Những Tồn Tại, Hạn Chế Về Lập Pháp, Thực Tiễn Áp Dụng Và Nguyên Nhân

Đà Nẵng khởi tố 1251 vụ gồm 3115 đối tượng, thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 1467 vụ gồm 4852 đối tượng.

Sang năm 2011 tại thành phố Hà nội khởi tố 1381 vụ án tăng 106 vụ (chiếm tỷ lệ 8,2%), thành phố Hải Phòng khởi tố 1210 giảm 152 vụ (chiếm tỷ lệ 11,2%), thành phố Đà Nẵng khởi tố 1417 vụ tăng 166 vụ (chiếm tỷ lệ 13,2%), thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 1467 tăng 14 vụ (chiếm tỷ lệ 0,95%), về số đối tượng khởi tố của năm 2011 so với năm 2010 tại các thành phố này như sau: thành phố Hà Nội khởi tố 4315 đối tượng tăng 253 đối tượng (chiếm tỷ lệ 6,07%), thành phố Hải Phòng khởi tố 3142 đối tượng giảm 374 đối tượng (chiếm tỷ lệ 10,6%), thành phố Đà Nẵng khởi tố 4007 đối tượng tăng 892 đối tượng (chiếm tỷ lệ 28,63%), thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 5136 đối tượng tăng 284 đối tượng (chiếm tỷ lệ 5,9%).

Năm 2012 số lượng khởi tố các vụ án và khởi tố các đối tượng tại các thành phố có chiều hướng biến động thất thường tài các thành phố. Tại các thành phố đã khởi tố 5401 vụ án giảm 79 vụ (chiếm tỷ lệ 1,45%), số lượng đối tượng cũng tăng giảm khá thất thường tại các thành phố này nhưng tại các thành phố này thì tổng số khởi tố 16514 đối tượng giảm 96 đối tượng so với năm 2011 (chiếm tỷ lệ 0,6%). Năm 2013 tại thành phố Hà nội khởi tố 1410 vụ án tăng 78 vụ so với năm 2012 (chiếm tỷ lệ 6%), thành phố Hải Phòng khởi tố 1291 giảm 59 vụ (chiếm tỷ lệ 4,4%), thành phố Đà Nẵng khởi tố 1125 vụ giảm 266 vụ (chiếm tỷ lệ 19,2%), thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 1210 giảm 148 vụ (chiếm tỷ lệ 10,9%), về số đối tượng khởi tố của năm 2013 so với năm 2012 tại các thành phố này như sau: thành phố Hà Nội khởi tố 4321 đối tượng tăng 153 đối tượng (chiếm tỷ lệ 3,7%), thành phố Hải Phòng khởi tố 3615 đối tượng giảm 100 đối tượng (chiếm tỷ lệ 2,7%), thành phố Đà Nẵng khởi tố 3016 đối tượng giảm 934 đối tượng (chiếm tỷ lệ 23,6%), thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 3857 đối tượng giảm 815 đối tượng (chiếm tỷ lệ 17,4%).

Như vậy trong những năm qua tình hình diễn biến của các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật có xu hướng tăng giảm và phức tạp, các hành vi phạm tội ngày một đa dạng, lứa tuổi của người phạm tội có xu hướng trẻ hóa và đặc biệt là một số loại tội phạm có xu hướng cấu kết với nhau thành băng, ổ, nhóm.

Khi cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng phải cân nhắc lựa chọn để áp dụng đối với các đối tượng bảo đảm linh hoạt, chắc chắn và đúng pháp luật. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tại các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh [xem bảng 2.2 phụ lục] cho thấy:

Năm 2010 tại các thành phố trên đã tiến hành khởi tố 15645 đối tượng áp dụng biện pháp bắt 3716 đối tượng (chiếm tỷ lệ 23,75%), tạm giam 4729 đối tượng (chiếm tỷ lệ 32,22%), tạm giữ 3757 đối tượng (chiếm tỷ lệ 24,01%), cấm đi khỏi nơi cư trú 3024 đối tượng (chiếm tỷ lệ 19,32%), bảo lĩnh 337 đối tượng (chiếm tỷ lệ 2,15%), đặt tiền 37 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,24%).

Năm 2011 tại các thành phố này đã khởi tố 16610 đối tượng tăng 965 đối tượng so với năm 2010 (chiếm tỷ lệ 6,2%). trong đó áp dụng biện pháp bắt là 4964 đối tượng (chiếm tỷ lệ 29,88%) tăng 1248 đối tượng (chiếm tỷ lệ 33,6%), áp dụng biện pháp tạm giam là 4562 đối tượng (chiếm tỷ lệ 27,46%) giảm 167 đối tượng (chiếm tỷ lệ 3,53%), áp dụng biện pháp tạm giữ 2891 đối tượng (chiếm tỷ lệ 17,4%) giảm 866 đối tượng (chiếm tỷ lệ 23,05%), áp dụng biện pháp không giam giữ 3622 đối tượng (chiếm tỷ lệ 21,8%) tăng 598 đối tượng (chiếm tỷ lệ 19,77%), áp dụng biện pháp bảo lĩnh 525 đối tượng (chiếm tỷ lệ 3,16%) tăng 188 đối tượng (chiếm tỷ lệ 55,78%), áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm 46 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,28%) tăng 9 đối tượng (chiếm tỷ lệ 24,32%).

Năm 2012 tại các thành phố này đã khởi tố 16514 đối tượng giảm 96 đối tượng so với năm 2011 (chiếm tỷ lệ 0,58%). trong đó áp dụng biện pháp

bắt là 4538 đối tượng (chiếm tỷ lệ 27,47%) giảm 426 đối tượng (chiếm tỷ lệ 8,58%), áp dụng biện pháp tạm giam là 4313 đối tượng (chiếm tỷ lệ 26,11%) giảm 249 đối tượng (chiếm tỷ lệ 5,46%), áp dụng biện pháp tạm giữ 2901 đối tượng (chiếm tỷ lệ 17,57%) tăng 10 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,35%), áp dụng biện pháp không giam giữ 4025 đối tượng (chiếm tỷ lệ 24,37%) tăng 403 đối tượng (chiếm tỷ lệ 11,13%), áp dụng biện pháp bảo lĩnh 679 đối tượng (chiếm tỷ lệ 4,11%) tăng 154 đối tượng (chiếm tỷ lệ 29,33%), áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm 58 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,35%) tăng 12 đối tượng (chiếm tỷ lệ 26,08%).

Năm 2013 tại các thành phố này đã khởi tố 14809 đối tượng giảm 1705 đối tượng so với năm 2012 (chiếm tỷ lệ 10,32%). trong đó áp dụng biện pháp bắt là 3015 đối tượng (chiếm tỷ lệ 20,36%) giảm 1523 đối tượng (chiếm tỷ lệ 33,56%), áp dụng biện pháp tạm giam là 3967 đối tượng (chiếm tỷ lệ 26,79%) giảm 346 đối tượng (chiếm tỷ lệ 8,02%), áp dụng biện pháp tạm giữ 2980 đối tượng (chiếm tỷ lệ 20,12%) tăng 9 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,31%), áp dụng biện pháp không giam giữ 4020 đối tượng (chiếm tỷ lệ 27,14%) giảm 5 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,13%), áp dụng biện pháp bảo lĩnh 745 đối tượng (chiếm tỷ lệ 5,03%) tăng 66 đối tượng (chiếm tỷ lệ 9,72%), áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm 82 đối tượng (chiếm tỷ lệ 0,55%) tăng 24 đối tượng (chiếm tỷ lệ 41,38%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Như vậy qua số liệu trên cho thấy trong những năm qua việc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm còn quá ít so với tổng số các đối tượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, như năm 2010 chỉ có 0,24% đến năm 2013 là 0,55%. Nhưng nếu nhìn riêng số liệu áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm thì trong nhưng năm vừa qua trên toàn quốc nói chung và tại bốn thành phố lớn nói riêng có sự

gia tăng vượt bậc, nếu như năm 2010 tại 4 thành phố này chỉ có 37 đối tượng thì đến năm 2013 đã là 82 đối tượng tăng 121,62% so với năm 2010, và tăng 41,38% so với năm 2012.

Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong Tố tụng hình sự - 6

Trước đây, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 thì biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài. Đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì biện pháp ngăn chặn này được áp dụng cả đối với bị can, bị cáo là công dân Việt Nam nhằm góp phần hạn chế bớt những trường hợp tạm giam bị can, bị cáo nhưng vẫn bảo đảm không gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án.

Trong điều kiện hiện nay, việc áp dụng quy định về biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là phù hợp và cần thiết mặc dù có thể sẽ gặp một số khó khăn nhất định, ví dụ như: về mặt tâm lý nhận thức xã hội, thì còn có quan niệm cho rằng, vì đây là biện pháp nộp tiền để khỏi bị giam nên việc áp dụng biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho những người giàu, có điều kiện về kinh tế thoát khỏi bị giam giữ, còn người nghèo thì phải chịu chấp nhận bị giam giữ; cũng có tâm lý còn e ngại rằng, việc áp dụng biện pháp này có thể bị lợi dụng để tiêu cực, hối lộ, "chạy chọt" để khỏi bị tạm giam. Còn về phía cơ quan tiến hành tố tụng thì nhìn chung còn có tâm lý chưa thật sự hào hứng, mạnh dạn áp dụng biện pháp này vì lo ngại rằng, việc cho bị can, bị cáo tại ngoại có thể sẽ gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị can, bị cáo có thể bỏ trốn; v.v.... Tuy nhiên những khó khăn trên sẽ được khắc phục nếu có văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ, kết hợp với sự nỗ lực lớn trong việc bảo đảm thực thi pháp luật trên thực tế, đồng thời, đề cao trách nhiệm của những người có liên quan trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế về lập pháp, thực tiễn áp dụng và nguyên nhân

2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế về biện pháp bảo đảm bằng đặt tiền hoặc tài sản có giá trị

Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự từ rất sớm năm 1988, tuy nhiên các chế định và đối tượng lúc đó còn chung chung nên chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài. Đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì biện pháp ngăn chặn này được áp dụng cả đối với bị can, bị cáo là công dân Việt Nam nhằm góp phần hạn chế bớt những trường hợp tạm giam bị can, bị cáo nhưng vẫn bảo đảm không gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Qua thời gian thực hiện từ năm 2003 đến này có nhiều vướng mắc chưa giải quyết được triệt để vì thế mà số lượng các vụ án, các bị can, bị báo được áp dụng biện pháp này còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy quá trình áp dụng biện pháp này còn tồn tại những hạn chế sau:

- Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam được quy định tại Điều 93 – Bộ luật TTHS trên cơ sở kế thừa và sửa đổi quy định tại Điều 76 của Bộ luật TTHS năm 1988. Trong thời gian dài hơn 20 năm không có văn bản nào quy định chi tiết điều kiện, mức tiền, trình tự thủ tục, cơ quan có trách nhiệm, chế độ quản lý tiền, tài sản bảo đảm… do vậy, các cơ quan THTT đã gặp không ít khó khăn không thể áp dụng được. Những hạn chế này đã được tháo gỡ khi Thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam đang được Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo ban hành và xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, Thông tư này vẫn còn mang tính chung chung vì thế cần phải có thêm các hướng dẫn cho cụ thể, rõ ràng để các cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành dễ dàng áp dụng hơn.

- Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm có ý nghĩa rất tích cực, bảo đảm hơn nữa quyền tự do thân thể của công dân, tuân thủ nguyên tắc nhân đạo XHCN theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dễ dẫn đến tình trạng “lạm quyền” vì theo quy định: “Cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) có thể áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam khi có căn cứ để “tin rằng”, bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT hoặc không tiêu hủy, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội”. Như vậy, việc quyết định có áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản để bảo đảm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam lại dựa trên niềm tin của các cơ quan THTT mà không phải là một cơ sở cụ thể, rõ ràng.

- Việc áp dụng một số nội dung quy định của Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm còn khó khăn do các quy định còn rườm rà, thiếu tính khả thi. Đơn cử, cần quy định rõ nguyên tắc áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản để bảo đảm. Quy định còn rất chung chung, không thể hiện rõ sự thống nhất với nguyên tắc và mục đích của tố tụng hình sự (TTHS) bởi “Biện pháp đặt tiền, tài sản để bảo đảm có thể được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm”, Ngoài ra, các quy định tiếp theo về chủ thể tiến hành cũng rất chung chung “cơ quan đang tiến hành tố tụng”. Với quy định này sẽ khó xác định và ràng buộc trách nhiệm đối với chủ thể khi bị can, bị cáo trốn hay mất, hỏng, thất lạc tài sản đặt cọc.

Quy định về việc đặt tiền hoặc tài sản để thay thế cho biện pháp tạm giam đã được quy định nhiều năm qua song cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định chi tiết điều kiện, mức tiền, căn cứ để xác minh nguồn gốc tài sản đảm bảo không có tranh chấp, trình tự thủ tục, cơ quan có trách nhiệm, chế độ quản lý tiền, tài sản để bảo đảm…. Đối với tài sản để đảm bảo, cần

phải thành lập hội đồng định giá tài sản để xác định giá trị của tài sản, sau đó mới tiến hành các thủ tục khác. Trong khi thời hạn giải quyết những loại tội phạm để áp dụng biện pháp này thường là những tội phạm đơn giản, ít nghiêm trọng có thời hạn điều tra rất ngắn.

Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng biện pháp này và trong thực tế, biện pháp này cũng được áp dụng một cách hãn hữu, hiệu quả không cao.

Trong một số vụ án lớn như vụ án công ty Đông Nam, bị cáo và gia đình họ mong muốn được áp dụng biện pháp này song không thể thực hiện vì những người tiến hành tố tụng vào thời điểm đó chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên không ước lượng số tiền bảo lãnh cần phải có trong vụ án buôn lậu có giá trị rất lớn đó. Theo Thông tư liên tịch, biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm được áp dụng đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam khi có đủ các điều kiện là nhân thân tốt; có khả năng về tài chính để đặt tiền, tài sản bảo đảm và bị can, bị cáo không bỏ trốn, tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Theo quy định, việc áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản để bảo đảm đòi hỏi phải trải qua các thủ tục như thông báo cho bị can, bị cáo về quyền đề nghị đặt tiền, tài sản để bảo đảm; việc ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản để bảo đảm phải dựa vào kết quả xác minh các điều kiện về nhân thân, tài chính của bị can, bị cáo; tiến hành định giá tài sản…

Chính vì vậy, trước hết cần phải bắt tạm giam bị can, bị cáo để ngăn chặn khả năng bị can, bị cáo bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử… sau đó mới tiến hành cân nhắc, áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm đối với bị can, bị cáo đủ điều kiện.

Việc bị can, bị cáo có thể đặt tiền, tài sản bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam dễ dẫn đến nguy cơ bị can, bị cáo sẽ bỏ trốn và như vậy sẽ không

bảo đảm hiệu quả của biện pháp ngăn chặn, đồng thời có thể làm phát sinh tiêu cực trong quá trình áp dụng.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về biện pháp đặt tiền tài sản có giá trị bảo đảm còn chung chung chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngay tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 còn nhiều sơ hở như:

+ Không quy định rõ số tiền, tài sản để đặt cho cơ quan tiến hành tố tụng đối với từng loại tội. Đối với loại tội nào, mức đặt như thế nào còn chung chung, chưa cụ thể.

+ Căn cứ để áp dụng đối với các đối tượng còn chưa rõ ràng như: Nhân thân của bị can, bị cáo như thế nào thì áp dụng, tính chất mức độ như thế nào thì không áp dụng biện pháp này, như thế nào thì áp dụng biện pháp này.

+ Trình tự, thủ tục và thẩm quyền của cán bộ tiến hành và quy định áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo để đảm còn mông lung dễ dẫn đến hiểu nhầm.

Như vậy, trong hệ thống pháp luật còn chưa đặt vấn đề giải quyết triệt để các kẽ hở.

Đến năm 2013 Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKNDTC-TANDTC hướng dẫn việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được thông qua và giải quyết phần nào những kẽ hở trong quy định của pháp luật.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong những năm qua còn nhiều vấn đề bất cập chưa được sâu sắc, thống nhất, đặc biệt là trong việc tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đối với các đối tượng phạm tội và bị can, bị cáo.

+ Trình độ chuyên môn của các cán tiến hành tố tụng hình sự còn

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 11/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí