Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

định về việc đình chỉ thi hành lệnh bắt và khi có người nộp tiền bảo lĩnh theo quy định thì bị can có thể được trả tự do.

Chủ thể nhận bảo lĩnh. BLTTHS CHLB Đức không quy định cụ thể người nhận bảo lĩnh mà quy định chung chung “người nộp tiền bảo lĩnh”, họ có thể là một người họ hàng hoặc người mà bị can tin tưởng.

Chế độ trách nhiệm. Người nộp tiền bảo lĩnh cho bị can có thể được trả lại nếu việc tạm giam hoặc tù giam, biện pháp cải tạo không giam giữ đang được thi hành; nếu đảm bảo bị can có mặt trong thời hạn do tòa án quyết định hoặc thông báo những tin tức cho thấy bị can có ý định bỏ trốn để kịp thời bắt giữ (Điều 123).

- Tiền bảo lĩnh không được trả lại sẽ bị tịch thu, chuyển cho Kho bạc nếu bị can trốn tránh việc điều tra, khi thi hành hình phạt tù giam hoặc biện pháp cải tạo có giam giữ. Đối với người đã nộp tiền bảo lĩnh cho bị can, quyết định tịch thu sẽ có hiệu lực như một bản án cuối cùng do Thẩm phán Tòa Dân sự tuyên và được tuyên là có hiệu lực thi hành tạm thời. Sau khi thời hạn khiếu nại đã hết, quyết định sẽ có hiệu lực bắt buộc như một bản án dân sự cuối cùng (Điều 124).

- Thẩm phán sẽ ra lệnh thi hành lệnh bắt lại nếu: Bị can vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ và các hạn chế được áp dụng đối với tòa án; Bị can chuẩn bị bỏ trốn, vắng mặt không có lý do chính đáng khi được triệu tập, hoặc có biểu hiện khác cho thấy sự tin tưởng vào anh tòa án là không có cơ sở; hoặc có những tình tiết mới khiến cho việc bắt là cần thiết [52].

Qua nghiên cứu biện pháp bảo lĩnh trong BLTTHS CHLB Đức, cho thấy một số điểm khác biệt trong quy định BLTTHS năm 2003 của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, khác với BLTTHS Việt Nam, biện pháp bảo lĩnh của BLTTHS Cộng hòa liên bang Đức được hiểu là việc người nhận bảo lĩnh nộp

một khoản tiền cho tòa án nơi có thẩm quyền để bị can được tại ngoại nhằm đảm bảo cho mục đích của việc tạm giam.

Thứ hai, có thể thấy rõ nhất đó là BLTTHS CHLB Đức không quy định một điều luật cụ thể về biện pháp bảo lĩnh như BLTTHS Việt Nam. Các quy định biện pháp này nằm rải rác và chủ yếu mang tính dẫn chiếu đến các điều luật có liên quan. Chỉ có Điều 123 có gọi tên biện pháp bảo lĩnh nhưng là quy định về điều kiện để được trả lại tiền bảo lĩnh và Điều 124 quy định điều kiện không được trả lại tiền bảo lĩnh, khiếu nại đối với quyết định không trả lại tiền và hiệu lực của quyết định đó.

Thứ ba, căn cứ áp dụng cụ thể đối với biện pháp bảo lĩnh thì không quy định giống với BLTTHS Việt Nam mà chỉ được nhà làm luật quy định trong căn cứ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng nghĩa là “nếu tội phạm chỉ bị áp dụng mức phạt tù giam đến 6 tháng, hoặc phạt tiền đến một trăm tám mươi đơn vị tính theo ngày (daily units), thì tạm giam có thể không được áp dụng với lý do có khả năng gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, nếu có các biện pháp ít nghiêm khắc đảm bảo làm giảm đáng kể khả năng gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Thứ tư, thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh thuộc về Thẩm phán của tòa án địa phương nơi có thẩm quyền xét xử có quyền quyết định được áp dụng biện pháp bảo lĩnh dựa trên kiến nghị của Công tố viên. Sau khi Thẩm phán chuyên trách xem xét và ban hành quyết định về việc đình chỉ thi hành lệnh bắt và khi có người nộp tiền bảo lĩnh theo quy định thì bị can có thể được bảo lĩnh.

Thứ năm, trách nhiệm của người nộp bảo lĩnh trong BLTTHS CHLB Đức quy định rõ khoản tiền nộp tiền bảo lĩnh cho bị can có thể được trả lại nếu việc tạm giam hoặc tù giam hoặc biện pháp cải tạo không giam giữ đang được thi hành; hoặc nếu đảm bảo bị can có mặt trong thời hạn do tòa án quyết

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 8

định hoặc thông báo những tin tức cho thấy bị can có ý định bỏ trốn để kịp thời bắt giữ. Tiền bảo lĩnh không được trả lại sẽ bị tịch thu, chuyển cho Kho bạc nếu bị can trốn tránh việc điều tra hoặc khi thi hành hình phạt tù giam hoặc biện pháp cải tạo có giam giữ.

2.2.2. Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga

BLTTHS Liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2001 và được Quốc hội phê chuẩn ngày 5 tháng 12 năm 2001. Biện pháp bảo lĩnh được ghi nhận tại Điều 97, 98, 99 và Điều 103, 105 trong BLTTHS.

Bảo lĩnh (được ghi nhận tại Điều 103 BLTTHS) là một trong bảy BPNC trong BLTTHS Liên bang Nga do Điều tra viên, Dự Thẩm Viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán trong phạm vi thẩm quyền được giao có quyền áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can khi có một hoặc một số người cam đoan bằng văn bản là họ sẽ bảo đảm người bị tình nghi hoặc bị can có mặt theo giấy triệu tập đúng thời gian quy định và không cản trở hoạt động tố tụng đối với vụ án bằng những hình thức khác.

Căn cứ áp dụng: Được quy định tại Điều 97 về những căn cứ áp dụng BPNC:

1. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán trong phạm vi thẩm quyền được giao, có quyền áp dụng một trong những BPNC quy định tại Bộ luật này nếu có đủ căn cứ để cho rằng người bị tình nghi, bị can:

1) Trốn tránh việc điều tra ban đầu, điều tra dự thẩm hoặc xét xử;

2) Có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội;

3) Có thể đe doạ người làm chứng, những người khác tham gia TTHS, tiêu huỷ chứng cứ, cũng như có những hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng đối với vụ án.

Thêm vào đó, Điều 99 BLTTHS nước này cũng quy định điều kiện phải xem xét khi áp dụng BPNC: “Khi quyết định việc lựa chọn

BPNC để áp dụng đối với người có hành vi phạm tội là người bị tình nghi, bị can khi có những căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật này thì cần phải xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người bị tình nghi hoặc bị can, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp và những tình tiết khác”. Như vậy, nếu Điều 97 được coi là điều kiện cần, thì Điều 99 được xem là điều kiện đủ, là những yếu tố cần thiết khi đánh giá người bị tình nghi hoặc bị can liệu có được áp dụng BPNC không [49].

Đối tượng áp dụng (Điều 46 và Điều 47). Người bị tình nghi là người đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ và thủ tục quy định; bị bắt giữ theo quy định theo Điều 91 và 92 của Bộ luật; bị áp dụng BPNC trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 100 của Bộ luật. Bị can là người bị tống đạt quyết định khởi tố bị can; bị tống đạt cáo trạng; bị tống đạt bản cáo trạng (bị can đưa ra xét xử được gọi là bị cáo, bị can đã có bản án tuyên là có tội được gọi là người bị kết án).

Thẩm quyền áp dụng. Điều 101 BLTTHS quy định việc quyết định áp dụng BPNC, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Tòa án ra quyết định về việc áp dụng BPNC, trong đó nêu rõ tội phạm mà người đó bị tình nghi hoặc bị khởi tố và những căn cứ của việc áp dụng BPNC.

Chủ thể nhận bảo lĩnh. Theo như khoản 2 Điều 103 được hiểu là một cá nhân hoặc một số cá nhân có thể là người nhận bảo lĩnh. Điều luật không có quy định về tiêu chuẩn để cá nhân trở thành người nhận bảo lĩnh cho người bị tình nghi.

Thủ tục bảo lĩnh. Khi nhận bảo lĩnh thì người nhận bảo lĩnh phải cam đoan bằng văn bản bảo đảm người bị tình nghi hoặc bị can phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đúng thời gian quy định; không cản trở hoạt động tố tụng

đối với vụ án bằng những hình thức khác. Khi làm giấy cam đoan người nhận bảo lĩnh được giải thích về bản chất của việc người được bảo lĩnh bị tình nghi hoặc bị khởi tố và nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát của người nhận bảo lĩnh liên quan đến việc thực hiện bảo lĩnh của cá nhân. Bên cạnh đó nhận bảo lĩnh phải có sự đồng ý của người bị tình nghi hoặc bị can.

Chế độ trách nhiệm. Trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì họ có thể bị phạt một khoản tiền đến 10 lần mức thu nhập tối thiểu theo thủ tục quy định. Trong trường hợp đó, người bị tình nghi hoặc bị can có thể bị áp dụng BPNC nghiêm khắc hơn biện pháp bảo lĩnh (khoản 4 Điều 103).

Bên cạnh đó, Bộ luật cũng chỉ rõ trách nhiệm xử phạt đuợc giao cho các cơ quan THTT như sau:

1. Việc phạt tiền do quyết định.

2. Nếu vi phạm xảy ra trong quá trình xét xử thì tòa án phạt tiền tại phiên toà, nơi vi phạm được xác định và tòa án ra quyết định về việc phạt tiền.

3. Nếu vi phạm xảy ra trong giai đoạn trước khi xét xử thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên lập bản vi phạm và chuyển cho tòa án quận. Thẩm phán phải giải quyết trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được biên bản vi phạm. Người có thể bị phạt tiền và người lập biên bản được triệu tập tham gia phiên toà. Việc người vi phạm vắng mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng không cản trở việc xem xét biên bản vi phạm.

4. Sau khi xem xét biên bản vi phạm, Thẩm phán ra quyết định phạt tiền hoặc từ chối phạt tiền. Bản sao quyết định được gửi cho người lập biên bản và người bị phạt tiền.

5. Khi tiến hành phạt tiền, tòa án có quyền gia hạn hoặc cho phép thi hành dần quyết định trong thời hạn đến 3 tháng [49].

Qua nghiên cứu BLTTHS Liên bang Nga, cho thấy BLTTHS Việt Nam có nhiều nét tương đồng với BLTTHS Liên bang Nga, tuy nhiên có một số điểm khác biệt như:

Thứ nhất, BLTTHS Liên bang Nga chỉ chấp nhận bảo lĩnh cá nhân chứ không quy định chủ thể là tổ chức giống BLTTHS Việt Nam. Số lượng người bảo lĩnh có thể là một hoặc một số người và phải được sự đồng ý từ phía người bị tình nghi hoặc bị can.

Thứ hai, bên cạnh việc căn cứ theo quy định chung tại Điều 97 Bộ luật này, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người bị tình nghi hoặc bị can” BLTTHS Liên bang Nga còn cụ thể hóa căn cứ áp dụng hơn BLTTHS Việt Nam như về tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp và những tình tiết khác. Quy định như vậy sẽ hỗ trợ các cơ quan THTT một cách thuận lợi, không gây lúng túng trong quá trình xem xét áp dụng BPNC.

Thứ ba, bên cạnh những người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thì BLTTHS Liên bang Nga còn quy định dự thẩm viên có quyền ra quyết định áp dụng BPNC. Dự thẩm viên là người có chức vụ, quyền hạn, có quyền tiến hành điều tra dự thẩm đối với vụ án trong phạm vi thẩm quyền như: khởi tố vụ án hình sự; tiếp nhận vụ án hình sự để tiến hành điều tra hoặc chuyển đến CQĐT dự thẩm nơi có thẩm quyền điều tra; tự mình tiến hành các bước điều tra, quyết định tiến hành các hoạt động điều tra và các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền…

Thứ tư, chế độ trách nhiệm được quy định trong BLTTHS Liên bang Nga cũng được quy định chi tiết hơn BLTTHS Việt Nam. Khi người nhận bảo lĩnh không thực hiện nghĩa vụ của mình thì họ có thể bị phạt một khoản tiền đến 10 lần mức thu nhập tối thiểu theo quy định của pháp luật. Từ đó, trách

nhiệm trong việc quản lý tiền sau khi xử phạt cũng được pháp luật TTHS Liên bang Nga chú trọng hơn, đây là một kinh nghiệm hay cần được xem xét để hoàn thiện chế định bảo lĩnh.

2.2.3. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

BLTTHS của nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ năm vào ngày 14/3/2012, gồm 5 phần, với 290 điều. Biện pháp bảo lĩnh được quy định trong Phần thứ nhất, chương 6, cụ thể tại Điều 50, Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56, 58, 60.

Bảo lĩnh theo pháp luật TTHS CHND Trung Hoa là một BPNC độc lập, được TAND, VKSND và cơ quan công an căn cứ vào các tình tiết của vụ án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Căn cứ áp dụng. Có thể áp dụng BPNC bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo trong các trường hợp dưới đây: Có khả năng tuyên phạt quản chế, cải tạo không giam giữ hoặc áp dụng hình phạt bổ sung; Có thể bị tuyên phạt tù có thời hạn tối thiểu và sẽ không gây nguy hại cho xã hội; Bị bệnh nặng, không thể tự chăm sóc bản thân, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, áp dụng bảo lĩnh sẽ không gây nguy hại cho xã hội; Hết thời hạn tạm giam, chưa kết thúc vụ án, cần thiết phải áp dụng bảo lĩnh (Điều 51).

Đối tượng áp dụng. Có thể là bị can, bị cáo. Nếu bị can, bị cáo cần phải bắt đang mắc bệnh nặng hoặc là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, có thể cho phép họ có người bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử hoặc bị giám sát nơi cư trú.

Thẩm quyền áp dụng. TAND, VKSND hoặc cơ quan công an quyết định cho phép nghị can, bị cáo có được một người bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Cơ quan công an sẽ thi hành quyết định cho phép bị can, bị cáo được bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (Điều 53).

Chủ thể nhận bảo lĩnh. Có thể áp dụng một trong hai hình thức: (i)

người khác đứng ra bảo lĩnh; hoặc (ii) chính bản thân bị can, bị cáo đóng tiền bảo lĩnh cho mình (Điều 52).

+ Trường hợp người khác bảo lĩnh: Họ có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc họ hàng thân thích. Người bảo lĩnh phải đáp ứng các điều kiện: không liên quan đến vụ án, có khả năng thực hiện những trách nhiệm của người bảo lĩnh; được hưởng các quyền chính trị và không bị hạn chế tự do cá nhân; có nơi cư trú và thu nhập ổn định (Điều 55).

+ Trường hợp bị can, bị cáo tự đặt tiền để bảo lĩnh cho mình: Mức tiền thấp nhất phải đặt là từ 1.000 Nhân dân tệ trở lên (Điều 56).

Nghĩa vụ của người nhận bảo lĩnh. Trọng trách được đặt lên vai người nhận bảo lĩnh: (1) đảm bảo chắc chắn là người được bảo lĩnh tuân thủ những quy định của Điều 56; và (2) báo cáo ngay lập tức đến cơ quan thi hành khi phát hiện thấy người được bảo lĩnh có thể thực hiện hoặc đã thực hiện những hành vi vi phạm quy định. Nếu người bảo lĩnh không báo cáo ngay khi người được bảo lĩnh thực hiện một hành vi vi phạm các quy định của Điều 56 thì sẽ bị phạt tiền. Nếu vụ án cấu thành tội phạm thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật.

Thủ tục áp dụng. Bị can, bị cáo, người nhận bảo lĩnh của họ phải có đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo lĩnh; Cơ quan tố tụng xem xét đơn, sau đó ra quyết định cho bảo lĩnh trong thời gian chờ xét xử, nếu từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp viện kiểm sát, tòa án ra quyết định thì phải gửi cho Cơ quan Công an để thi hành.

Thời hạn bảo lĩnh: Tối đa không quá 12 tháng (Điều 58)

Chế độ trách nhiệm. Nếu bị can, bị cáo có người bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vi phạm những quy định của đoạn trên, tiền bảo lĩnh đã đặt sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, trong những trường hợp cụ thể, bị can, bị cáo sẽ bị yêu cầu phải viết một bản cam kết ăn năn hối cải, đặt tiền bảo lĩnh một lần nữa hoặc giám sát nơi cư trú hoặc bị bắt. Nếu bị can, bị cáo không vi phạm

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí