Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 26


NCS hỏi: Thưa đồng chí, giai đoạn đầu mới sáp nhập hai Quân chủng làm một thì công tác xây dựng TCCSĐ của Quân chủng có những thuận lợi và khó khăn gì thưa đồng chí?

Trả lời: Thuận lợi là cơ bản: Là hai Quân chủng riêng biệt nhưng đều có chung nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ bầu trời của Tổ quốc, khi sáp hợp hai

Quân chủng làm một thì nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu vẫn là huấn luyên sẵn

sàng chiến đấu và bảo vệ vững trắc bầu trời của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với vị trí là một trong 3 quân chủng của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân luôn được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng quan tâm đặc biệt mua sắm trang bị vũ khí, khí tài hiện đại để đưa Quân chủng PK - KQ tiến thẳng lên hiện đại. Đảng bộ hai Quân chủng đều có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị trọng tâm là công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

Khó khăn: Một trong những khó khăn căn bản của Quân chủng PK - KQ khi mới sáp hợp đó là công tác xây dựng TCCSĐ; Sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong quá trình sáp hợp còn nhiều lúng túng, phối kết hợp chưa nhịp nhàng có nơi còn chồng chéo nhất là khối cơ quan, học viện, nhà trường. Sắp sếp cán bộ có chỗ, có nơi còn chưa phù hợp thừa cán bộ ở thành phố, trung tâm, thiếu cán bộ, đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, chỗ thừa cán bộ thì không bổ sung được cho chỗ thiếu. Một số bộ phận cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện giao động tư tưởng khi thuyên chuyển công tác, một số cán bộ, đảng viên năng lực, trình độ khả năng lãnh đạo, quản lý còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

NCS hỏi: Thưa đồng chí, vai trò của công tác tư tưởng làm như thế nào để tác động đến cán bộ, đảng viên, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chiến sĩ và quần chúng trong Quân chủng khi mới sáp nhập?

Trả lời: Công tác tư tưởng là một trong 3 thành tố trong công tác xây dựng Đảng đó là xây dựng Đảng về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức, nó có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây


dựng TCCSĐ nói riêng. Trong quá trình sáp hợp hai Quân chủng làm một thì khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về việc sáp hợp hai Quân chủng. Đảng ủy hai Quân chủng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trong toàn Quân chủng quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chủ trương của Đảng và Quân ủy Trung ương. Thực hiện việc quán triệt chủ trương của cấp trên về việc sáp nhập hai Quân chủng làm một, được thực hiện một cách triệt để có hiệu quả ở các cấp các ngành, các đơn vị trong toàn Quân chủng. Làm tốt công tác động viên tư tưởng, xác định rõ tư tưởng, chuẩn bị tư tưởng cho việc luân chuyển công tác cán bộ, đơn vị, nơi làm việc, nơi công tác mới...

NCS hỏi: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết Đảng ủy Quân chủng có những giải pháp gì để ổn định tư tưởng và tổ chức sau khi sáp hợp?

Trả lời: Sau khi hai Quân chủng sáp hợp làm một dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đảng ủy Quân chủng PK - KQ lâm thời đã trực tiếp lãnh đạo, điều hành Quân chủng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trên giao, trong đó đã chú trọng đến công tác tư tưởng. Đảng ủy Quân chủng đã ra nghị quyết chuyên đề và chỉ các đạo đến các cấp ủy đảng trong toàn Quân chủng sớm ổn định tổ chức biên chế, ổn định đơn vị, tập trung làm tốt công tác tư tưởng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng. Kịp thời báo cáo những khó khăn vướng mắc trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng ở cơ quan, đơn vị lên cấp trên. Để kịp thời động viên, chấn chỉnh, uốn nắn những tư tưởng chưa thông, còn nhận thức lệch lạc, nhận thức còn hạn chế...

Đảng ủy Quân chủng đã cử đồng chí là Đảng ủy viên Quân chủng xuống các đơn vị cơ sở trong toàn Quân chủng kiểm tra, theo giõi, nắm bắt, giúp đỡ các TCCSĐ về công tác tư tưởng ở cơ quan, đơn vị cơ sở.

NCS: Xin chân thành cảm ơn đồng chí!


Phụ lục 2 PHIẾU PHỎNG VẤN

Phỏng vấn đồng chí: Đỗ Ngọc Phụ

Chức vụ: Nguyên Chủ nhiệm chính trị; Nguyên ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng PK - KQ

Thời gian công tác: Từ năm 2005 đến năm 2010. Nội dung phỏng vấn:

NCS hỏi: Thưa đồng chí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở đơn vị cơ sở đối với những hoạt động của đơn vị cơ sở như thế nào?

Trả lời: Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị ở đơn vị cơ sở là nơi gần cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhất, Ở các TCCSĐ 2 cấp là đảng bộ cơ sở và chi bộ và TCCSĐ 3 cấp là đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận và chi bộ ở các đơn vị cơ sở chủ lực chiến đấu của Quân chủng. TCCSĐ ở đây có vai trò rất quan trọng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các hoạt động của đơn vị cơ sở. Là cầu nối giữa Đảng và quần chúng, nơi đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng và của Quân chủng PK - KQ vào thực tiễn thành hành động cách mạng của quần chúng.

Tổ chúc cơ sở đảng ở đơn vị cơ sở còn là nơi thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên nâng cao đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác và làm tốt công tác phát triển đảng viên. Do vậy, công tác xây dựng TCCSĐ ở các đơn vị cơ sở trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là đòi hỏi tất yếu, cấp bách hiện nay.

NCS hỏi: Thưa đồng chí, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến 2010 của Quân chủng có khó khăn, thuận lợi gì?

Trả lời: Công tác xây dựng TCCSĐ giai đoạn 2005 đến 2010 có thuận lợi: Đảng bộ Quân chủng có số lượng đảng viên đông khoảng gần

25.000 đảng viên, tỷ lệ lãnh đạo khá cao 53%. Số tổ chức cơ sở đảng trong toàn Quân chủng khá đông và phong phú về nhiều loại hình TCCSĐ. Chất lượng đảng viên luôn đảm bảo tốt, cán bộ, đảng viên giữ các cương vị lãnh


đạo, chỉ huy được đào tạo cơ bản có trình độ và năng lực lãnh đạo quản lý, chỉ huy tốt. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được đề cao phát huy được vai trò, nâng cao năng lực và sức mạnh chiến đấu của TCCSĐ.

Khó khăn: Địa bàn hoạt động của Quân chủng rộng khắp trên cả nước, TCCSĐ có nhiều loại hình nên công tác quản lý điều hành cũng gặp không ít khó khăn nhất là các TCCSĐ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Quá trình lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ thường xuyên và cả đột xuất có TCCSĐ do trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện còn bộc lộ những hạn chế khuyết đểm. Sau khi thực hiện Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị về thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội giai đoạn đầu còn bộc lộ một số hạn chế; như thiếu cán bộ chính trị, sự phối hợp công tác giữa chính ủy, chính trị viên với người chỉ huy còn chưa được ăn khớp, bất đồng chứng kiến, gia trưởng, cục bộ địa phương trong giải quyết các vấn đề ở đơn vị cơ sở...

NCS hỏi: Thưa đồng chí, công tác cán bộ của Quân chủng PK - KQ giai đoạn 2005 đến 2010 có thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời: Giai đoạn này là giai đoạn có sự biến đổi, xáo trộn về nhân sự trong công tác cán bộ của Quân chủng. Khi sáp hợp hai Quân chủng thành một nên lượng cán bộ dôi dư từ Bộ Tư lệnh Quân chủng đến các cục, phòng, ban và các học viện, nhà trường và đơn vị chiến đấu đều có sự thay đổi biến động lớn. Đảng ủy Quân chủng đã sớm chỉ đạo các cấp ủy TCCSĐ củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và đi vào hoạt động có hiệu quả. Chỉ đạo Phòng cán bộ có hướng dẫn tới các TCCSĐ ở cơ sở rà soát, thống kê số lượng cán bộ cấp chiến lược, cấp chiến dịch và cấp chiến thuật để có kế hoạch xây dựng nguồn cán bộ. Quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và có các chế độ đãi ngộ chính sách đối với cán bộ, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ là Phi công.

Khó khăn: Trong công tác cán bộ của Quân chủng giai đoạn này là thiếu cán bộ chính trị để biên chế đủ cán bộ chính trị cho các đơn vị chiến đấu đủ quân như chính trị viên phó tiểu đoàn và chính trị viên phó đại đội. Số lượng cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm qua chiến tranh giảm mạnh do thuyên chuyển công tác lên cấp cao hơn và đến tuổi phải nghỉ hưu. Số lượng cán bộ trẻ có nhiệt huyết và năng lực trình độ nhưng lại ít kinh nghiệm qua thực tiễn cơ sở... Số lượng cán bộ đảm nhiệm ở các cơ quan, phòng, ban ở các cơ quan đơn vị làm công tác chuyên môn còn hạn chế về năng lực trình độ, chưa được


đào tạo cơ bản, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản dẫn đến hiệu quả công tác chưa cao...Một số cán bộ còn có biểu hiện tư tưởng giao động trước những vấn đề nổi cộm của xã hội.

NCS Xin chân thành cảm ơn đồng chí!

Phụ lục 3 PHIẾU PHỎNG VẤN

Phỏng vấn đồng chí: Hán Vĩnh Tưởng

Chức vụ: Nguyên Chủ nhiệm Chính trị, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy Quân chủng PK - KQ

Thời gian công tác: Từ năm 2005 đến năm 2010. Nội dung phỏng vấn:

NCS hỏi: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết công tác phát triển đảng viên của Quân chủng PK - KQ giai đoạn 2005 đến 2010 có gì thuận lợi và khó khăn thưa đồng chí?

Trả lời: Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ giai doạn 2005 đến 2010 luôn được Đảng ủy quan tâm chú trọng. Công tác phát triển đảng viên là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng. Đảng bộ Quân chủng PK - KQ muốn phát triển vững mạnh thì phải có đội ngũ đảng viên trẻ kế cận và kế tiếp...Nhận thức được vấn đề này nên trong các nghị quyết của Đảng bộ Quân chủng và các nghị quyết của các cấp ủy đảng các TCCSĐ luôn chú trọng quan tâm đến công tác phát triển đảng viên, nhất là những nơi có nguồn. Như ở học viện, nhà trường là nơi có nguồn dồi dào là học viên sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chất lượng tốt để phát triển đảng viên và ở các đơn vị chiến đấu làm nhiệm vụ trọng yếu của Quân chủng. Là một Quân chủng kỹ thuật nên số lượng quân nhân chuyên môn kỹ thuật khá đông nên đây cũng là nguồn để phát triển đảng viên có chất lượng tốt. Các TCCSĐ cũng đã quán triệt và thực hiện khá tốt các khâu các bước trong quy trình kết nạp đảng viên mới, nên chất lượng quần chúng được kết nạp đảm bảo cả về số lượn và chất lượng.

Khó khăn: Một số cấp ủy chi bộ nơi có nguồn kết nạp đảng viên nhưng chưa chú tâm lắm đến công tác phát triển đảng viên; đảng viên được phân công theo giõi, bồi dưỡng quần chúng vào Đảng thì chưa thật sự gương mẫu và chấp hành các quy định của Đảng và đơn vị nên hiệu quả chưa cao, coi công việc đó là của cấp ủy, chi bộ. Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên một số thanh niên chưa thật sự tâm huyết với Đảng, tư tưởng không muốn và không thích vào Đảng. Công tác tuyển quân, gọi thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị chiến đấu của Quân chủng


trong giai đoạn này còn có vướng mắc do cơ chế và quy định của Quốc hội về Luật nghĩa vụ quân sự. Luật quy định thanh niên nhập ngũ vào quân đội chỉ có thời gian là (18 tháng) tức một năm rưỡi vậy nên, không đủ thời gian để kết nạp Đảng cho các chiến sĩ cho dù có thành tích và kết quả phấn đấu rèn luyện tốt.

NCS xin chân thành cảm ơn đồng chí!

Phụ lục 4 PHIẾU PHỎNG VẤN

Phỏng vấn đồng chí: Nguyễn Văn Thanh

Chức vụ: Nguyên Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân chủng PK - KQ Thời gian công tác: Từ năm 2011 đến năm 2015.

Nội dung phỏng vấn:

NCS hỏi: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết về sau khi thực hiện nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Được thực hiện ở Quân chủng PK - KQ như thế nào?

Trả lời: Về mặt thuận lợi, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Quân chủng PK - KQ đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị và đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức trong Quân chủng từng bước được hoàn thiện và vận hành đồng bộ theo cơ chế mới. Năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các TCCSĐ được nâng lên; hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị có chuyển biến tốt; hiệu lực chỉ huy được tăng cường. Đã góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với Quân chủng PK - KQ.

Khó khăn, bất cập: Quá trình thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, trong Quân chủng còn một số hạn chế, bất cập như: Một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ chủ trì nhận thức về Nghị quyết số 51-NQ/TW chưa đầy đủ. Năng lực, kinh nghiệm, phương pháp công tác của một số chính ủy, chính trị viên có mặt chưa ngang tầm vị trí chủ trì về chính trị. Tổ chức, biên chế, xác định chức danh, thực hiện chức trách, nhiệm vụ và xử lý các mối quan hệ của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên có nội dung còn hạn chế…


NCS hỏi: Thưa đồng chí, đồng chí cho biết Đảng bộ Quân chủng PK - KQ đã làm gì để triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW đi vào cuộc sống và giải pháp tháo gỡ những khó khăn bất cập như thế nào?

Trả lời: Thường vụ Đảng ủy Quân chủng yêu cầu chỉ đạo: Các cấp ủy, TCCSĐ, cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ trì các cấp cần nhận thức sâu sắc mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa và sự cần thiết của của việc thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ và đơn vị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị chu đáo, tổ chức sơ kết chặt chẽ, nghiêm túc, sát từng đối tượng, từng loại hình đơn vị, đạt hiệu quả thiết thực, chống mọi biểu hiện hình thức, chiếu lệ.

NCS hỏi: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Quân chủng PK - KQ trong giai đoạn 2010 đến 2015 được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII nhiệm kỳ (2010 - 2015), của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ. Đảng ủy Quân chủng PK - KQ khẳng định: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ở đơn vị cơ sở là một mặt công tác cơ bản, một khâu chủ yếu quan trọng trong hoạt động lãnh đạo và xây dựng TCCSĐ, nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ Quân chủng PK - KQ.

Công tác kiểm tra, giám sát ở đơn vị cơ sở trong Đảng bộ Quân chủng PK

- KQ bao gồm công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ cơ sở theo quy định của Điều lệ Đảng và theo phạm vi, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp. Công tác kiểm tra, giám sát ở đơn vị cơ sở bao gồm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Trung đoàn, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Trung đoàn; Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy bộ phận, của các chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận và trực thuộc Đảng bộ Trung đoàn.

Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát ở các đảng bộ cơ sở đơn vị cơ sở trong Quân chủng PK - KQ là tổng thể các hoạt động của Đảng ủy Trung đoàn, của Ủy ban kiểm tra, của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự tham gia của các tổ chức, các lực lượng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp xem xét, theo giõi, đánh giá, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên, trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương,


nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ TSVM, đơn vị cơ sở VMTD.

NCS xin chân thành cảm ơn đồng chí!


Phụ lục 5

GHI

6 f PK

3 f KQ

29 e PK

13 e KQ

16 e TL

7 e PPK

7 e RD

1 e TL

1 e PPK

1 e RD

1 e KQ

CHÚ

9 f chủ lực

3 d

18 c

TỔ CHỨC BIÊN CHẾ LỰC LƯỢNG CỦA QUÂN CHỦNG PK - KQ


BTL QC PK-KQ


4 cq: TM, CT,

H

C, KT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 26

4 cq: TM, CT,

H

C, KT

4 cq: TM, CT,

HC,

KT

4 cq: TM, CT,

HC,

KT


4 d

5 c

7 tr


12 c


TT

Ký hiệu

Tên đầy đủ

1

BTLQC PK - KQ

Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Xem tất cả 254 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí