luật của các nước có một vài điểm khác nhau, song đều giống nhau ở một điểm là BPKCTT trong TTDS là một biện pháp rất hữu hiệu giúp tòa án có thể bảo vệ tức khắc quyền, lợi ích hợp pháp của một bên đương sự bằng cách buộc bên đương sự kia phải chấp hành quyết định tạm thời của mình cho đến khi tình trạng khẩn cấp qua đi. Tuy nhiên, việc áp dụng BPKCTT trong TTDS vẫn phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, bảo vệ bình đẳng quyền, lợi ích cho các bên đương sự, không thể vì muốn bảo vệ khẩn cấp quyền, lợi ích của bên đương sự này lại làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên đương sự kia.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục công cuộc đổi mới, tiếp tục triển khai chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật về BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là một đòi hỏi tất yếu, khách quan. Hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật về BPKCTT tiền tố tụng sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời là một hoạt động thiết thực xây dựng nhà nước pháp quyền. Công tác hoàn thiện pháp luật về BPKCTT tiền tố tụng được xác định phải bám sát tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, kế thừa pháp luật truyền thống của Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong công tác lập pháp của một số nước trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;

2. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004;

3. Quốc hội (2010), Bộ luật Tố tụng hành chính nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2011;

4. Quốc hội (2008), Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008;

5. Quốc hội (2010), Pháp lệnh thủ tục bắt giữa tàu bay năm 2010;

6. Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng (1972), Nxb Thần Chung Sài

Sòn;


7. Bộ luật tố tụng dân sự Đức, NXB Tư pháp, Hà nội;

8. Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội;

9. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998),Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội;

10. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), Bản dịch tiếng Việt, Hà Nội;

11. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2005), “Về kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự”, Tạp chí kiểm sát (11);

12. Tống Quang Cường (2007), Luật Tố tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu so sánh, Nxb Đại học quốc gia;

13. Lê Thu Hà (2006), Một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Bình luận khoa học, Nxb Tư pháp Hà Nội;

14. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ về quan hệ thương mại (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

15. Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà nội;

16. Luật sở hữu trí tuệ (2007), Nxb chính trị quốc gia;

17. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (2011), Nxb Tư Pháp, Hà Nội;

18. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1971), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội;

19. C.Mác (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

20. C.Mác - PH.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội;

21. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2008), Tài liệu tham khảo Hội thảo về đổi mới tổ chức hệ thống tòa án tổ chức tại Hà Nội ngày 23 và 30/10/2008;

22. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

23. Lê Nết (2006), Giáo trình quyền sở hữu trí tuệ, nhà xuất bản đại học quốc gia – Thành phố Hồ Chí Minh;

24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công án nhân dân, Hà nội;

25. Bùi Thị Thanh Hằng, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia;

26. Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân;

27. Tưởng Duy Lượng, Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử , Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

28. Nguyễn Thị Hạnh (2011), Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử;

29. Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo BLTTDS (sửa đổi) 2015, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015;

30. Trần Anh Tuấn (2005), Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Pháp và Việt Nam;

31. Trần Anh Tuấn “Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, Đặc san góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự 2004;

32. Trần Anh Tuấn (2007), “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí luật học;

33. Trần Anh Tuấn (2009), Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;

34. Luận án Tiến sĩ, Trần Phương Thảo, “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Đại học Luật Hà Nội, 2012;

35. Trần Vũ Hải (2003), Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại Việt Mỹ đến pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tham luận tại Chương trình tọa đàm về Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam ngày 7/11/2003, Hà Nội;

36. Chu Xuân minh (2010), Cần thống nhất tố tụng kinh doanh, thương mại với tố tụng dân sự, Tham luận tại Hội thảo đánh giá việc áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sau 5 năm triển khai thực hiện, tập trung vào lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại ngày 17/6/2010;

37. Chu Xuân Minh (2004), Tham luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, Kỷ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án JICA 2000- 2003, quyển 6, Hà Nội;

38. TANDTC (2000), Về pháp luật tố tụng dân sự, Kỷ yếu Dự án VIE/95/017 Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam, Hà nội;

39. Nguyễn Thị Hoài Phương (2010), “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án: những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí nhà nước và pháp luật (3), năm 2010;

40. Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (23);

41. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp (2004), Tổng hợp ý kiến đóng góp về Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội;

42. TANDTC (2005), Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 27/4/2005, Hà Nội;

43. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội;

44. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023