Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2

thời kỳ. Biện pháp khám xét được ghi nhận trong Chương XII BLTTHS năm 2003 là kết quả của nhiều lần sửa đổi, bổ sung trên cơ sở thực tiễn áp dụng và thi hành của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm hiện nay, một số quy định về biện pháp điều tra khám xét trong BLTTHS năm 2003 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định như chưa quy định chặt chẽ về căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh và tiến hành khám xét, thời hạn tiến hành khám xét, quy định về những hoạt động khám xét cụ thể còn nhiều điểm chưa hợp lý, những hướng dẫn về việc tiến hành hoạt động khám xét trong một số trường hợp cụ thể cũng chưa được ghi nhận…

Những tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra của các cơ quan chức năng. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, hoạt động khám xét của các cơ quan này, đặc biệt là cơ quan điều tra (CQĐT) còn xảy ra một số vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, dẫn đến việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, làm giảm hiệu quả của hoạt động khám xét nói riêng và hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự nói chung.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của BLTTHS hiện hành về biện pháp điều tra khám xét và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học, thực tiễn đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng của những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý sâu sắc.

Chính vì vậy, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Do khám xét có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra nên đã có một số công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ, những phương diện khác nhau về biện pháp này. Trong đó, có một số công trì nh tiêu biểu như sau:

Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình như: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, “Chương 11 – Điều tra vụ án hình sự”, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; Phạm Thanh Bình, Một trăm lời giải đáp về bắt giữ, khám xét, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 1992; Nguyễn Vạn Nguyên, Một trăm câu hỏi đáp về bắt, giam, giữ và khám xét đúng pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995; Nguyễn Mai Bộ, Nguyễn Sĩ Đại, Biện pháp ngăn chặn và khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản: tìm hiểu pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002; Nguyễn Mai Bộ, Biện pháp ngăn chặn khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội 2004;

Dưới góc độ bài báo nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Thanh Bình, Ngô Văn Vịnh cũng có bài viết “Hoàn thiện quy định về khám xét trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2013.

Trên cơ sở khảo sát nêu trên, có thể thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về biện pháp điều tra khám xét. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đề tài này chủ yếu là với tư cách một nội dung của sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình hay các và bài nghiên cứu mà chưa có các công trình chuyên sâu như luận văn, luận án. Mặt khác, những công trình nêu trên mới chỉ đề cập một cách tổng thể, khái quát những vấn đề lý luận chứ chưa nghiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

cứu một cách toàn diện, sâu sắc, riêng biệt về biện pháp khám xét dưới cả hai góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng.

Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây đã lần nữa cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, mang tính lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.

Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam.

3.2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ việc giải mã các vấn đề lý luận, đánh giá các quy định của pháp luật về biện pháp điều tra khám xét và thực tiễn áp dụng, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về khám xét trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp khác nâng cao hiệu quả của biện pháp điều tra này trong thực tiễn thực hiện.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Giải quyết một số vấn đề lý luận về biện pháp điều tra khám xét như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa;

- Khái quát sự phát triển của các quy định về khám xét trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự của nước ta để rút ra những nhận xét, đánh giá;

- Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về biện pháp điều tra khám xét trong pháp luật Tố tụng hình sự của một số quốc gia trên th ế giới, đưa ra những đánh giá, nhận xét và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp điều tra này;

- Phân tích những quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp điều tra khám xét, bao gồm: căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành khám xét; các biện pháp khám xét cụ thể… từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của các quy định về khám xét trong luật thực định cần khắc phục;

- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp điều tra khám xét, đồng thời phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó;

- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về biện pháp khám xét trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lý luận xung quanh biện pháp điều tra khám xét trong luật tố tụng hình sự Việt Nam; vấn đề thực tiễn được tiếp cận, khái quát và đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu với giới hạn về thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.

4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận từ phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh và đối chiếu; phương pháp thống kê để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

5. Những điểm mới và đóng góp của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về biện pháp điều tra khám xét, trong đó giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến biện pháp điều tra này trong luật Tố tụng hình sự. Những điểm mới cơ bản của Luận văn, có thể đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên:

- Xây dựng khái niệm biện pháp điều tra khám xét, xác định các đặc

điểm cơ bản của biện pháp điều tra này cũng như ý nghĩa của việc quy định hoạt động điều tra khám xét trong luật tố tụng hình sự Việt Nam;

- Chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển của biện pháp điều tra khám xét trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay;

- Trình bày, đánh giá, nhận xét pháp luật Tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới về biện pháp điều tra khám xét;

- Làm sáng tỏ tình hình thực hiện hoạt động khám xét của CQĐT các cấp và một số cơ quan khác có thẩm quyền điều tra; những tồn tại, hạn chế của thực tiễn pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động khám xét cũng như những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó;

- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp điều tra này ở Việt Nam trong thời gian tới.

Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự bảo đảm khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về biện pháp điều tra khám xét trong tố tụng hình sự

Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về biện pháp điều tra khám xét và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp điều tra khám xét.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA KHÁM XÉT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ


1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp điều tra khám xét

1.1.1. Khái niệm

Khám xét là một trong những biện pháp điều tra được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới nói chung và trong lịch sử Tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng. Ở góc độ khoa học luật Tố tụng hình sự, biện pháp điều tra khám xét cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả. Xung quanh khái niệm khám xét tồn tại nhiều quan niệm, cách thức định nghĩa khác nhau:

Theo Từ điển tiếng Việt năm 2003, “khám” dưới góc độ pháp lý được hiểu là: “Xét, lục soát để tìm tang chứng của tội lỗi, của hoạt động phạm pháp” [42, tr.230].

Từ điển Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2000 đưa ra khái niệm khám xét là:

Một hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền theo quy định tại điều 141- Bộ luật tố tụng hình sự, để tìm kiếm và thu hồi công cụ phạm tội, tiền bạc và đồ vật do phạm tội mà có, cũng như mọi đồ vật và tài liệu khác có thể có ý nghĩa đối với vụ án. Có thể tiến hành phát hiện những người đang bị truy nã và phát hiện tử thi [38, tr.92].

Có thể thấy, việc định nghĩa khám xét theo Từ điển nêu trên đã nêu lên được khám xét là hoạt động tố tụng hình sự đồng thời là biện pháp nghiệp vụ điều tra của các cơ quan có thẩm quyền, áp dụng đối với tội phạm nhằm phát hiện những người đang bị truy nã và phát hiện tử thi. Tuy nhiên, định nghĩa này lại chưa khẳng định được bản chất của khám xét là sự tìm tòi, lục soát, cưỡng chế của các cơ quan có thẩm quyền trên những đối tượng nhất định,

cũng chưa thể hiện đầy đủ mục đích của khám xét là nhằm phát hiện những chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án, hoặc tìm kiếm người đang bỏ trốn, người bị bắt cóc, hoặc phát hiện các phần của tử thi… dẫn đến việc hiểu không thật sự đầy đủ về bản chất, mục đích của hoạt động khám xét. Bên cạnh đó, việc quan niệm khám xét là một hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án là chưa phù hợp. Bởi lẽ, khám xét là một trong những biện pháp điều tra ban đầu nên biện pháp này hoàn toàn có thể được thực hiện trước hoặc sau khi khởi tố vụ án hình sự.

Dưới góc độ khoa học luật Tố tụng hình sự, trong những cuốn sách chuyên khảo hoặc giáo trình luật tố tụng hình sự, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về biện pháp điều tra khám xét:

Giáo trình Khoa học điều tra hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014 định nghĩa:

Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát, cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc [39, tr.149].

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 quan niệm:

Khám xét là biện pháp điều tra bằng cách tìm tòi, lục soát có định hướng người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm hoặc những vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án đang giải quyết hoặc xác chết hay người bị truy nã [23, tr.341].

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh trong Cuốn Sổ tay pháp luật của Điều tra

viên lại định nghĩa: “Khám xét là hoạt động điều tra được quy định trong BLTTHS, do cơ quan điều tra tiến hành bằng cách lục soát người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm để tìm kiếm dấu vết tội phạm, thu thập tài liệu, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án” [2, tr.102].

Các định nghĩa về khám xét nêu trên đã khắc phục được hạn chế trong cách định nghĩa của Từ điển, đồng thời nhấn mạnh, làm sáng tỏ được những nội dung cơ bản của biện pháp khám xét như bản chất, mục đích và các hoạt động khám xét cụ thể. Theo đó, bản chất của biện pháp khám xét là sự tìm tòi, lục soát, cưỡng chế của các cơ quan có thẩm quyền trên những đối tượng nhất định. Mục đích của khám xét là nhằm thu thập những chứng cứ, tài liệu hoặc các đồ vật khác có liên quan đến vụ án, từ đó làm cơ sở để giải quyết vụ án hình sự. Các hoạt động khám xét rất đa dạng, bao gồm khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm…

Tuy nhiên, những định nghĩa trên nêu trên vẫn có hạn chế là chưa đề cập đến các nội dung về căn cứ, trình tự, thủ tục tiến hành khám xét, thậm chí, thẩm quyền tiến hành khám xét cũng chưa được thể hiện hoặc thể hiện không đầy đủ. Có định nghĩa không thể hiện nội dung thẩm quyền khám xét, có định nghĩa lại thể hiện nội dung này không đầy đủ khi chỉ quan niệm thẩm quyền tiến hành khám xét thuộc về CQĐT. Trên thực tế, khám xét là biện pháp điều tra được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nên bên cạnh CQĐT, hàng loạt các cơ quan khác như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền tiến hành khám xét trong phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Theo chúng tôi, dưới góc độ khoa học luật tố tụng hình sự, khám xét cần được hiểu đầy đủ là: “một biện pháp điều tra được quy định trong luật tố

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023