quá trình điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên đủ 18 tuổi thì giải quyết theo thủ tục nào. Thông thường nếu một người chưa thành niên trong quá trình tố tụng hình sự bước sang tuổi trưởng thành thì việc áp dụng Bộ luật Hình sự vẫn dựa trên độ tuổi của người đó vào thời điểm phạm tội, tuy nhiên có thể áp dụng thủ tục tố tụng dành cho người lớn đối với người này. Do đó, việc kết án và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên cần căn cứ vào độ tuổi của người đó khi thực hiện hành vi phạm tội bị kết án song không phải lúc nào cũng cần phải áp dụng thủ tục tố tụng dành riêng cho người chưa thành niên, chẳng hạn có thể không cần sự hỗ trợ của cộng đồng trong giai đoạn xét xử. Mặc dù vậy, tôi cho rằng cần xem xét tất cả các điều kiện, hoàn cảnh của một vụ án để giúp đỡ những người trẻ tuổi và bảo đảm
sự phát triển của đối tượng bị cho là phạm tội ngay cả trong trường hợp
người đó bước sang tuổi 18 trong quá trình tố tụng, đặc biệt là nếu người đó trong hoàn cảnh rất dễ bị tổn thương. Về nội dung này, tôi đề nghị cần thống
nhất
nhận thức về nguyên tắc áp dụng "có lợi"
đối với người chưa thành
niên, để đảm bảo lợi ích tối đa cho họ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Theo đó sửa đổi cụ thể Điều 301. Phạm vi áp dụng như sau:
“Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
người bị
Có thể bạn quan tâm!
- Về Năng Lực Cán Bộ Tiến Hành Tố Tụng Trong Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Liên Quan Đến Người Chưa Thành Niên
- Xu Hướng Quốc Tế Và Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Việt Nam Về Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên Trong Tố Tụng
- Các Nhóm Giải Pháp Nhằm Bảo Vệ Hiệu Quả Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
- Khi Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Tạm Giữ, Tạm Giam Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội, Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Cần Hạn Chế Việc Gia Hạn
- Khi Tiến Hành Xét Xử, Tòa Án Có Thể Sắp Xếp Lại Vị Trí Của Những Người Tiến Hành Tố Tụng, Những Người Tham Gia Tố Tụng Trong Phòng Xử Án Nhằm Làm
- Thành Lập Các Đơn Vị Nghiệp Vụ Chuyên Về Giải Quyết Án Liên Quan Đến Người Chưa Thành Niên Ở Cơ Quan Điều Tra, Viện Kiểm Sát
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
hại, người làm chứng,
người bị
kết án
là người chưa thành niên
được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này.
Trường hợp khi khởi tố, điều tra, quyết định truy tố, xét xử hoặc thi hành án mà người phạm tội đã đủ mười tám tuổi thì vẫn áp dụng các quy
định ở
Chương này trừ
trường hợp ngày mở phiên tòa xét xử người chưa
thành niên vừa đủ 18 tuổi”.
* Sửa đổi, Bổ sung quy định về tiêu chuẩn cần có của Người tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến NCTN
Đào tạo là vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các cán bộ làm việc
trong hệ thống tư pháp vì nó giúp cho các cán bộ chuyên môn biết cách áp
dụng các nguyên tắc, chuẩn mực tư pháp người chưa thành niên quốc tế và việc áp dụng vào thực tiễn như một yêu cầu về kỹ năng. Do đó, tác giả đề nghị cần khẳng định rõ tiêu chuẩn về đào tạo trong BLTTHS, ít nhất và trước hết đối với các chức danh tư pháp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Mặt khác, hiện nay, ở nước ta vẫn chưa thành lập các bộ phận chuyên trách trong các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN. Theo tác giả, cần thiết đề nghị sửa đổi Điều 302 BLTTHS như sau:
Điều 302. Yêu cầu trong điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên (sửa đổi, bổ sung)
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được phân công tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên hoặc là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
2. Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, ngoài những yêu cầu chứng minh được quy định tại Điều 63 Bộ luật này, cơ quan tiến hành tố tụng,, người tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ:
a) Độ tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;
b) Điều kiện sinh sống và giáo dục;
c) Có hay không có người thành niên xúi giục;
d) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
* Xây dựng quy định về xác định độ tuổi NCTN
Trong Bộ
luật Tố
tụng hình sự
hiện nay chưa có điều khoản nào
hướng dẫn việc xác định độ
tuổi của trẻ
em. Ngày 12/7/2011, liên ngành
kiểm sát, công an, tòa án, tư pháp, lao động, thương binh và xã hội đã ban hành
Thông tư
liên tịch số
01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-
BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2011), trong đó có hướng dẫn về cách xác định độ tuổi của người chưa thành niên đã giải quyết khó khăn về xác định tuổi của bị can, bị cáo người chưa thành niên, phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc tế. Tác giả đề xuất, cần được xây dựng mới điều luật về xác định tuổi của bị can, bị cáo như sau:
“Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:
1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;.
5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị
can, bị
cáo là
người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ;
6. Khi có nghi ngờ về tuổi của người chưa thành niên liên quan đến tố tụng, người chưa thành niên phải được áp dụng theo độ tuổi đang được biết, trừ khi độ tuổi này được xác định là sai”.
* Sửa đổi quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN
Từ những phân tích tại tiểu mục 3.1.1.2 Chương III Luận án về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên, tác giả đề nghị sửa đổi Phần những quy định chung liên quan đến thủ tục điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên như sau:
i) Sửa đổi Điều 79 về các biện pháp ngăn chặn theo hướng: quy định rõ khái niệm biện pháp ngăn chặn, đồng thời bổ sung Đoạn 2 Điều 79 nhằm hạn chế việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do người chưa thành niên.
chặn
Điều 79.
Các biện pháp và căn cứ áp dụng Các biện pháp ngăn
Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế nhà nước, được quy định trong BLTTHS, do cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng đối với bị can, bị cáo và có thể đối với người chưa bị khởi tố khi có căn cứ do pháp luật quy định nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc không cho họ tiếp tục phạm tội mới.
Biện pháp ngăn chặn gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Người chưa thành niên chỉ bị áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm
giam trong trường hợp thật cần thiết và trong thời gian ngắn nhất có thể.
ii) Sửa đổi, bổ sung Điều 80 về bắt tạm giam bị can, bị cáo: Bổ sung các quy định mới đảm bảo các điều kiện tối đa cho người chưa thành niên khi bị bắt, tạm giam được thực hiện các quyền tự bảo vệ, được hưởng sự trợ giúp pháp lý cũng như bảo vệ quyền riêng tư, đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp và phù hợp với pháp luật quốc tế. Cụ thể, bổ sung khoản 2 về quyền của người bị bắt là người chưa thành niên, khi bị bắt có cha, mẹ, thành viên gia đình, nhà trường hoặc tổ chức xã hội chứng kiến để giám sát, bảo vệ; có quyền thông báo cho gia đình, quyền có đại diện pháp lý và trợ giúp pháp lý miễn phí; Thông tin về việc bắt giữ người chưa thành niên không được phổ biến trên giới truyền thông và báo chí để bảo đảm bí mật riêng tư của họ. Cụ thể hóa khoản 3 về những trường hợp có thể bắt vào ban đêm phải là phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng để loại trừ những trường hợp người chưa thành niên phạm tội, bỏ trốn và bị truy nã. Cụ thể sửa đổi như sau:
“1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: a)...b)…c)…d)..
2. ... Khi bắt người, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, quyết định phê chuẩn lệnh của Viện kiểm sát, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Người chưa thành niên khi bị bắt phải được thông báo ngay cho gia đình hoặc người thân của họ; quyền có đại diện pháp lý và trợ giúp pháp lý miễn phí;
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến.
Trường hợp bắt bị can, bị cáo người chưa thành niên phải có cha, mẹ hoặc thành viên gia đình, nhà trường hoặc người đại diện của các tổ chức xã hội nơi cư trú hoặc nơi làm việc, nơi bắt chứng kiến.
Việc bắt giữ người chưa thành niên phải được giữ bí mật.
….
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này, bắt người trong trường hợp không thể trì hoãn
được hoặc phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng phải công bố lệnh bắt và ghi vào biên bản”.
iii) Sửa đổi Điều 81
về bắt người trong trường hợp khẩn cấp
theo
hướng: Bổ
sung khoản 5 các thủ
tục tố
tụng cụ
thể
nhằm đảm bảo các
quyền cho người chưa thành niên khi bị bắt khẩn cấp, gồm: được thông báo về việc bắt, quyền có luật sư miễn phí, được kiểm tra, xem xét kỹ trước khi
phê chuẩn bắt, quyền được bảo vệ ngay từ khi bị bắt giữ. Cụ thể: “
với người chưa thành niên:
5. Đối
a/ Cha mẹ hoặc người đại diện pháp lý của người chưa thành niên phải được thông báo ngay về việc bắt giữ.
b/ Người chưa thành niên phải được thông báo về quyền được có luật sư miễn phí.
c/ Trong thời hạn 12 giờ sau khi bắt giữ, Viện kiểm sát cùng cấp phải trực tiếp gặp, lấy lời khai người chưa thành niên trước khi quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt.
d/ Việc lấy lời khai người chưa thành niên phải có mặt cha mẹ hoặc đại diện gia đình hoặc đại diện nhà trường, tổ chức xã hội nơi người chưa thành niên bị bắt.
e/ Quyền riêng tư, giá trị nhân phẩm người chưa thành niên phải được đảm bảo trong khi bắt giữ, lấy lời khai và trong quá trình tiến hành tố tụng.
iv) Sửa đổi, bổ sung Điều 85. Thông báo về việc bắt để đảm bảo trách nhiệm thông báo ngay lập tức đối với việc bắt người chưa thành niên của cơ quan điều tra cho gia đình, nhà trường và Viện kiểm sát để kiểm sát việc bắt giữ, bảo đảm biện pháp này được áp dụng chính xác, đúng đắn, bảo vệ kịp thời quyền của người chưa thành niên. Cụ thể: “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải
thông báo ngay. Đối với người chưa thành niên, việc bắt giữ phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát, nhà trường, cha mẹ của họ”.
v) Sửa đổi, bổ sung khoản mới tại Điều 86 về Tạm giữ để bảo đảm trách nhiệm thông báo ngay về việc bắt cho gia đình và đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ; -Bảo đảm quyền có luật sư bào chữa miễn phí trong quá trình bị tạm giữ; - Việc tạm giữ người chưa thành niên chỉ áp dụng khi thật cần thiết và trong thời gian ngắn nhất; Quy định điều kiện tạm giữ không tạm giữ chung với người đã thành niên (rõ hơn Điều 89 hiện hành). Cụ thể như sau: “4. Khi người chưa thành niên bị tạm giữ, cha, mẹ và người đại diện pháp lý của họ phải được thông báo ngay.
b/ Người chưa thành niên phải được có luật sư miễn phí và phải được
gặp luật sự trong quá trình lấy lời khai và bất cứ thời điểm nào khác để
chuẩn bị cho việc bào chữa
c/ Người chưa thành niên chỉ bị áp dụng tạm giữ là biện pháp sau cùng và trong thời gian thích hợp
d/ Không tạm giữ người chưa thành niên cùng với người trưởng thành hoặc với người chưa thành niên đã bị kết án.
vi) Sửa đổi, bổ sung Điều 87. Thời hạn tạm giữ theo hướng rút ngắn đến mức có thể thời hạn tạm giữ, thời hạn gia hạn tạm giữ đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết để bảo đảm việc điều tra vụ án. Việc rút ngắn thời hạn tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên cũng đồng thời tăng cường trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc điều tra nhanh chóng hành vi tội phạm người chưa thành niên. Cụ thể bổ sung
cuối khoản 2 một đoạn: “Chỉ
được gia hạn tạm giữ
đối với người chưa
thành niên không quá hai lần, mỗi lần không quá hai ngày.
vii) Đối với thời hạn tạm giam để điều tra quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự, đề nghị bổ sung khoản 7 quy riêng về thời hạn tạm giam người chưa thành niên theo hướng rút ngắn bằng 1/2 hoặc bằng 3/4 thời hạn tạm giam so với người chưa thành niên tùy thuộc độ tuổi. Trách nhiệm của
Cơ quan điều tra thường xuyên rà soát, xem xét việc hủy bỏ, thay đổi hoặc gia hạn tạm giam đối với người chưa thành niên trong quá trình điều tra vụ án, đảm bảo trong mọi trường hợp người chưa thành niên được bảo vệ quyền và lợi ích kịp thời, việc giải quyết vụ án có căn cứ xác đáng. Việc tước tự do của người chưa thành niên phạm tội phải được hạn chế như là biện pháp cuối cùng và phải trong thời hạn phù hợp. Việc gia hạn tạm giam cần đề xuất trước 5 ngày trước khi hết hạn để Viện kiểm sát xem xét, cân nhắc đầy đủ việc phê chuẩn tiếp tục tạm giam hoặc thay đổi việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, hoặc xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên. Cụ thể bổ sung khoản 7 như sau: “7. Đối với người chưa thành niên:
a/ Tạm giam chỉ có thể áp dụng khi là biện pháp cuối cùng và trong thời hạn phù hợp. Các biện pháp không giam giữ được nêu trong Điều 79 Bộ luật này cần được tham khảo.
b/ Tùy theo tính chất vụ án, độ tuổi người chưa thành niên phạm tội mà
thời hạn tạm giam có thể bằng ½ thời gian tạm giam của người trưởng
thành. trong trường hợp từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi, hoặc bằng ¾ thời hạn tạm giam nếu từ đủ 16 đến 18 tuổi.
c/ Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp và cần phải tiếp tục tiến hành điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, ít nhất 5 ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có đề nghị gia hạn tạm giam bằng văn bản gửi đến Viện kiểm sát để phê chuẩn”
Thống nhất với các quy định tại Phần những quy định chung, thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người chưa thành niên điều tra, truy tố, xét xử nói chung và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng cần được cụ thể hóa nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên, bao gồm cả trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng để thuận tiện cho việc áp dụng. Theo đó, Điều 303
về Bắt, tạm giữ, tạm giam cần được sửa đổi như sau: “1. Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ