Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.


Hà nội, ngày tháng năm 2008

TÁC GIẢ


Bùi Hữu Toàn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI6

1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi6

Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 1

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm tiền gửi6

1.1.2 Mục đích của bảo hiểm tiền gửi12

1.1.3 Vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong nền kinh tế thị trường15

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi22

1.3 Sự điều chỉnh của pháp luật đối với bảo hiểm tiền gửi25

TIỂU KẾT29

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 31

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo31

hiểm tiền gửi

2.2 Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền35

gửi

2.2.1 Các quy định về chủ thể trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi35

2.2.1.1 Tổ chức bảo hiểm35

2.2.1.2 Tổ chức tham gia bảo hiểm52

2.2.1.3 Đối tượng được thụ hưởng bảo hiểm tiền gửi57

2.2.2 Các quy định của pháp luật liên quan đến tiền được bảo hiểm60

2.2.2.1 Loại tiền được bảo hiểm60

2.2.2.2 Hạn mức chi trả bảo hiểm63

2.2.2.3 Phí bảo hiểm67

2.2.2.4 Chi trả tiền bảo hiểm69

TIỂU KẾT73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP 76

LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi và sự cần76

thiết phải hoàn thiện trong giai đoạn hiện nay

3.1.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi76

3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của85

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.2 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền87

gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

KẾT LUẬN93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO95

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Qua đó, hệ thống ngân hàng phần nào đã khẳng định được vị trí của mình với vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong quá trình phát triển đó, các sản phẩm- dịch vụ mà ngân hàng mang lại cho nền kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, hoạt động được xem là cơ bản và quan trọng nhất của các ngân hàng là huy động vốn từ công chúng bằng cách nhận tiền gửi dưới những hình thức nhất định và sử dụng khoản tiền đó để cấp vốn cho các chủ thể khác đang có nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế. Như vậy, có thể nói một cách khái quát rằng, hoạt động cơ bản của các ngân hàng là đi vay để cho vay- đây là căn nguyên chính dẫn đến nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn đối với hoạt động ngân hàng. Mặt khác, đặc trưng lớn nhất của hoạt động ngân hàng so với các loại hình doanh nghiệp khác là tính hệ thống rất cao. Do vậy, khi xảy ra rủi ro, đổ vỡ của một ngân hàng rất có thể sẽ dẫn đến đổ vỡ của cả một hệ thống, thậm chí còn có thể gây hoảng loạn cho cả một nền kinh tế. Để đối phó với vấn đề này, Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác đã áp dụng nhiều biện pháp thông qua việc ban hành các quy định của pháp luật nhằm đem lại sự an toàn ở mức độ cao nhất có thể trong hoạt động ngân hàng.

Xét ở một khía cạnh khác, để bảo đảm cho sự bình ổn trong hoạt động của các ngân hàng, không thể không tính đến việc bảo vệ sự an toàn cho người gửi tiền. Bởi lẽ, chính người gửi tiền là đối tác cung cấp vốn cho ngân hàng- một lượng vốn đóng vai trò quyết định đến lượng tiền mà các ngân hàng có thể sử dụng để cấp cho nền kinh tế.

Như vậy, vấn đề bảo vệ người gửi tiền và bảo vệ sự an toàn, bền vững trong hoạt động của các ngân hàng phải được xem xét một cách đồng thời và luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do vậy, bảo hiểm tiền gửi xuất hiện được xem

như hoạt động kết hợp hài hoà lợi ích, một mặt bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng.

Nhu cầu đó của nền kinh tế chính là lý do khách quan làm xuất hiện một lĩnh vực pháp luật mới- pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Ở Việt Nam, vấn đề bảo hiểm tiền gửi được đề cập từ năm 1994 theo quyết định số101/TCQĐ- BH về việc ban hành quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền có kỳ hạn- đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn này chỉ là một trong những nghiệp vụ kinh doanh của Bảo Việt- một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại bảo hiểm thương mại.

Sau đó, hoạt động bảo hiểm tiền gửi được tách thành một hoạt động độc lập và mang tính chuyên biệt theo Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động này được thực hiện bởi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức này được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999. Tiếp đến, ngày 16 tháng 03 năm 2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2000/TT- NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi. Sau một thời gian áp dụng, Nghị định số 89/1999/NĐ- CP đã bộc lộ những hạn chế nhất định nên ngày 24 tháng 08 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2005/NĐ- CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP và ngày 25 tháng 04 năm 2006 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2006/TT- NHNN thay thế cho Thông tư số 03/2000/TT- NHNN.

Như vậy, có thể nhận thấy, các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là lĩnh vực pháp luật mới và khá quan trọng trong hệ thống các quy định của pháp điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tài chính- ngân

hàng. Mặc dù là lĩnh vực pháp luật mới được hình thành tại Việt Nam nhưng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã dần được hoàn thiện và phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế.

Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện hành mới chỉ tồn tại ở dạng văn bản dưới luật, tính pháp điển chưa cao, chưa tạo ra hành lang pháp lý ổn định, chưa đồng bộ và phù hợp với các văn bản pháp luật khác có liên quan và có nhiều quy định đã bộc lộ sự không phù hợp so với đòi hỏi của thực tiễn. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã có được sự phát triển nhất định trong giai đoạn thử nghiệm kể từ năm 1999 đến nay và đặc biệt hơn, trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu, rộng thì nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nói riêng càng trở nên cần thiết. Điều đó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện naylàm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học.

2. Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã có một vài đề tài nghiên cứu. Ví dụ như: Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam- TS. Nguyễn Thị Kim Oanh; Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam- Th.S. Nguyễn Vân Hoài; TS. Lê Thị Thu Thuỷ- Xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 6 năm 2007; TS. Lê Thị Thu Thuỷ- Mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế- Tạp chí Luật học- Số 12 năm 2007... Tuy nhiên, tất cả những đề tài nghiên cứu đó hoặc là đi nghiên cứu sâu về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, chính sách bảo hiểm tiền gửi dưới giác độ kinh tế hoặc là có nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm tiền gửi nhưng ở giai đoạn trước đó mà hiện nay các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã có nhiều sự thay đổi hoặc là chỉ đề

cập đến một khía cạnh của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Do vậy, chúng tôi nhận thức rằng cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam hiện hành, đánh giá thực trạng các quy định và phân tích những đòi hỏi của thực tiễn để đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn ngày nay.

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những vấn đề lý luận về tiền gửi và bảo hiểm tiền gửi, chỉ rõ mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi đối với nền kinh tế. Trên cơ sở chỉ ra sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi và đánh giá thực trạng các quy định để từ đó chỉ ra những bất cập và đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi- lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, xác định mối liên hệ của các quy định này trong tổng thể các các quy định của pháp luật về tài chính- ngân hàng. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề về bảo hiểm tiền gửi mà chỉ đi sâu phân tích khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận và nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi, đồng thời có tham khảo thêm các quy định của pháp luật một số nước về lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi như pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Hàn Quốc, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Mỹ.... để từ đó, đưa ra những kiến nghị mang tính khoa học thể hiện quan điểm của mình nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để có thể thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục đích nêu trên, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích- tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung của đề tài.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương được bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi

Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí