ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHÀN
BIệN PHáP ĐIềU TRA KHáM XéT THEO LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHÀN
BIệN PHáP ĐIềU TRA KHáM XéT THEO LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các trích dẫn và ví dụ đưa ra đảm bảo chính xác, trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Nguyên
Thi N
hàn
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA
KHÁM XÉT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp điều tra khám xét 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Đặc điểm 10
1.2. Ý nghĩa của việc quy định biện pháp điều tra khám xét trong
luật tố tụng hình sự 15
1.3. Lịch sử phát triển của các quy định về biện pháp điều tra khám xét từ năm 1945 đến trước ngày 01/07/2004 17
1.3.1. Từ năm 1945 đến trước năm 1975 17
1.3.2. Từ năm 1975 đến trước 01/07/2004 20
1.4. Các quy định về biện pháp điều tra khám xét trong luật tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới 23
1.4.1. Luật tố tụng hình sự của Nhật Bản 23
1.4.2. Luật Tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 25
1.4.3. Luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga 27
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA KHÁM XÉT
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 33
2.1. Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003
về biện pháp điều tra khám xét 33
2.1.1. Căn cứ khám xét 33
2.1.2. Thẩm quyền ra lệnh và tiến hành khám xét 36
2.1.3. Các biện pháp khám xét cụ thể 40
2.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động khám xét 49
2.2.1. Tình hình thực hiện hoạt động khám xét 49
2.2.2. Những kết quả đạt được 52
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân 57
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA KHÁM XÉT 66
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp điều tra khám xét 67
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp điều
tra khám xét 80
KẾT LUẬN 85
DANH MUC
TÀ I LIÊU
THAM KHẢ O 87
PHỤ LỤC 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật tố tụng hình sự | |
CQĐT: | Cơ quan điều tra |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2
- Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Trong Luật Tố Tụng Hình Sự
- Các Quy Định Về Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Trong Luật Tố Tụng Hình Sự Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1. | Số vụ án thực hiện hoạt động khám xét khẩn cấp | 50 |
Bảng 2.2. | Số lượng và tỷ lệ các loại vụ án thực hiện hoạt động khám xét | 51 |
Bảng 2.3. | Số lượng và tỷ lệ các hoạt động khám xét cụ thể được áp dụng | 52 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật tố tụng hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; quyền - nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự cụ thể. Pháp luật tố tụng hình sự vừa là công cụ đấu tranh, phòng ngừa tội phạm vừa là cơ sở bảo vệ quyền con người, quyền công dân [23, tr.13]. Điều này được thể hiện qua nhiều quy định khác nhau của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam (BLTTHS), trong đó có quy định về các biện pháp điều tra.
Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, những tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan có thẩm quyền thu thập được như: công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật mang dấu vết tội phạm… luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định, chứng minh tội phạm và người phạm tội. Thực tế cho thấy, một phần đáng kể những tài liệu, chứng cứ này được thu thập thông qua hoạt động điều tra khám xét.
Khám xét là một trong những biện pháp điều tra có tính chất cưỡng chế, tác động đến những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Các quy định về khám xét là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tác động hợp pháp đến quyền cơ bản của công dân, phát hiện, thu thập chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa chứng minh trong vụ án, từ đó xác định phương hướng điều tra và sớm hoàn thành nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Nghiên cứu sự phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy các biện pháp điều tra hình sự nói chung và biện pháp khám xét nói riêng đã được quy định cụ thể, có sự kế thừa, bổ sung qua từng