Tình Hình Hoạt Động Kênh Phân Phối Trực Tiếp (Nội Địa Và Xuất Khẩu)

các chi nhánh chuyển về lưu trữ tại kho. (Xem phụ lục Danh sách các chi nhánh do công ty thành lập – phụ lục 5)

Đối với sản phẩm thuốc lá đã qua chế biến tách cọng thì sản phẩm từ công ty đến phòng Kinh doanh và đến khách hàng. Đây là kênh phân phối duy nhất của công ty và theo hình thức trực tiếp. Công ty sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận nơi và kịp thời cho họ.

Về nguyên nhân lựa chọn kênh phân phối trực tiếp là vì:

Sản phẩm nguyên liệu thuốc lá đóng vai trò quan trọng đối với các công ty thuốc điếu. Sản phẩm có đặc tính kỹ thuật phức tạp. Khách hàng yêu cầu cao về các dịch vụ trước và sau bán. Đơn hàng có giá trị cao. Sản phẩm có tính độc quyền do không phong phú về nơi cung cấp mặt hàng nguyên liệu thuốc lá. Sản phẩm chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và TCTTLVN. Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm cao và có thể rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, tiết kiệm chi phí. Với kênh phân phối này thì tất cả các khách hàng của công ty đều phải trực tiếp làm việc tại phòng Kinh Doanh.

Về tiêu chí hoạt động của kênh phân phối là:

(1) Giao hàng yêu cầu tới khách hàng không sai hẹn, dù chỉ là 1 ngày, so với đơn hàng; (2) Giữ tỷ lệ phần trăm tình trạng hết hàng trong kho nhỏ hơn 10%; (3) Giao ít nhất là 98% hàng trong điều kiện hoàn hảo.

+ Hoạt động phân phối vật chất:

Một thế mạnh đặc biệt của CTCPHV chính là "tốc độ". Công ty luôn đáp ứng kịp thời và nhanh chóng các đơn hàng của các nhà máy thuốc điếu và các cơ sở gia công, sản xuất. Để đáp ứng kịp thời sản phẩm cho khách hàng cần có các yếu tố sau:

Về khả năng vận chuyển hàng hóa tới khách hàng:

Hiện tại, CTCPHV đã trang bị một đội xe tải với trọng lượng từ 1 tấn trở lên chuyên vận chuyển hàng hóa của công ty đến khách hàng trong khắp cả nước, do đó công ty có thể giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm tránh những rủi ro ngoài tầm kiểm soát, công ty cũng đã hợp tác thêm với những công ty vận tải để có thể vận chuyển hàng hóa cho khách hàng nhằm phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Tùy theo đơn hàng mà phòng Kinh doanh sẽ xếp lịch vận chuyển để hàng hóa nhanh chóng đến khách hàng. Hiện nay, công ty chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ.

Dịch chuyển hàng hóa bằng những đòn bẩy, băng tải, cặp hàng, cần cẩu, xe tải nhằm bảo vệ hàng hóa và tiết kiệm thời gian dịch chuyển.

Đóng gói bảo vệ: có vai trò cả mặt xúc tiến lẫn bảo vệ hàng hóa. Những hoạt động này bao gồm đóng thùng, đóng vào container, thiết kế gói hàng nhằm bảo đảm hàng hóa đến nơi an toàn và chất lượng.

Kho bãi: công ty có một hệ thống kho bãi khá rộng lớn và tiện lợi tại các công ty. Điều này thuận lợi cả cho khách hàng khi họ đã ký xong hợp đồng mà chưa cần chuyển hàng hóa đi ngay hoặc kho hàng của họ không còn sức chứa thì có thể để lại sản phẩm ở kho lưu trữ của công ty mà không phải chịu thêm bất kỳ chi phí nào khác. Mặt khác, do địa điểm giao dịch của công ty nằm ở Đồng Nai nên mỗi khi khách hàng muốn chuyển hàng hóa đi thì phải có đại diện của công ty khách hàng tại Đồng Nai để ký chuyển hàng. Điều này rất mất thời gian, công sức của khách hàng, mất hợp đồng.

Điểm đặc biệt, hiện nay công ty có 4 kho mát với diện tích trên 4.000 m2 nhằm lưu kho cho khách hàng và công ty. Vì kho mát sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm hơn kho thường nên nếu khách hàng muốn gửi lại hàng hóa thì phải trả mức phí là 6000- 8000 đồng/kg/ngày. Và thời gian lưu trữ tối đa 1 tháng.

Các hoạt động phân phối vật chất đã giúp công ty hoàn thiện chính sách phân phối nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng và cũng là một lợi thế cạnh tranh của công ty.

Bảng 2.12: Tình hình hoạt động kênh phân phối trực tiếp (Nội địa và xuất khẩu)

(Đơn vị: tỷ đồng)



KÊNH PHÂN PHỐI

- Hiện nay, công ty chỉ có duy nhất một kênh phân phối:

KÊNH TRỰC TIẾP – 0 CẤP.

- Mọi hoạt động giao dịch và mua bán đều diễn ra tại trụ sở chính của công ty tại Đồng Nai hoặc nhân viên phòng Kinh doanh sẽ đến công ty khách hàng để thương thảo.

- Các chi nhánh do công ty thành lập chỉ có nhiệm vụ gieo trồng và thu hoạch. Không có nhiệm vụ giao dịch mua bán.

- Công ty không phân phối qua trung gian.


DOANH THU KÊNH 0

CẤP

2010

725

2011

682

2012

791,9

2013

987


LỢI NHUẬN

KÊNH 0 CẤP

2010

24

2011

39,4

2012

45

2013

45


SẢN LƯỢNG TIÊU

THỤ

2010

11.824 tấn

2011

11.294 tấn

2012

8.554 tấn

2013

10.155 tấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động Marketing mix đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá của công ty cổ phần Hòa Việt - 7

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ phần Hòa Việt– Năm 2013)

Hoạt động kinh doanh của công ty dựa vào kênh phân phối trực tiếp này. Qua quá trình phát triển và sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và khách hàng đã chứng minh kênh phân phối này hoạt động tương đối hiệu quả và hợp lý.

Kết luận: Việc hình thành chính sách phân phối sẽ giúp công ty thành lập và có được một kênh phân phối sản phẩm đạt hiệu quả nhằm đưa sản phẩm nguyên liệu thuốc lá từ công ty đến khách hàng. Vì công ty hoạt động trong thị trường B2B, chính vì lẽ đó, kênh phân phối trực tiếp chính là kênh phân phối hữu hiệu. Thông qua kênh phân phối này cùng các hoạt động phân phối vật chất, chính sách khuyến khích, trong những năm qua, khách hàng của công ty không ngừng gia tăng và thị trường luôn mở rộng. Doanh thu và lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm.

2.2.1.3 Chính sách giá

Giá cả cũng phản ánh chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu của công ty trên thị trường và tạo ra được mức lợi nhuận công ty mong muốn. Thông thường, giá cả của sản phẩm nguyên liệu thuốc lá tương đối ổn định, ít biến động. Song lại phụ thuộc vào tính thời vụ, tình hình thời tiết và nguồn liệu đầu vào thu mua từ các vùng trồng.

- Mục tiêu chính sách giá của công ty:

+ Xuất phát và phù hợp với quy định của TCTTLVN cũng như các chính sách thuế, chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào, …

+ Định giá để làm ổn định lợi nhuận cho công ty và đặc biệt đủ các chi phí để thực hiện sản xuất, vận chuyển, lưu thông, …

+ Giá bán phù hợp với thị trường và khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của công ty với chính sách giá đã xây dựng.

- Các quyết định về chính sách giá cho khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ gia công:

+ Phương pháp định giá:

Trước khi sản xuất với số lượng lớn và cung cấp cho khách hàng trên thị trường thì tổ trưởng tổ tiêu thụ sản phẩm phải xây dựng giá cho sản phẩm, đưa ra mức lãi dự kiến trên sản phẩm và làm hồ sơ trình duyệt lên cấp trên. Khi được sự đồng ý của ban quản trị thì mới đưa đơn hàng vào sản xuất. Đặc biệt là khách hàng đã thông qua mức giá đã thương thảo với phòng Kinh Doanh.

Hiện nay, công ty áp dụng chính sách định giá dựa vào chi phí bao gồm: nguyên vật liệu, chi phí máy móc, nhà xưởng, nhân công, … Việc định giá dựa vào chi phí với mục đích các sản phẩm khi sản xuất ra sẽ đảm bảo chất lượng với nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và đem lại mức giá hài lòng khách hàng với sản phẩm họ nhận được. Đồng thời mang lại phần trăm lợi nhuận mà công ty mong muốn. Bên cạnh đó, mức giá sản phẩm của công ty còn bao gồm sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu của công ty đã có mặt trên thị trường trên 22 năm hoạt động.

Phương pháp định giá dựa vào chi phí theo quan điểm Marketing:

Giá cả sản phẩm = chi phí sản xuất kinh doanh + lợi nhuận dự kiến

Phương pháp này bỏ qua sự ảnh hưởng của nhu cầu và thích hợp đối với công ty có tình hình kinh doanh ổn định.

Phương pháp định giá theo quan điểm của ngành Kế toán:

Công ty áp dụng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp này là phương pháp được áp dụng để tính đối với những doanh nghiệp có quy trình chế tạo sản phẩm giản đơn, thường chỉ qua một bước chế biến là trở thành thành phẩm. Cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng giá trị không đáng kể. Một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có một đối tượng tính giá thành. Giá thành sản xuất được tính theo công thức sau:

Z thực tế Chi phí Chi phí sản Chi phí sản Giá trị Của sản phẩm = xuất dở dang + xuất phát sinh – xuất dở dang – phế liệu Hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có)

Z đơn vị Tổng giá thành sản xuất sản phẩm =

hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành

Đối tượng tính giá thành: tại Công ty đối tượng tính giá thành chỉ có thành phẩm lá đã qua chế biến và giá thành được xác định trên từng Kg cấp loại riêng biệt.

Kỳ tính giá thành tại Công ty được xác định theo từng tháng, luôn mang tính chất kịp thời và phù hợp với kỳ báo cáo. Như vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đối chiếu giữa các sổ với nhau. Nhờ vậy giá thành sản phẩm xác định chính xác hơn.

Phương pháp định giá này vẫn được hầu hết các khách hàng của công ty chấp nhận vì họ cho rằng phương pháp định giá này là công bằng với cả người mua và người bán. Công ty sẽ không thể ép giá được các khách hàng của mình khi nhu cầu tăng và trở nên cấp bách, song công ty vẫn kiếm được lợi nhuận công bằng trên vốn đầu tư của mình.

+ Phân tích chính sách giá:

Hiện nay, chính sách giá bán của CTCPHV chịu sự kiểm soát và quy định của TCTTLVN. Tức vào mỗi năm, TCTTLVN sẽ quy định một mức giá trần chung cho tất cả các công ty nguyên liệu thuốc lá. Đó là mức giá cao nhất đối với sản phẩm nguyên liệu (qua chế biến hoặc chưa qua chế biến) mà công ty có thể bán. Tuy nhiên, nếu bán dưới mức giá này để cạnh tranh thì công ty lại không thể đủ chi phí bù đắp lại góp phần giữ vững doanh thu lợi nhuận. Còn nếu bán giá cao để tăng doanh thu lợi nhuận thì không thể vì TCTTLVN không cho phép.

Công ty hiện nay sử dụng phương pháp định giá giản đơn và hình thức chính sách giá phân biệt. Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau, đơn hàng khác nhau thì công ty sẽ quy định một mức giá riêng. Thông qua phương pháp định giá giản đơn sẽ biết được khách hàng phải chi trả mức giá bao nhiêu. Song bên cạnh đó công ty vẫn đặt ra một mức giá bình quân để khách hàng tham khảo.

Ghi chú: Giá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào ở từng vùng trồng trọt xét theo miền nên giá cả công ty phân chia theo khu vực địa lý. Xem thêm phụ lục 6 để biết rò giá cả cụ thể từng khách hàng.

Giá bán nguyên liệu thuốc lá chưa qua chế biến được niêm yết giá từ đầu vụ. Thuốc lá sợi vàng được chia làm 18 loại, theo đó giá thu mua sẽ nâng dần từ 4.500 đồng/kg -

19.000 đồng/kg (thuốc lá đã sấy).

Bảng 2.13: Giá bán bình quân nguyên liệu thuốc lá phân theo khách hàng

(Đơn vị tính: đồng/kg)


STT

Khách hàng

Giá bình quân

Hỗ trợ giá

1

Mua nguyên liệu thô

4.500 – 19.000

Vận chuyển

2

Mua nguyên liệu đã qua chế biến

11.000 – 75.000

Trả chậm, giảm giá số lượng lớn, vận chuyển, lưu kho…

3

Khách hàng gia công

1.500 – 5.000

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ phần Hòa Việt– Năm 2013)

~ 42 ~

Bảng 2.14: Giá bán bình quân nguyên liệu thuốc lá đã qua chế biến của CTCPHV bán cho các công ty thuốc điếu qua các năm

(Đơn vị tính: đồng/kg)



Chủng loại


Miền

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Vàng

sấy

Burley

Nâu

Vàng

sấy

Burley

Nâu

Vàng

sấy

Burley

Nâu

Vàng

sấy

Burley

Nâu


Bán sán phẩm

Bắc

21.000 – 49.000

15.000 – 49.000

9.000 – 59.000

23.000 – 59.000

15.000 – 49.000

10.000 – 59.000

21.000 – 69.000

19.000 – 49.000

11.000 – 59.000

21.000 – 69.000

19.000 – 49.000

11.000 – 59.000

Trung

20.000 –

40.000

18.000 –

40.000

13.000 –

40.000

20.000 –

50.000

20.000 –

50.000

13.000 –

40.000

25.000 –

70.000

20.000 –

50.000

15.000 –

60.000

25.000 –

70.000

20.000 –

50.000

15.000 –

60.000

Nam

30.000 – 45.000

25.000 – 45.000

20.000 – 55.000

30.000 – 60.000

25.000 – 60.000

20.000 – 60.000

30.000 – 75.000

25.000 – 55.000

20.000 – 65.000

30.000 – 75.000

25.000 – 55.000

20.000 – 65.000

Dịch vụ gia công

Bắc


1.800 –

2.300


1.500 – 2.000


1.800 –

2.300


1.800 –

3.000


1.500 – 2.000


2.500 – 5.000


2.500 – 5.000


2.500 – 5.000


2.500 – 5.000


2.500 – 5.000


2.500 – 5.000


2.500 – 5.000

Trung

Nam

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ phần Hòa Việt– Năm 2013)

Dựa vào bảng 2.14, ta thấy giá cả của sản phẩm nguyên liệu thuốc lá tại các thị trường khác biệt nhau:

+ Năm 2010, tại miền Bắc, giá bình quân luôn cao hơn so với miền Nam (thứ 3) và Miền Trung (thứ 2), dao động từ 9.000 đến 59.000 đồng.

+ Năm 2011, tại miền Bắc, giá bình quân thấp hơn so với miền Nam (thứ 1) và Miền Trung (thứ 3), dao động từ 10.000 đến 60.000 đồng.

+ Năm 2012, tại miền Bắc, giá bình quân đứng thứ 2, cao nhất là miền Nam và thứ 2 là miền Trung dao động từ 11.000 đến 75.000 đồng.

+ Năm 2013, tại miền Bắc, giá bình quân thấp nhất so với miền Nam (thứ 1) và Miền Trung (thứ 2), dao động từ 11.000 đến 75.000 đồng.

Thông qua bảng giá trên ta thấy, chính sách giá cả của công ty tăng dần đều qua các năm. Điều này phản ánh đúng thực tế tình hình thực tế tại thị trường nguyên liệu trong nước vì chịu sự kiểm soát của Nhà nước và TCTTLVN nên giá cả được áp dụng khá cao so với nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc hoặc Campuchia. Mặt khác, thị trường nguyên liệu trong nước không đủ cung so với nguồn cầu khá lớn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, yếu tố thời tiết, hạn hán, bệnh dịch, … ảnh hưởng đến cây thuốc lá, khiến nguyên liệu khan hiếm dẫn đến giá cả tăng nhanh.

Các hình thức hỗ trợ về giá:

Về vấn đề các ưu đãi về giá cho khách hàng, hiện nay công ty cũng không áp dụng hình chiết khấu hay hoa hồng. Công ty chỉ thương lượng về giá sau khi tính toán bằng phương pháp giản đơn. Sau đó, nếu thỏa thuận hợp lý và thỏa mãn hai bên thì cả hai bên sẽ tiến hành kí hợp đồng.

Về vấn để hỗ trợ thanh toán cho khách hàng, hiện nay CTCPHV có chính sách cho khách hàng trả chậm tối đa là một tháng sau thời hạn ghi trên hợp đồng. Song, công ty cũng khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh bằng các, công ty sẽ giảm giá từ 1- 2% nếu trả toàn bộ tiền trong hợp đồng trong 15 ngày kể từ ngày chuyển hàng. Sau 15 ngày thì khách hàng không được hưởng mức giảm giá này. Với ưu đãi giảm giá trả nhanh này công ty khuyến khích khách hàng trả tiền ngay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và chi phí thu khác vào các khoản quá cho công ty. Bên cạnh chính sách hỗ trợ về thanh toán thì công ty còn kết hợp vế vấn đề phân phối, vận chuyển nhanh chóng, không thu phí vận chuyển để hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng trong hoạt động kinh doanh.

Kết luận: Chính sách giá là kết quả của tất cả những chính sách Marketing – mix khác. Thông qua giá, công ty sẽ khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, đây còn là một công cụ cạnh tranh hiệu quả và hợp lý, góp phần thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng.

2.2.1.4 Chính sách chiêu thị

Đối với công ty cổ phần Hòa Việt, chính sách chiêu thị là một công cụ cạnh tranh hiệu quả giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế của mình trên thị trường và bảo vệ thị phần đang có. Chính vì thế, bản chất các hoạt động chiêu thị của công ty là nhằm truyền tải thông tin về sản phẩm, hình ảnh của công ty Hòa Việt đến khách hàng để từ đó xây dựng độ tin cậy của khách hàng về Hòa Việt.

- Mục tiêu của chính sách chiêu thị

Thị trường ngành thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá là những mặt hàng nhạy cảm và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, một mặt hàng không khuyến khích các hình thức chiêu thị công khai, đại chúng và rầm rộ. Một phần khác là sản phẩm này không khuyến khích tăng trưởng do có tính gây hại cho xã hội. Chính vì một thách thức như thế, nên công ty đặt mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu lên hàng đầu. Đối với hoạt động xây dựng thương hiệu thông qua công cụ PR. Công ty lấy yếu tố CSR (Corporate Social Responsibilities), tạm dịch là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình. CSR là tập hợp những hoạt động có trách nhiệm, tập trung vào 4 nhân tố chính phục vụ cho thành công của doanh nghiệp là người lao động, môi trường, xã hội và khách hàng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đó chính là việc công ty luôn có các hoạt động đồng hành với người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của xã hội để nâng cao uy tín thương hiệu, nâng cao vị trí của công ty trên thị trường. Điều đó không đồng nghĩa Hòa Việt chỉ gói gọn hoạt động của mình trong công cụ Quan hệ công chúng PR. Bên cạnh đó, còn có quảng cáo và chăm sóc khách hàng.

- Các quyết định về chính sách chiêu thị

+ Về công tác quan hệ công chúng – PR:

Trong giai đoạn 2010 – 2013, đối với hoạt động quan hệ công chúng, công ty chú trọng thực hiện các hoạt động sau: hội nghị khách hàng, tài trợ - hoạt động tích cực (thực hiện các chương trình từ thiện xã hội và hỗ trợ việc làm cho nông dân)

Đối với ngành nghề nguyên liệu thuốc lá, công ty nhận thấy những ảnh hưởng và tác hại to lớn trong tương lai xa (xét đến cả ngành thuốc lá nói chung) đến xã hội. Chính vì yếu tố đó, hoạt động quan hệ công chúng được thực hiện với mục đích là thiết lập mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan địa phương, Nhà nước thông qua đó xây dựng hình ảnh của thương hiệu Hòa Việt có trách nhiệm với xã hội. Từ đó, tạo nên cái nhìn thiện cảm và có uy tín của công ty trong tâm trí của khách hàng, xã hội đối với Hòa Việt.

Về hoạt động hội nghị khách hàng:

Hàng năm, công ty tổ chức hội nghị khách hàng toàn công ty. Nhằm đánh giá, thu thập ý kiến của khách hàng, cùng khách hàng trao đổi, thảo luận những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao dịch, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng về mọi mặt liên quan đến các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị, cũng như hoạt động của công ty. Thông qua đó, mối quan hệ giữa Hòa Việt và các đơn vị sẽ luôn bền chặt, gắn kết đồng hành cùng phát triển, gặt gái được nhiều thành công. Mặt khác, công ty cũng đánh giá được mức độ thỏa mãn của khách hàng công ty so với đối thủ cạnh tranh. Tùy theo tình hình tiêu thụ và số lượng khách hàng mỗi năm, công ty sẽ tổ chức Hội nghị khách hàng với quy mô như thế nào và soạn thảo nội dung hội nghị cho phù hợp nhất. Cụ thể trong giai đoạn 2010 – 2013, có một số hội nghị khách hàng được tổ chức: Ngày 20/12/2013 tại khách sạn Nikko Saigon số 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, TP.

Hồ Chí Minh, CTCPHV long trọng tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2013. Đây là dịp để Công ty gửi lời tri ân các khách hàng đã đồng hành, hợp tác hiệu quả trong năm qua. Với sự tham dự của các cấp lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Hòa Việt cùng đại diện lãnh đạo của gần 50 đơn vị khách hàng, đối tác của Công ty cổ phần Hòa Việt cũng tham dự. Ngày 12 12 2012, tại khách sạn Intercontinental Asiana Saigon toạ lạc ngay ngã tư

Lê Duẩn và Hai Ba Trưng diễn ra Hội nghị khách hàng năm 2012 với sự tham gia của đông đảo hơn 40 đại diện của các đơn vị đối tác của Hòa Việt.

Về hoạt động tài trợ và tích cực, được xem là hoạt động được thực hiện rất mạnh mẽ vì yếu tố cộng đồng và trách nhiệm xã hội mà mục tiêu công ty đã đề ra.

Về việc thực hiện các hoạt động từ thiện, xã hội:

Hằng năm, công ty luôn tổ chức những chuyến đi thăm, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm và tặng quà cho bà con ở vùng thiên tai bão lũ do CTCPHV thực hiện và phát động. Bên cạnh đó, còn có các hoạt động xóa nhà tạm, trao nhà tình nghĩa cho các hộ dân nghèo trên cả nước. Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua những hoạt động giàu tính nhân văn đó, công ty muốn đóng góp một phần sức lực của mình vào sự nghiệp phát triển xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Từ đó, thương hiệu Hòa Việt sẽ được

nhìn nhận ở khía cạnh tích cực hơn, nâng cao hơn uy tín và vị trí của thương hiệu Hòa Việt. Khách hàng của Hòa Việt sẽ ủng hộ và đồng hành cùng với Hòa Việt trong công cuộc thực hiện kế hoạch này.

Trong giai đoạn 2010-2013, công ty đã gặt gái một số thành công như:

Xây dựng gần 500 căn nhà tình nghĩa cho người dân nghèo (cộng tác với một số đối tác của Hòa Việt) tại: Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ.

Ngày 8/3/2012 và 11/8/2013, công ty tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 500 đồng bào dân tộc và khó khăn tại Đồng Nai và Bình Dương.

Về việc hỗ trợ việc làm cho người dân:

Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích phát triển nhưng cũng là một nhu cầu thiết yếu. Mặt hàng, ngành thuốc lá là ngành có đóng góp to lớn vào nguồn thu Ngân sách của Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, giúp ổn định đời sống, tình hình kinh tế tại địa phương này. CTCPHV đã giúp nâng cao đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng nói, an ninh xã hội. Chính vì điều này, Hòa Việt đã nâng cao thêm vị thế của mình trong ngành.

+ Về quảng cáo:

Bảng 2.15: Các hình thức quảng cáo và chi phí thực hiện giai đoạn 2010 – 2013

(ĐVT: Triệu đồng)


Hình thức quảng

cáo

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Có/ Không

Chi phí

Có/ Không


Chi phí

Có/ Không


Chi phí

Có/ Không


Chi phí

Danh bạ công nghiệp


Không


0


1.800.000/

1 tháng


1.800.000/

1 tháng


1.800.000

/1 tháng

Website

công ty

Không

0

3.000.000/

1 tháng

3.500.000/

1 tháng

4.500.000

/1 tháng

Tổng đài 1080


Không


0


Không


0


300.000/1

tháng


500.000/1

tháng

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ phần Hòa Việt– Năm 2013)

Quảng cáo là hoạt động phụ trợ cho công ty, song chưa được thực hiện mạnh mẽ và có hướng đi đúng đắn. Hoạt động quảng cáo chính của công ty là theo hình thức marketing online. Tức là công ty vận dụng thương mại điện tử như một công cụ hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Mục tiêu quảng cáo của công ty là: mô tả về sản phẩm của công ty nhằm thông tin đến khách hàng về hình ảnh sản phẩm, công nghệ sản xuất 24000 tấn 1 năm, 6 tấn/ 1 giờ hiện đại, ưu điểm của sản phẩm, các giải thưởng đạt được, …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022