Sử Dụng Phương Pháp Tài Sản Để Tính Giá Trị Hiện Tại Của Doanh Nghiệp


Lợi ích khi thực hiện M&A

Thâm nhập vào thị trường mới: Đây là cách nhanh nhất nếu công ty đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn mở rộng mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sản phẩm hoặc mở rộng mạng lưới phân phối.

Giảm chi phí gia nhập thị trường: Đây là cách để các công ty gia nhập thị trường mà ít tốn kém chi phí và thời gian nhất. Thay vì các công ty phải tốn chi phí khi thành lập và chi phí cơ hội cao do mất thời gian xây dựng hệ thống và mạng lưới phân phối.

Chiếm hữu tri thức con người & giá trị tài sản vô hình: Để có được đội ngũ nhân sự tri thức cùng với bản quyền sáng chế, thường xảy ra trong lĩnh vực công nghệ.

Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Hiện nay, các công ty thường có xu hướng hợp tác cùng có lợi hơn là cạnh tranh gay gắt với nhau. Việc thực hiện M&A giúp giảm bớt đối thủ cạnh tranh và có thể nâng cao vị thế của mỗi công ty trên thị trường.

Giảm thiểu chi phí & nâng cao hiệu quả: Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (economies of scale), giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà xưởng), chi phí nhân công, phân phối. Các DN còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị.

Đa dạng hóa và bành trướng thị trường: Một số công ty có tham vọng lớn, không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong phân khúc của mình mà còn muốn bành trướng sang cả những lĩnh vực khác. Mục đích không chỉ nhằm tìm kiếm các cơ hội sinh lời mà còn có thể phân tán rủi ro cho công ty mình.

Những bất lợi gặp phải khi thực hiện M&A

Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động M&A mang lại, các doanh nghiệp phải cẩn trọng với những bất lợi có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động M&A. Những thay đổi bất thường trong quá trình sáp nhập, nhất là sự khác biệt về văn hóa công ty sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch và chiến lược kinh doanh trong tương lai. Hơn nữa, sự phân chia về quyền lực quản trị cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty hậu M&A, những xung đột này có thể làm giảm năng suất làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, công ty có thể sẽ gánh thêm các khoản nợ và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sáp nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Về mặt lý thuyết, hiệu quả đạt được trong M&A là do sự tiết kiệm, trong đó có việc giảm các chi phí khi chuyển sang quản lý tập trung. Tuy nhiên, trên thực tế


Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt - 3

thường ngược lại. Điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh sẽ phức tạp hơn, vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý lại lớn và cồng kềnh hơn, tốn nhiều chi phí hơn.

2.2 ĐỊNH GIÁ TRONG THƯƠNG VỤ M&A

Định giá doanh nghiệp là một phần rất quan trọng trong một thương vụ M&A của cả bên mua lẫn bên bán. Các bên mua luôn muốn mua đúng với giá trị thực của bên bán, bên bán cũng luôn muốn bán đúng giá trị thực của công ty mình. Trong thực tế có rất nhiều các phương pháp khác nhau được áp dụng để định giá trong một thương vụ M&A. Hiện tại, bên tư vấn thường áp dụng một số các phương pháp định giá phổ biến như: phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phương pháp thị trường, phương pháp tài sản và phương pháp tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tỷ số EV/EBITDA.

2.2.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

Phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời trong dài hạn và dòng tiền kỳ vọng trong tương lai của công ty. Giá cổ phần theo phương pháp này được sử dụng trong các báo cáo định giá tại các tổ chức định giá là giá bình quân của cách xác định giá trị cổ phần theo cách tính dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF - Free cash flow to firm) và dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE - Free cash flow to equity). Trong đó, FCFF sử dụng hệ số chiết khấu là chi phí vốn bình quân gia quyền WACC. Trong trường hợp đơn giản DN chỉ sử dụng nợ vay và chi phí vốn cổ phần:



Trong đó:

( )

Kd: Chi phí sử dụng vốn vay;

Ke: Chi phí sử dụng vốn cổ phần; D: Giá trị thị trường của nợ vay;

E: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu; T: Thuế suất thuế TNDN;

FCFE sử dụng hệ số chiết khấu là chi phí sử dụng vốn cổ phần Ke:

Ke = Rf + β×(Rm – Rf)

Trong đó:

Rf : Lãi suất phi rủi ro (Rm – Rf): Phần bù rủi ro

β: Mức biến động giá chứng khoán so với thị trường

Khi đó, giá trị thu hồi tại thời điểm trong tương lai được xác định:

o FCFF:


Trong đó:


( )


()

( )

V0: Giá trị công ty thời điểm hiện tại. FCFFt: Dòng tiền dự kiến của công ty năm t

FCFFn+1: Dòng tiền dự kiến của công ty năm n+1

g: là tốc độ tăng trưởng mãi mãi của dòng tiền sau n năm

o FCFE:


Trong đó:

( )

()

()

V0: Giá trị công ty thời điểm hiện tại.

FCFEt: Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t FCFEt: Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm n+1

g: là tốc độ tăng trưởng mãi mãi của dòng tiền sau n năm

2.2.2 Phương pháp thị trường

Theo phương pháp này tổ chức định giá đưa ra giá trị tính toán lý thuyết của công ty trên cơ sở định giá các công ty tương đương trong điều kiện thực tế hiện nay với việc sử dụng các hệ số P/E trên cơ sở các yếu tố được cân nhắc khi xem xét các khoản thu nhập bao gồm kết quả quá khứ có phản ánh được kết quả hiện tại hay không, những thay đổi lớn trong quá trình hoạt động hay doanh nghiệp hoạt động theo tính chu kỳ.

Giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức:

V = Lợi nhuận ròng dự kiến×P/E

Ps: Giá mua bán cổ phần trên thị trường.

EPS: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần =


2.2.3 Sử dụng phương pháp tài sản để tính giá trị hiện tại của doanh nghiệp

Phương pháp tài sản ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp từ đi các khoản nợ. Nó được tính dựa


trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản có với tài sản nợ của doanh nghiệp.

Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính toán dựa trên bảng cân đối tài khoản và giá trị của vốn cổ phần được tính theo công thức:

VE = VA – VD

Trong đó:

VE: Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản VA: Giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp VD: Giá trị thị trường của các khoản nợ

Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (VA) gồm: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình bao gồm tài sản hiện vật (TSCĐ, hàng hóa, vật tư, thành phẩm), tài sản là tiền, tài sản ký cược bên ngoài, đầu tư bên ngoài và các khoản phải thu.

Giá trị thị trường của nợ (VD) = được xác định trên số dư thực tế trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá.

2.2.4 Sử dụng tỷ số EV/EBITDA để tính giá trị doanh nghiệp

Chỉ số EV/EBITDA cho biết phải mất bao lâu để có thể bù đắp các chi phí của việc mua lại doanh nghiệp nếu EBITDA không thay đổi.

o EBITDA = Doanh thu - Các khoản chi phí (ngoại trừ chi phí lãi vay, thuế, khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình).

o Hoặc: EBITDA = EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) + Khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình.

o Giá trị doanh nghiệp (EV) = Vốn hóa thị trường + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và tương đương tiền.

EV là giá trị phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần, nợ vay của doanh nghiệp và thường được sử dụng trong trường hợp mua lại doanh nghiệp. Tiền và các khoản tương đương tiền được loại khỏi trong viêc tính EV vì bản thân khoản mục này đã nằm trong Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. EV cho biết đánh giá của thị trường về toàn bộ doanh nghiệp đó, bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình. Trong khi đó, chỉ tiêu vốn hóa thị trường chỉ cho biết đánh giá của thị trường về giá trị cổ phần.

Tóm lại, có rất nhiều các phương pháp định giá khác nhau mà các tổ chức tư vấn thường áp dụng như: phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phương pháp thị trường, phương pháp tài sản và phương pháp tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tỷ số EV/EBITDA.


2.3 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Vấn đề M&A đã được trình bày, bàn luận trên nhiều phương tiện truyền thông và đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt đông này. Tuy nhiên, mỗi tác giả nêu vấn đề ở những quan điểm và khía cạnh khác nhau.

Trong Đề tài “Các giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam” năm 2008 đã trình bày những lý thuyết và thực trạng về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) ở Việt Nam. Trong đề tài của mình, tác giả tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng của hoạt động M&A và rút ra những đặc điểm chính của thị trường M&A Việt Nam.

Đề tài “Thực trạng hoạt động mergers and acquisitions tại thị trường Việt Nam” (Mai Phương, 2007) đã trình bày cụ thể và chi tiết về hoạt động M&A của Việt Nam và thế giới. Đồng thời, tác giả cũng trình bày một số các phương pháp định giá doanh nghiệp được áp dụng phổ biến trên thị trường.

Bài viết “Doanh nghiệp Việt chọn con đường M&A” (Đặng Xuân Minh – Bùi Gia Tuân, trang 132 – 133 Đặc san Báo đầu tư, 2012) đã trình bày và suy ngẫm những thương vụ điển hình tại Việt Nam trong giai đoạn qua. Ngoài ra, hai tác giả đã tiến hành phỏng vấn khảo sát chuyên gia và đại diện doanh nghiệp về mức độ quan tâm trong hoạt động này. Khảo sát đã cho thấy được sự quan tâm rất lớn từ phía các doanh nghiệp về hoạt động M&A tại Việt Nam.

Ông Carl Gordon (Giám đốc Dịch vụ tài chính doanh nghiệp KPMG) cũng đã đưa ra một số ý kiến đánh giá về những giao dịch M&A gần đây và những xu hướng chính trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam (trang 76 – 77 Đặc san Báo đầu tư, 2012). Trong bài viết, tác giả đánh giá hoạt động M&A tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Đồng thời, theo tác giả trong tương lai các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nước ASIAN sẽ tham gia tích cực hơn vào hoạt động M&A tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu công ty KPMG đã thực hiện bài nghiên cứu “Hoạt đông M&A tại Việt Nam từ góc nhìn của bên thực hiện giao dịch”. Nhóm đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn M&A để thống kê và phân tích những vấn đề phát sinh trong hoạt động tư vấn M&A hiện tại ở Việt Nam.

Có thể thấy hoạt động M&A đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu. Rất nhiều vấn đề xoay quanh hoạt động M&A được các tác giả tiến hành khảo sát, bàn bạc và trở thành chủ đề tranh luận trên nhiều diễn đàn, hội nghị. Các đề tài nghiên cứu đã nêu khái quát hoạt động M&A toàn

cầu, cũng như thực trạng và xu hướng M&A của thị trường Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã phân tích và đưa ra nhận định M&A là một trong những giải pháp tối ưu để tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều vấn đề liên quan đến M&A đã được nghiên cứu, nhưng chưa có đề tài hoặc nghiên cứu nào khái quát lại hoạt động tư vấn M&A và phân tích chi tiết khía cạnh định giá ở giai đoạn rà soát doanh nghiệp trong một thương vụ M&A.

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Hoạt động tư vấn M&A và nhất là công tác định giá trong M&A là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tư vấn M&A, giúp thị trường M&A Việt Nam ngày càng phát triển hơn về số lượng giao dịch thành công và cả chất lượng giao dịch M&A. Để tiến hành nghiên cứu vấn đề đã nêu, khóa luận được nghiên cứu qua nhiều bước và được tổng hợp thành quy trình sau:


Giới thiệu công ty CK Rồng Việt

Giới thiệu hoạt động tư vấn và định giá M&A

Công tác định giá trong thương vụ M&A cụ thể

Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động tư vấn và công tác định giá M&A



2.4.1 Giới thiệu công ty CK Rồng Việt

Nguồn: tác giả tự soạn


Để cung cấp thông tin về Công ty Chứng khoán Rồng Việt, nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu công ty chứng khoán Rồng Việt đã công bố ra công chúng (báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, nghị quyết đại hội đồng cổ đông,...) và những dữ liệu nội bộ công ty. Dựa trên những dữ liệu đó, đề tài tiến hành sắp xếp lựa chọn và tóm tắt thông tin giới thiệu; và đồng thời tiến hành phân tích tình hình hoạt động của công ty về mức độ tăng trưởng, tài sản, doanh thu để có cái nhìn tổng quan hơn về công ty trong quá khứ và hiện tại, bên cạnh đó đánh giá sự phát triển của Rồng Việt trong thời điểm hiện tại và tương lai gần.

2.4.2 Giới thiệu hoạt động tư vấn và định giá M&A

Hoạt động tư vấn và công tác định giá M&A là hoạt động mang tính chuyên môn, đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực M&A. Do dó, để giới thiệu và trình bày nội dung này nghiên cứu cần phải tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (Tư vấn M&A tại Công ty CK Rồng Việt, M&A Vietnam Forum, Stoxlus, KPMG, Cẩm nang M&A,...) nhằm có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động tư vấn và nhất là các phương pháp định giá mà các tổ chức tư vấn M&A đang áp dụng. Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập, đề tài đã phân chia và tổng hợp

thành những mô hình chung nhất về hoạt động tư vấn cũng như công tác định giá trong thương vụ M&A.

2.4.3 Công tác định giá trong thương vụ M&A cụ thể

Nhằm đưa ra quy trình cụ thể về hoạt động tư vấn và cũng như công tác định giá trong M&A, đề tài đã xây dựng thương vụ thực tế dựa trên thương vụ được công ty tư vấn và cũng như các thương vụ thành công trên thị trường. Đề tài đã tổng hợp quy trình tư vấn và phương pháp định giá áp dụng tại Công ty CK Rồng Việt, đồng thời tổng hợp dữ liệu các thương vụ được công bố trên tạp chí chuyên ngành (M&A Vietnam Forum, Cafef.vn, Stoxlus,…). Đồng thời, đề tài cũng tổng hợp dữ liệu phân tích từ một số luận văn về hoạt động định giá M&A để có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn để làm tiền đề hoàn thiện hoạt động định giá M&A trong thực tiễn. Từ những dữ liệu tổng hợp trên thị trường và quan trọng nhất là dữ liệu thu thập từ công ty CK Rồng Việt, nghiên cứu đã mô phỏng thương vụ thực tế mà Công ty đã tư vấn để trình bày cụ thể những vấn đề trong hoạt động tư vấn M&A và trọng tâm là công tác định giá trong M&A.

2.4.4 Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động tư vấn và công tác định giá M&A

Dựa trên những phân tích đã thực hiện ở những phần trước, đề tài tìm ra những khó khăn gặp trong hoạt động tư vấn cũng như trong công tác định giá M&A của doanh nghiệp. Từ việc nhận dạng những khó khăn gây cản trở sự thành công của hoạt động tư vấn M&A, khóa luận tiến hành phân tích và tìm hướng giải quyết dựa trên sự liên hệ với thương vụ thành công, những ý kiến của chuyên gia hoặc từ chính sự hiểu biết của tác giả trong quá trình nghiên cứu vấn đề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nói về M&A có rất nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng các khái niệm này đều có điểm chung cho rằng M&A là hoạt động làm thay đổi cơ cấu của công ty. Để thực hiện M&A có rất nhiều cách khác nhau: mua gom cổ phiếu, mua nợ,…Tùy mỗi tính chất và mục đích M&A mà các doanh nghiệp sẽ thực hiện phương thức khác nhau. Trong hoạt động M&A, thì công tác định giá được xem là khá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công của giao dịch M&A. Hiện tại có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau, nhưng phổ biến là các phương pháp: chiết khấu dòng tiền, phương pháp tài sản, phương pháp EV/EBITDA,… Tùy vào quy mô và cấu trúc tài sản của công ty mục tiêu mà các tổ chức tư vấn sử dụng phương pháp định giá khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động tư vấn M&A và nhất công tác định giá được tốt cần phải nghiên cứu kỹ quá trình tư vấn và cách thức định giá trong từng trường hợp cụ thể.


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ TRONG THƯƠNG VỤ M&A TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT‌

Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu ở đây có bối cảnh tại CTCP Chứng khoán Rồng Việt. Do đó, để những thông tin và dữ liệu đề tài trình bày ở các phần sau được rò hơn, phần đầu chương này sẽ tiến hành giới thiệu tổng quan về đơn vị thực hiện nghiên cứu là CTCP Chứng khoán Rồng Việt.

3.3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

3.3.1 Tổng quan về CTCK Rồng Việt

CTCP Chứng khoán Rồng Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 32/UBCK-GPĐKKD do UBCK Nhà nước cấp ngày 21/12/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Ngày 26/04/2007, Rồng Việt chính thức đi vào hoạt động. Một số thông tin cơ bản của Công ty:

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

Tên tiếng Anh: VIET DRAGON SECURITIES CORPORATION

Tên viết tắt: RONG VIET SECURITIES (VDSC)

Logo:

 Mã cổ phiếu VDS  Vốn điều lệ 349 799 870 000 đồng  Địa chỉ Tòa 1

Mã cổ phiếu: VDS

Vốn điều lệ: 349.799.870.000 đồng

Địa chỉ: Tòa nhà Viet Dragon, 141 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (08) 6299 2006

Fax: (08) 6291 7986

Website: www.vdsc.com.vn

CTCK Rồng Việt đang thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trong các lĩnh vực của thị trường chứng khoán bao gồm:

- Môi giới chứng khoán. Rồng Việt cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tài trợ giao dịch, đại lý đấu giá IPO và quản lý cổ đông, Rồng Việt có đội ngũ chuyên viên môi giới tham gia thị

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí