82
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả ngân hàng
(1) | (2) | (3) | (4) | (6) | (7) | (8) | (9) | |
EVA | EROE | ROE | NIM | EVA | EROE | ROE | NIM | |
SMV1 | 2.574*** | 0.447*** | 0.088*** | 0.008*** | ||||
(0.842) | (0.126) | (0.015) | (0.002) | |||||
SMV2 | 23.831*** | 3.897*** | 0.713*** | 0.070*** | ||||
(7.340) | (1.100) | (0.128) | (0.016) | |||||
SIZE | -0.048 | -0.008 | 0.006*** | 0.001* | -0.049 | -0.008 | 0.004* | 0.001 |
(0.041) | (0.006) | (0.002) | (0.000) | (0.041) | (0.006) | (0.003) | (0.000) | |
LIQ | 0.257 | 0.043 | 0.073*** | 0.009*** | 0.268 | 0.046 | 0.080*** | 0.010*** |
(0.278) | (0.042) | (0.006) | (0.001) | (0.277) | (0.042) | (0.007) | (0.001) | |
CAP | -0.435 | -0.310 | -0.123*** | 0.014*** | -0.531 | -0.329 | -0.123*** | 0.014*** |
(1.513) | (0.233) | (0.033) | (0.004) | (1.509) | (0.232) | (0.034) | (0.004) | |
CE | 5.908 | 6.703* | -0.530 | -0.102 | 6.781 | 6.786** | -0.981* | -0.102 |
(22.827) | (3.459) | (0.498) | (0.063) | (22.825) | (3.460) | (0.514) | (0.063) | |
NTA | 0.438 | 0.042 | 0.009 | 0.005*** | 0.445 | 0.043 | 0.010 | 0.005*** |
(0.347) | (0.053) | (0.006) | (0.001) | (0.347) | (0.053) | (0.006) | (0.001) | |
LOTA | -0.229*** | -0.034*** | -0.005*** | -0.000 | -0.240*** | -0.037*** | -0.005*** | -0.000 |
(0.050) | (0.008) | (0.001) | (0.000) | (0.048) | (0.007) | (0.002) | (0.000) | |
GDPG | 12.825*** | 2.179*** | 0.070* | -0.002 | 12.659*** | 2.125*** | 0.053 | -0.003 |
(2.151) | (0.324) | (0.037) | (0.005) | (2.120) | (0.319) | (0.037) | (0.005) | |
CONS | 5.133*** | 0.751*** | 0.052* | 0.000 | 5.413*** | 0.818*** | 0.070** | 0.001 |
(1.466) | (0.226) | (0.028) | (0.004) | (1.418) | (0.219) | (0.029) | (0.004) | |
N | 828 | 805 | 828 | 828 | 828 | 805 | 828 | 828 |
R2 | 0.137 | 0.171 | 0.510 | 0.244 | 0.1288 | 0.162 | 0.267 | 0.245 |
Hausman test | 0.461 | 0.486 | 0.160 | 0.000 | 0.461 | 0.481 | 0.057 | 0.000 |
Method | REM | REM | REM | FEM | REM | REM | FEM | FEM |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Tác Động Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Rủi Ro Trong Điều Kiện Thay Đổi Quy Mô Ngân Hàng
- Hồi Quy Tuyến Tính Cổ Điển, Mô Hình Tác Động Cố Định Và Mô Hình Tác Động Ngẫu Nhiên
- Kết Quả Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả
- Kết Quả Tác Động Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả Và Rủi Ro Trong Điều Kiện Thay Đổi Quy Mô Của Ngân
- Kết Quả Hồi Quy Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả Trong Điều Kiện Thay Đổi Quy Mô Ngân Hàng
- Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả (Sử Dụng Phương Pháp Hồi Quy S-Gmm)
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Ghi chú: Biến độc lập đại diện cho hiệu quả bao gồm giá trị kinh tế gia tăng (EVA), hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu vượt mức (EROE), hiệu quả vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Biến độc lập chính trong mô hình là biến động tỷ suất sinh lợi TTCK (SMV) gồm có 2 biến thành phần SMV1 và SMV2. Các biến kiểm soát khác có trong mô hình ước lượng gồm có: quy mô (SIZE), thanh khoản (LIQ), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), hiệu quả sử dụng chi phí (CE), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NTA), quy mô tổng tài sản ngân hàng (LOTA) và tăng trưởng GDP (GDPG). Kiểm định Hausman để chọn lựa phương pháp hồi quy phù hợp giữa hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Ký hiệu ***, ** và * biểu thị cho các mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.
Sau khi đã trình bày và thảo luận kết quả ước lượng chính, tiếp theo các yếu tố khác có ảnh hưởng tiềm năng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng sẽ được thảo luận. Các yếu tố này được khai thác để làm biến kiểm soát trong ước lượng mô hình, và được chọn lọc bằng cách khảo lược các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước.
Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROE và NIM). Điều này hàm ý, quy mô ngân hàng càng lớn hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt, từ đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của quy mô trong gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Lợi thế hoặc bất lợi về mặt chi phí đến hiệu quả hoạt động có thể liên quan đến quy mô. Do đó, ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả lợi nhuận có thể là tích cực hoặc tiêu cực (Vu và Nahm, 2013). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm sau: (i) Fadzlan và Kahazanah (2009) cho rằng ảnh hưởng tích cực của quy mô ngân hàng đối với hoạt động của các ngân hàng và (ii) Lý thuyết cho thấy các ngân hàng lớn hơn có khả năng có lợi thế về quy mô (tăng hiệu quả hoạt động) và lợi thế về phạm vi hoạt động (đa dạng hóa sản phẩm và khoản vay tốt hơn) so với các ngân hàng nhỏ. Do đó, quy mô có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Pasiouras và Kosmidou, 2007). Tuy nhiên, kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Berger và cộng sự (1987). Theo đó, tác giả đưa ra bằng chứng từ mô hình thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của quy mô lên khả năng sinh lời đối với các ngân hàng có quy mô lớn do quan liêu và các lý do khác liên quan đến quy mô.
Biến thanh khoản (LIQ) có mối quan hệ đồng biến với hiệu quả ngân hàng, hàm ý rằng tài sản thanh khoản của ngân hàng càng nhiều, ngân hàng càng vận hành hiệu quả. Kết quả này được ủng hộ bởi bằng chứng thực nghiệm của với 1 số nghiên cứu sau: (i) Thanh khoản là một đặc điểm cơ bản của các ngân hàng và có liên quan đến việc quản lý thanh khoản; cụ thể là quá trình quản lý tài sản và dòng tiền để duy trì khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn (Pasiouras và Kosmidou, 2007). Nếu không có khả năng thanh khoản và nguồn vốn cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ nợ, ngân hàng sẽ
có thể nhanh chóng lâm vào tình thế phải vỡ nợ, và (ii) Rủi ro thanh khoản của ngân hàng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Angbazo, 1997). Tuy nhiên, kết quả này lại trái ngược với nghiên cứu của tác giả Rashid và Ilyas (2018); cho rằng tính thanh khoản của các ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thể hiện bởi tỷ số biên lợi nhuận ròng. Thanh khoản cao có thể cũng làm giảm ROA và ROE. Có thể các ngân hàng lưu giữ một lượng tài sản có tính thanh khoản cao sẽ sẵn sàng tham gia vào các dự án có rủi ro, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực cho hiệu quả của ngân hàng.
Tỷ lệ vốn của ngân hàng trên quy mô tổng tài sản (CAP) có ảnh hưởng không nhất quán đến hiệu quả của ngân hàng; cụ thể, tác động này nhạy cảm với các biến đo lường hiệu quả khác nhau. Theo đó, quy mô vốn lớn làm giảm lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu (ROE), tuy nhiên lại làm gia tăng tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Xét ở góc độ tương quan dương giữa quy mô vốn hóa của ngân hàng và hiệu quả, kết quả này thể hiện sự nhất quán đối với hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm sẵn có: (i) Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản là một chỉ báo về mức nợ và rủi ro mất khả năng thanh toán (Bouzgarrou và cộng sự, 2018). Theo đó, tỷ lệ này càng cao hàm ý ngân hàng ít rủi ro mất khả năng thanh toán và hoạt động có hiệu quả hơn; (ii) Mức vốn của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đối với lợi nhuận của khu vực ngân hàng xét về tỷ số lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu. Ngân hàng có mức vốn nhiều sẽ có lợi thế hơn so với các ngân hàng đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng có mức vốn lớn là ngân hàng có nhiều phần vốn chủ sở hữu của cổ đông hơn trong cấu trúc vốn của nó. Khi một phần vốn chủ sở hữu của các cổ đông tăng lên, người gửi tiền có thêm niềm tin và gửi tiền nắm giữ của họ vào tổ chức đó (Rashid và Ilyas, 2018); (iii) Tỷ lệ vốn trên tài sản cao hơn được xem là tương đối an toàn hơn và ít rủi ro hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn. Giả thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thông thường cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn (rủi ro cao hơn) được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các tổ chức tài chính có vốn hóa lớn hơn. Ngược lại với giả thuyết này, thực tế cho thấy các ngân hàng có mức vốn cao an toàn hơn (rủi
ro thấp) và vẫn có lãi ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Thêm nữa, rủi ro thấp hơn làm tăng uy tín của ngân hàng và giảm chi phí vốn của ngân hàng. Ngoài ra, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên quy mô tài sản cao hơn thường giúp cho ngân hàng giảm đi nhu cầu tài trợ bên ngoài, điều này lại có ảnh hưởng thuận lợi đến lợi nhuận của họ (Dietrich và Wanzenried, 2011); (iv) Mức vốn được xem là có liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, do đó điều này nhấn mạnh rằng hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng ở Trung Quốc có liên quan đến vốn hóa thấp (Tan và Floros, 2012b); (v) Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999) tìm thấy tương quan cùng chiều giữa khả năng tạo lợi nhuận và tỷ lệ vốn.
Có một số lý do để giải thích cho tương quan dương giữa tỷ lệ vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như sau. Đầu tiên, nguồn vốn dồi dào hơn có thể giúp cho các ngân hàng chỉ cần đi vay ít hơn để hỗ trợ một mức tài sản nhất định nào đó, điều này rất quan trọng ở các nước mới nổi, nơi khả năng đi vay nhiều hơn có thể bị dừng một cách đột ngột. Do đó ngân hàng vẫn duy trì được hiệu quả tốt. Thứ hai, một ngân hàng được vốn hóa tốt là một tín hiệu quan trọng cho thấy mức độ tín nhiệm tốt, từ đó sẽ có thể thu hút được nguồn tiền gửi cao hơn với chi phí rẻ hơn. Thứ ba, vốn có thể được coi là tấm đệm để nâng cao tỷ trọng tài sản rủi ro, chẳng hạn như các khoản vay. Các ngân hàng có thể cho vay bổ sung với lợi tức cao hơn, tạo ra hiệu quả hoạt động tốt hơn (Tan và Floros, 2012b).
Tuy nhiên, xem xét ở góc độ tương quan âm giữa quy mô vốn hóa của ngân hàng và hiệu quả, một số nghiên cứu trước đây ủng hộ tương quan nghịch chiều này. Molyneux và Thornton (1992) cho rằng vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ giúp các ngân hàng đối mặt với rủi ro thấp. Do đó, theo quan điểm truyền thống về rủi ro-lợi nhuận, mức độ rủi ro thấp hơn dẫn đến lợi nhuận thấp hơn (Goddard và cộng sự, 2013). Thêm nữa, lý thuyết về chi phí đại diện hàm ý là tỷ lệ vốn cao hơn làm tăng chi phí đại diện, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận (Jensen và Meckling, 1976). Hơn nữa, một ngân hàng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn có xu hướng hoạt động quá thận trọng và do đó bỏ lỡ các cơ hội tăng
trưởng tiềm năng (Maudos, 2017). Trái ngược với 2 góc độ trên, Heffernan và Fu (2010) không tìm thấy sự tương quan nào giữa mức vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi sử dụng lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ chi phí hoạt động so với quy mô tổng tài sản (CE) có ảnh hưởng đồng biến với hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vượt mức (EROE) và nghịch biến với hiệu quả sử dụng vốn (ROE). Sự khác biệt này có thể do phần chi phí vốn đã được khấu trừ vào hiệu quả sử dụng vốn (ROE); theo đó, SMV2 có tác động âm đến hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu (ROE), tuy nhiên trong thời kỳ SMV gia tăng, phần rủi ro gia tăng có thể được ngân hàng chuyển cho người đi vay nên ngân hàng bớt phần nào gánh nặng về chi phí của việc sử dụng vốn, do vậy khi sử dụng thước đo EROE, SMV thể hiện tương quan dương. Kết quả này khác biệt so với các nghiên cứu trước đây; cụ thể: (i) Hiệu quả sử dụng chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ lãi cận biên của ngân hàng (Tan và Floros, 2012b). Theo đó, các ngân hàng có khả năng chuyển đổi phần rủi ro của mình cho khách hàng gánh chịu thông qua việc tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động (Tan và Floros, 2012a). Đây là bằng chứng cho thấy khả năng quản trị chi phí tốt tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng; (ii) Maudos và De Guevara (2004) và Hawtrey và Liang (2008) cho rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động cao sẽ áp dụng chênh lệch lãi suất cao và (iii) Theo lập luận của Blaug (2001), hiệu quả chi phí là động lực để định hình tương lai của thị trường; theo đó, ngân hàng có hiệu quả chi phí cao hơn sẽ có nhiều thị phần hơn, tạo ra sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, có ý kiến cho thấy mối liên hệ giữa hiệu quả quản trị chi phí và hiệu quả hoạt động là không rõ ràng. Ví dụ, chi phí đầu tư vào các hoạt động đem lại doanh thu ngoài lãi truyền thống có thể tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên quy mô tổng tài sản và vốn của chủ sở hữu trong khi nó cũng ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ lãi cận biên của ngân hàng (Rashid và Ilyas, 2018). Theo đó, ảnh hưởng của chi phí hoạt động đến hiệu quả lợi nhuận là không rõ ràng vì độ co giãn của doanh thu đối với chi phí hoạt động có thể lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1; trong trường hợp độ co giãn lớn hơn 1, việc tăng chi phí hoạt
động (ví dụ: thông qua việc thuê các nhà quản lý có tay nghề cao) sẽ dẫn đến cải thiện hiệu quả lợi nhuận hoặc trong trường hợp độ co giãn nhỏ hơn 1, chi phí hoạt động gia tăng có thể sẽ làm giảm hiệu quả do các nhà quản lý quản trị chi phí không hiệu quả do tay nghề kém (Vu và Nahm, 2013).
Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên lãi gộp (NTA) có tương quan đồng biến với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NIM), điều này hàm ý ngân hàng càng đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó càng tốt. Kết quả này nhất quán với một số nghiên cứu thực nghiệm trước như: (i) GÜRBÜZ và cộng sự (2013) nhận thấy rằng thu nhập được đa dạng hóa có thể sẽ kích thích hiệu quả tài chính có điều chỉnh theo rủi ro của các ngân hàng tiền gửi tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu của mình bằng các loại nghiệp vụ mới như môi giới, kinh doanh chứng khoán, ngân hàng đầu tư. Nếu các hoạt động của ngân hàng được đa dạng hóa ở mức độ phù hợp, các ngân hàng này có thể tăng lợi nhuận và cải thiện sự ổn định doanh thu của ngân hàng;
(ii) Meslier và cộng sự (2014) cho thấy việc chuyển hướng sang thu nhập ngoài lãi sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro; (iii) Chiorazzo và cộng sự (2008) nghiên cứu mối liên hệ giữa doanh thu ngoài lãi và khả năng sinh lời bằng cách sử dụng bộ số liệu theo tần suất năm từ mẫu các ngân hàng tại hoạt động Ý và các ngân hàng EU khác. Họ nhận thấy rằng ngân hàng sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn nếu họ đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình vào các hoạt động thu phí như ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, trong mẫu dữ liệu của các ngân hàng Hoa Kỳ, không có bằng chứng có ý nghĩa thống kê ủng hộ cho vai trò đáng kể của thu nhập được đa dạng hóa đối với các nghiệp vụ khác nhau của ngân hàng. Cần lưu ý rằng đa dạng hóa thu nhập có thể gây tổn hại đến hoạt động của ngân hàng vì rủi ro của nó. De Jonghe (2010) và Fiordelisi và cộng sự (2011) phát hiện ra rằng đa dạng hóa thu nhập làm tăng rủi ro của các ngân hàng do cấu trúc thị trường của các hoạt động thu phí.
Quy mô tổng tài sản của ngành ngân hàng (LOTA) có ảnh hưởng một cách tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng (EVA, EROE và ROE), hàm ý rằng quy mô
của ngành ngân hàng có thể nghịch biến với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống. Cách giải thích hợp lý đằng sau mối quan hệ này là khi ngành ngân hàng phát triển, các ngân hàng trong ngành sẽ khó kiếm được nhiều lợi nhuận hơn vì họ sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu khác trong thực nghiệm lại đưa ra lập luận trái chiều với kết quả nghiên cứu này. Quy mô tổng tài sản có thể được xem như chỉ tiêu để xem xét và đánh giá sự phát triển (enhancement) của khu vực ngân hàng, có liên quan tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Tan và Floros, 2013). Bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng khu vực ngân hàng Trung Quốc đạt được mức độ tăng trưởng cao sẽ dẫn đến cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Quốc. Lập luận này tương tự với công trình nghiên cứu của Albertazzi và Gambacorta (2009) đối với các nước công nghiệp phát triển chính (Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ).
Tăng trưởng kinh tế (GDPG) cũng có ảnh hưởng thuận lợi đến hiệu quả vận hành của ngân hàng (EVA, EROE và ROE). Theo đó, nhìn chung, tăng trưởng kinh tế (TTKT) cao hơn sẽ kích thích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và cho phép họ đạt được tỷ suất tạo lợi nhuận tốt hơn. Thêm nữa, TTKT góp phần cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng. Do đó, TTKT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với các công trình nghiên cứu thực nghiệm sau: (i) TTKT có thể làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính do các ngân hàng cung cấp trong quá trình nền kinh tế biến động theo chu kỳ, do đó cải thiện lợi nhuận của ngân hàng (Dietrich và Wanzenried, 2014); (ii) Tốc độ tăng trưởng GDP đo lường sản lượng quốc gia của một nền kinh tế. Điều kiện kinh tế kém có thể làm xấu đi chất lượng của danh mục cho vay, gây ra rủi ro từ các khoản cho vay và làm tăng các khoản dự phòng mà ngân hàng cần nắm giữ, do đó làm suy giảm khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự cải thiện về các điều kiện kinh tế giúp cho việc cải thiện khả năng thanh toán của người đi vay, từ đó làm gia tăng nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình và doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng tích cực đối với lợi nhuận của ngân hàng
(Athanasoglou và cộng sự, 2008) (Trujillo‐Ponce, 2013). Tuy nhiên, kết quả lại trái ngược với một số nghiên cứu thực nghiệm sau: (i) Tăng trưởng GDP cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động. Cơ sở lý luận đằng sau mối quan hệ này có thể là khi tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia tăng lên, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ nhiều hơn bằng cách tạo cơ hội cho các ngân hàng khác đến và làm việc trong nước; do đó nó sẽ làm giảm đi hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hiện tại (Rashid và Ilyas, 2018); (ii) Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Quốc. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu Liu và Wilson (2010) đối với ngành ngân hàng Nhật Bản. Kết quả này phần nào ủng hộ quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế cao sẽ cải thiện môi trường kinh doanh và giảm bớt các rào cản gia nhập ngân hàng. Do đó, cạnh tranh gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sharma và cộng sự (2013) cho thấy tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng đối với hiệu quả hoạt động.
4.3.2 Kết quả tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro
Bảng 4.4 cho biết ảnh hưởng của SMV lên các biến đo lường khác nhau cho rủi ro của ngân hàng. Phương pháp hồi quy phù hợp thông qua kiểm định Hausman test cho từng phương trình được trình bày ở dòng cuối cùng của bảng kết quả. Xét về mối quan hệ nghiên cứu chính SMV – rủi ro, kết quả hồi quy cho thấy tất cả các hệ số hồi quy dương của SMV2 lên các biến đo lường rủi ro DROE và DROA và có hệ số hồi quy âm của SMV2 lên ZSCORE. Điều này hàm ý SMV có thể gây ra sự gia tăng rủi ro đối với ngân hàng (Không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2).
Kết quả này tương thích với giải thích của tác giả Ahmed và Hla (2019) khi tác giả cho rằng SMV có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến các điều kiện thị trường và một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng rủi ro kinh doanh, làm giảm khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, các công ty nhận thấy được ảnh hưởng tiêu cực do rủi ro từ tín hiệu của biến động thị trường gia tăng (thông qua SMV) sẽ khiến cho các công ty