Phương Pháp Khảo Sát, Thu Thập Số Liệu Thứ Cấp


b. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ

Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ bằng máy GNSS RTK ComNav T300 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại.

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy GNSS RTK ComNav T300.

- Tạo Job là Ngàythángnăm (ví dụ: 05052018) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy.

- Nhập tên điểm trạm máy, điểm đo, cân bằng máy, đo chiều cao máy.

- Sau mỗi lần bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy

- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.

c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS RTK

- Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).

- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động)

<12 km.

- Khi xác định toạ độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000.

- Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.


Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp

Đánh giá, phân loại tài liệu

Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ

QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK



Bước 3: Công tác ngoại nghiệp

Bước 2: Công tác chuẩn bị

Thiết kế thu mục lưu trữ

Các tệp chuẩn cho bản đồ

Xác định khu vực khu vực đo vẽ

Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất

Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS RTK

Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi tiết

Biên tập gán nhãn thửa đất(loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..)

Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp.

Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờđịa chínhtheo quy phạm.

Bản đồ địa chính.

Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo

Báo cáo thuyết minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

.


Bước 4: Biên tập tổng hợp


Bước 5: Hoàn thiện bản đồ


Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu

(Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)

Hình 2.8: Quy trình thành lập bản đồ địa chính


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các thửa đất tại tờ bản đồ số 17

Phạm vi nghiên cứu: Thành lập tờ bản đồ địa chính số 17 tỷ lệ 1:1000 xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Công ty TNHH VietMap.

Thời gian tiến hành: Từ 03/01/2020 đến ngày 15/05/2020

3.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khái quát địa bàn nghiên cứu

Nội dung 2: Đo vẽ chi tiết thành lập tờ bản đồ địa chính số 17 tỷ lệ 1/1000 xã Cam Cọn bằng công nghệ GNSS

Nội dung 3: Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Cam Cọn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.

3.4.2. Phương pháp đo đạc

Đề tài sử dụng máy GNSS RTK ComNav T300 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với >3 lần đo sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.


3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.

3.4.4. Phương pháp bản đồ

Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, GcadasCE đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện theo quy trình:

- Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng;

- Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ....);

- Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation V8i và Gcadas, GcadasCE để biên tập bản đồ địa chính;

- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ.


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu Xã Cam Cọn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

*Vị trí địa lý

Xã Cam Cọn là một xã thuộc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, có tổng diện tích tự nhiên là 46.07 km2. Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Sơn Hà, Phố Lu, Trì Quang huyện Bảo Thắng.

+ Phía Đông giáp xã Kim Sơn, Bảo Hà.

+ Phía Nam giáp xã Tân Thượng huyện Văn Bàn.

+ Phía Tây giáp xã Văn Sơn, Vò Lao, Sơn Thủy huyện Văn Bàn.


Vị trí xã Cam Cọn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Địa hình tự nhiên Địa hình 1

Vị trí xã Cam Cọn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai


*Địa hình tự nhiên

Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, có địa hình chia cắt mảnh, núi cao, sườn dốc khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp phân bố rải rác.

Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối là những yếu tố gây trở ngại không nhỏ tới tiến độ đầu tư, hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện là 21,5 °C. Tháng nóng nhất là 39,4 °C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,7 °C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện.

Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khu vực sâu và thung lũng hẹp. Các nhà khoa học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400

– 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện tích thung lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng đồi núi thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Điều kiện kinh tế

Cam Cọn là một huyện nghèo thuộc huyện Bảo Yên, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông – lâm nghiệp (VD: Quế, bạch đàn, mỡ,…) điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn do khí hậu khắc nhiệt.


*Điều kiện xã hội

Dân số toàn xã Cam Cọn năm 2019 là 5963 người, mật độ dân số 86 người/km2. Toàn xã được chia thành 14 thôn với 2168 hộ trong đó tỉ lệ người dao và người H’mông chiếm phần lớn dân số. Chủ yếu sản xuất nông nghiệp.

*Nhận xét chung:

-Thuận lợi : Địa hình thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

- Khó khăn

+Kinh tế chưa phát triển.

+Mật độ dân số sống không tập trung.

+Khí hậu thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao.

+Văn hóa giáo dục còn thấp.

+Đường giao thông còn hạn chế, một số nơi đi di chuyển khó khăn.

4.2. Thành lập tờ bản đồ địa chính số 17 xã Cam Cọn

4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính

+ Bản đồ địa chính: 148 tờ tỷ lệ 1/1000, 10 tờ tỷ lệ 1/5000, 2 tờ tỷ lệ 1/10000 gồm 14 thôn được đo vẽ, chỉnh lý năm 2004 - 2005.

- Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.

- Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính.

- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT

– BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.


4.2.2. Thành lập lưới kinh vĩ

4.2.2.1.Công tác ngoại ngiệp

Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu.

- Bản đồ giấy và bản đồ số.

- Khảo sát khu đo (đối soát bản đồ).

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới khống chế

- Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo:

+ 9 điểm địa chính cơ sở hạng cao.

+ 3 mốc địa chính hạng 3.

Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất, được thể hiện theo bẳng như sau:

Bảng 4.1: Tọa độ các điểm địa chính cơ sở và các mốc địa chính hạng 3


Số TT

Tên điểm

Tọa độ

Độ cao

X (m)

Y (m)

h (m)

1

065415

2465339.6310

446579.7090

71.3740

2

065421

2462760.2880

449454.3860

69.3580

3

065434

2457813.5020

454602.5290

65.0170

4

KC1-1

2464305.5453

446946.3375

73.8881

5

KC1-2

2463939.5504

445990.2362

78.7839

6

KC1-3

2462252.0115

448373.6725

67.3715

7

KC1-4

2460890.3532

448484.7472

90.148

8

KC1-5

2460251.8048

450657.5923

76.5088

9

KC1-6

2457787.8149

453112.3554

68.4065

10

KC1-7

2457673.6159

452196.7933

79.9609

11

KC1-8

2456159.5374

454661.4604

69.8625

12

KC1-9

2460309.6721

450666.3569

79.0709

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kỹ thuật xây dựng lưới khống chế đo vẽ GPS kinh vĩ 1, khu đo xã Cam Cọn Huyện Bảo Yên Tỉnh Lào Cai -Trung tâm Môi Trường Tài Nguyên miền núi)

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí