Nhóm Nhân Tố Tác Động Đến Cung Du Lịch

cầu du lịch như: mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông vận tải, việc điều hành giao thông.

Mạng lưới giao thông: Cả đường bộ, đường thuỷ và đường không dẫn khách du lịch từ nơi cư trú thường xuyên của họ đến được nơi du lịch. Cùng với hệ thống đường dẫn tiếp cận điểm thăm quan du lịch là hệ thống giao thông trong điểm thăm quan du lịch là yếu tố quyết định cho việc thực hiện chương trình du lịch đã định. Mạng lưới giao thông hoàn thiện, chất lượng cao, an toàn về kỹ thuật thúc đẩy việc hình thành và phát triển cầu du lịch làm cho quy mô cầu về du lịch tăng lên.

Phương tiện giao thông vận tải: Thúc đẩy việc hình thành các chủng loại cầu du lịch, tần suất hình thành cầu du lịch và số lượng cũng như cơ cấu của nó.

Việc điều hành giao thông: Đảm bảo an toàn và sự thông thoáng trong vận chuyển khách du lịch và hành lý của họ. Điều hành giao thông thông thoáng, an toàn đảm bảo cho việc đáp ứng cầu về dịch vụ vận chuyển khách du lịch tốt hơn sẽ tạo cơ sở đáp ứng cầu du lịch khác.

- Các yếu tố khác

Bên cạnh sáu nhóm yếu tố cơ bản nêu trên các yếu tố khác như xúc tiến quảng bá du lịch, mốt, mức độ ô nhiễm môi trường và các yếu tố bất thường cũng tác động đến nhu cầu du lịch và cầu du lịch.

Những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: thường là những tác nhân hình thành nhu cầu du lịch, hiệu ứng xúc tiến quảng bá, quảng cáo du lịch định hướng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúc con người đi du lịch lần đầu và tái hình thành nhu cầu du lịch đối với sản phẩm du lịch cụ thể.

Con người thường hay bắt chước theo những mốt đang thịnh hành, do vậy họ thường hay hướng cầu của mình tới những dịch vụ du lịch và hàng hoá đang được nhiều người ưa chuộng mà không quan tâm nhiều đến giá cả và giá trị sử

dụng của chúng. Nhiều khi mốt đi du lịch một điểm nào đó trở thành một trào lưu, ai không đi du lịch ở địa điểm đó sẽ được coi là không thời thượng.

Mức độ ô nhiễm môi trường: là nhân tố ảnh hưởng đến hình thành cầu trong du lịch. Sự ồn ào, không khí ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn … làm cho nhiều người từ bỏ các nhu cầu cần thiết khác để đi du lịch đến những nơi yên tĩnh, có môi trường trong sạch hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các yếu tố bất thường: như thiên tai, xung đột chính trị, chiến tranh, dịch bệnh … làm giảm hoặc triệt tiêu nhu cầu du lịch. Vấn đề mấu chốt là làm thế nào biết được tác động của các yếu tố bất thường và ngăn chặn được tác động của nó trong khi rủi ro, khủng hoảng xảy ra.

1.1.3.2. Nhóm nhân tố tác động đến cung du lịch

Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 5

Cung du lịch được cấu thành bởi cung của các doanh nghiệp và hộ tư nhân tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm và hàng hoá đem bán trên thị trường du lịch, là tổng mức cung của toàn bộ người bán trên thị trường. Các nhóm yếu tố tác động vào cung du lịch như: Sự phát triển của LLSX, QHSX và các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, cầu du lịch, các yếu tố đầu vào, số lượng người sản xuất, các kỳ vọng, mức độ tập trung hoá của cung, chính sách thuế, chính sách du lịch của từng quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương và các sự kiện bất thường.

- Sự phát triển của LLSX, QHSX và các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ

Đây là yếu tố cơ bản tác động đến việc hình thành cung du lịch, đến lượng cung du lịch và cơ cấu của nó. Một mặt, sự phát triển của LLSX và QHSX tạo ra nhu cầu và cầu du lịch vì thế cung du lịch được hình thành và phát triển. Mặt khác, do LLSX và QHSX phát triển sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, ngoại giao và thương mại, phát triển khả năng giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội sẽ thúc đẩy du lịch phát

triển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhờ thế được đầu tư ngày càng hoàn thiện, các yếu tố khác tạo cung du lịch như tài nguyên, dịch vụ, hàng hoá vật chất cũng được quan tâm phát triển.

Các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố trực tiếp tác động đến cung du lịch. Các yếu tố này góp phần tạo ra các dịch vụ du lịch và hàng hoá vật chất phục vụ du lịch có giá trị sử dụng với chất lượng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn cầu du lịch.

- Cầu du lịch

Khối lượng tiền để thoả mãn cầu du lịch có tác dụng quyết định dịch vụ, hàng hoá vật chất bán trên thị trường du lịch. Tình trạng của cầu du lịch tác động đồng thời đến số lượng hàng hoá vật chất và dịch vụ du lịch bán ra trên thực tế, quá trình chuyên môn hoá của cung du lịch và đặc điểm của các hoạt động trung gian. Số lượng cầu, cơ cấu và chất lượng của cầu du lịch tác động trực tiếp đến cung du lịch. Sự thay đổi cơ cấu, số lượng và chất lượng cầu làm cho nhiều loại hình du lịch mới hình thành và phát triển.

- Các yếu tố đầu vào (các yếu tố sản xuất)

Các yếu tố đầu vào như: vốn, đất đai với giá của nó và lao động hay nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng của nó ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản phẩm du lịch trên thị trường. Nếu các yếu tố này lợi cho các nhà sản xuất du lịch sẽ dẫn đến giá thành sản xuất, phục vụ du lịch giảm xuống, cơ hội kiếm lợi nhuận tăng lên, làm cho các nhà sản xuất du lịch tăng cung du lịch của mình

Trong du lịch, đặc biệt là đối với khách sạn, khu vui chơi giải trí, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm thăm quan du lịch, các cảnh quan thì đất đóng vai trò rất quan trọng. Có những diện tích đất tạo sinh lợi trực tiếp, nhưng có những khu đất chỉ đóng vai trò làm vùng đệm, bổ trợ, tạo cảnh quan như sân vườn, đường đi lại … Nếu giá đất được tính bình quân chung trên toàn bộ diện tích mà doanh nghiệp du lịch và liên quan đến du lịch quản lý, sử

dụng sẽ rất cao, doanh nghiệp không chịu đựng nổi, dẫn đến việc thu hẹp lại diện tích, không có cảnh quan, không có vùng đệm và bổ trợ kéo theo sự hấp dẫn du lịch kém đi, cung du lịch cũng bị giảm xuống.

Vốn là điều kiện tiên quyết để đầu tư cho một, một số hoặc toàn bộ quá trình tạo cung, tổ chức thực hiện và tiêu thụ cung du lịch.

Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định, sẽ không có cung du lịch, không đủ cung du lịch với cơ cấu hợp lý và chất lượng cao nếu không có nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và cao về chất lượng. Đối với ngành du lịch quốc gia, để tạo cung du lịch cần có cán bộ quản lý nhà nước, người hoạch định chính sách, nghiên cứu, sự nghiệp đào tạo nhân lực và lực lượng lao động du lịch cả trực tiếp và gián tiếp.

- Số lượng người sản xuất

Số lượng người sản xuất trong du lịch thường được coi là quy mô của thị trường du lịch dưới góc độ cung du lịch. Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung du lịch càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, khi số người sản xuất tăng đến độ tới hạn làm cho cung du lịch tăng lên vượt xa cầu du lịch sẽ dẫn đến thừa, ế cung du lịch. Tình trạng nay dài sẽ dẫn đến khủng hoảng thưa hàng hoá vật chất phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch, sản xuất du lịch bị đình đốn, buộc người sản xuất phải chuyển hướng đầu tư hoặc bị phá sản, kéo theo việc giảm cung du lịch.

- Các kỳ vọng

Mọi mong đợi của người bán về sự thay đổi giá cả của hàng hoá bán ra, của các yếu tố đầu vào, của chính sách thuế, về sự thay đổi của cầu du lịch…. đều ảnh hưởng trực tiếp đến cung du lịch. Những kỳ vọng của người bán thuận lợi cho sản xuất du lịch thì cung du lịch được hình thành nhanh chóng và lượng cung sẽ phát triển nhanh và ngược lại.

- Mức độ tập trung hoá của cung

Nhóm yếu tố này tác động đến lượng của cung tham gia trên thị trường du lịch. Tập trung hoá càng cao thì càng mở rộng lượng cung trên thị trường du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của người bán trên thị trường du lịch, thu được lợi nhuận cao nhờ giảm một số chi phí, bổ sung thế mạnh cho nhau. Sự tập trung hoá của cung du lịch có thể được diễn ra theo hai hướng: tập trung hoá theo chiều ngang và tập trung hoá theo chiều dọc.

- Chính sách thuế

Chính sách thuế cũng là một trong những chính sách phát triển du lịch của quốc gia nhưng vai trò của nó tác động toàn diện hơn và tức thì đến toàn bộ các ngành kinh tế, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch thông qua tác động của các ngành kinh tế khác liên quan đến du lịch. Chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các nhà sản xuất du lịch. Số lượng các loại thuế nhiều, mức thuế cao làm cho thu nhập của người sản xuất du lịch ít đi nên họ không muốn cung cấp hoặc cung cấp ít đi hàng hoá vật chất phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch. Ngược lại khi số lượng các loại thuế suất ít đi, mức thuế giảm hoặc vừa phải làm cho thu nhập của người sản xuất du lịch tăng lên, kích thích người tạo cung du lịch, tăng khả năng cung ứng và sự sẵn sàng cung ứng hàng hoá vật chất phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch trên thị trường, dẫn đến cung du lịch trên thị trường cũng

tăng lên.

- Chính sách phát triển du lịch

Là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ phát triển du lịch, được thực hiện trong một thời gian nhất định, trong lĩnh vực du lịch, yếu tố chính sách phát triển du lịch tác động trước tiên đến việc hình thành cung du lịch, sau đó đến số lượng cung và cơ cấu, chất lượng của nó trên thị trường du lịch. Chính sách phát triển du lịch của một quốc gia phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của quốc gia đó. Cung du lịch được hình thành

nhanh chóng và mở rộng nếu quốc gia đó có chính sách khuyến khích phát triển du lịch và ngược lại cung không được hình thành và bị thu hẹp nếu du lịch không được chú ý đến hoặc có những chính sách hạn chế phát triển.

Để cung du lịch phát triển toàn diện, bền vững, chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia phải gắn với chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, đồng thời lại chịu tác đông sâu sắc của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nên các hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật của nhà nước, chính phủ cần phải có sự phối hợp liên ngành đồng bộ và chứa đựng các nhân tố đa phương phục vụ cho hội nhập quốc tế, các cơ chế chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.

Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đã đặt mỗi quốc gia trước một sự lựa chọn chính sách phức tạp hơn trước rất nhiều, một chiến lược phát triển du lịch hoặc chính sách du lịch lớn không chỉ còn là ý nguyện riêng của mỗi nước mà là sự tổng hợp lợi ích của quốc gia đó trong lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực liên quan khác và lợi ích của các quốc gia khác, của các công ty xuyên quốc gia, của các khối kinh tế và các tổ chức kinh tế.

Các chính sách du lịch chủ yếu của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương trong quản lý và phát triển du lịch tác động vào cung du lịch bao gồm: Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, chính sách phát triển cơ sở vật chất kinh tế du lịch, chính sách xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, chính sách vốn, chính sách thị trường, chính sách nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch và môi trường và chính sách cải cách hành chính.

- Các sự kiện bất thường

Các hiện tượng thiên tai, thời tiết diễn ra bất thường, các xung đột chính trị

… làm cung du lịch giảm đi nhanh chóng hoặc triệt tiêu. Các sự kiện bất thường này tác động trước tiên đến cầu du lịch, làm cho cầu du lịch giảm đi hoặc triệt tiêu. Sự giảm sút và triệt tiêu của cầu du lịch làm cho cung du lịch không thực hiện được dẫn đến thừa, ế, buộc các nhà tạo cung du lịch phải chuyển vốn đầu tư sang các khu vực khác có lợi hơn làm cho cung du lịch giảm cả về số lượng và cơ cấu.‌

Các hiện tượng thiên tai, thời tiết diễn ra bất thường, các xung đột chính trị xảy ra … nhiều lúc tác động trực tiếp, mang tính hữu hình, nhìn thấy rõ đến cung du lịch như trường hợp bão, tố, lũ lụt huỷ hoại tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch làm cho cung du lịch bị giảm đi nhanh chóng, việc phục hồi và phát triển cung du lịch phải cần thời gian rất dài sau các sự kịên bất thường này.

1.2. Điều kiện để phát triển kinh tế du lịch

1.2.1. Tiềm năng du lịch

Tiềm năng du lịch là khả năng hiện có và tiềm tàng về tài nguyên du lịch của một quốc gia, một vùng hoặc một địa phương. Các thành phần và các tổng thể hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn luôn gắn liền với các điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội. … và chúng đồng thời được khai thác để đáp ứng nhu cầu cho du khách và chủ thể kinh doanh du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch do con người sáng tạo ra. Toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn mà

chỉ có những sản phẩm văn hoá có giá trị phục vụ cho du lịch thì mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, du khách có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hoá của dân tộc, địa phương nơi mình đến. Các tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc tính như: mang tính phổ biến, có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí. Đây là nét riêng biệt mang tính đặc thù để phân biệt bề dày lịch sử truyền thống của nước này so với nước khác. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch, với nhiều mục đích và nhu cầu trong cùng một chuyến đi của du khách, họ đến thăm danh lam thắng cảnh nhưng người ta còn muốn khám phá, tìm hiểu những nét độc đáo, riêng biệt của văn hoá nước sở tại như phong tục tập quán, lễ hội, văn hoá ẩm thực, nét đẹp làng quê, truyền thống văn hoá lúa nước … Tài nguyên có giá trị văn hoá có sức thu hút lượng khách thăm quan, nghiên cứu như các công trình kiến trúc văn hoá, nghệ thuật, giải trí do con người từ thế hệ này sang thế hệ khác xây dựng. Các tài nguyên có giá trị văn hoá thường có nhiều ở các thành phố, thủ đô lâu đời.

Các tài nguyên có giá trị lịch sử thường có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có trình độ cao, thích khám phá, hiểu biết và nghiên cứu.Tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều có các tài nguyên về giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước giá trị của chúng có khác nhau đối với nhu cầu hưởng thụ và quan niệm của du khách, thông thường những tài nguyên này chủ yếu thu hút khách du lịch nội địa.

Các tượng đài, kiến trúc, viện bảo tàng, triển lãm trưng bày nghệ thuật, nhà hát, thư viện, các di tích lịch sử, các loại hình văn hoá phi vật thể như lễ hội, âm nhạc cổ truyền … thường có sức thu hút lớn đối với nhóm du khách có trình độ thưởng thức văn hoá nghệ thuật cao. Các thành tựu chính trị xã hội là đối tượng

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí