Sự Biến Đổi Hoạt Động Mưu Sinh Của Cdxhs Sau Năm 1990



nảy mầm của hạt đạt 60%. Ông cho biết: “15 năm nay, tôi ươm hạt rau sắng rồi đem nhân giống trồng dưới tán rừng của gia đình. Mỗi năm một ít, đến nay, vườn rau sắng của gia đình có hàng nghìn gốc. Cây sắng lớn nhất được 15 tuổi, cây nhỏ nhất mới trồng năm ngoái, còn bé xíu, phải 5 năm nữa mới thu hoạch được”. Ngoài rau sắng, gia đình ông NVL còn có 20 gốc mơ Hương Tích cổ thụ. Hỏi về thu nhập, ông L cho biết: “…mỗi năm được vài tạ mơ, vài tạ rau sắng, đủ ăn quanh năm...” Gia đình bà ĐTTr có 5 gốc mơ cổ thụ cũng nhân giống thành công hàng trăm gốc. “Rừng mơ nhà tôi bước sang năm thứ 4, bắt đầu cho quả bói. Năm ngoái, mới thu bói nhưng cũng được hơn một tạ, có người vào tận rừng thu mua với giá 50 nghìn/kg.” Theo kinh nghiệm của bà Tr thì những năm rét đậm, mưa phùn thì mơ được mùa. Cùng với mơ và rau sắng, gia đình bà Tr còn sở hữu một vườn dược liệu rộng lớn dưới tán rừng. Bà kể: “Tôi trồng địa liền, gừng gió, tam thất nam, sâm đại hành, sạ đen, sả, đơn tướng quân, cỏ xước, thiên niên kiện, mạch môn… Các cây dược liệu này phục vụ nguyên liệu cho gia đình làm nghề bốc thuốc chữa bệnh và đổ buôn cho các hộ cất hàng bán cho KDL đến chùa Hương”; hoặc gia đình ông ĐVS có thu nhập ổn định từ làm kinh tế dưới tán rừng. Tầng trên là cây gỗ, tầng dưới ông S trồng hàng nghìn gốc rau sắng. Hiện đang là mùa đông, chưa vào vụ rau sắng nhưng những ngày này, ông S vẫn có rau trái vụ bán cho khách. Tuy không nhiều như chính vụ nhưng nhờ cần cù, chịu khó, mỗi ngày gia đình ông cũng thu được 200- 300 nghìn đồng, chưa kể các khoản thu từ việc gieo trồng phụ thêm từ bán củ sả, cây dược liệu, chăn nuôi gà dưới tán rừng... Nhờ rừng mà gia đình ông ĐVS cũng như nhiều hộ dân khác ở xã Hương Sơn nuôi được các con học đại học, xây nhà cao tầng.

+ Nghề buôn bán, giao thương: Bối cảnh phát triển DL cũng mở ra cho CDXHS cơ hội phát triển, giao thương các ngành nghề truyền thống. CDXHS cũng sớm nhận ra những cơ hội này và phát triển một số ngành nghề như bán: đồ lưu niệm, các đặc sản của vùng, các sản vật được khai thác từ rừng hoặc nuôi trồng. Đối tượng trong quan hệ thương mại trong DL hiện nay mở rộng từ các địa phương đến các quốc gia. Các đặc sản của CDXHS ngày càng có vị trí trên thị trường đặc biệt là mơ và rượu mơ Hương Tích. Sự phát triển của du lịch như một kênh tiếp thị truyền



thông cho các sản vật của Hương Sơn đến với thị trường từ đó mở ra cơ hội giao thương kinh tế các ngành nghề mưu sinh khác nhau cho cư dân địa phương.

+ Mưu sinh bằng chèo đò: Hiện tại, để phục vụ KDL, các chủ thể mưu sinh bằng nghề chèo đò sử dụng những chiếc thuyền tôn, thuyền sắt thay cho thuyền tam bản, thuyền thúng… như trước đây. Lý do dẫn đến sự chuyển đổi công cụ lao động nghề chèo đò của CDXHS sau năm 1990 là do: thuyền tôn, thuyền sắt như hiện tại ít bị đắm, lật; nhẹ hơn, số lượng ghế ngồi trên thuyền để chuyên chở nhiều hơn; qua thời gian ít bị hư hại hơn. Để đầu tư một con thuyền chuyên chở KDL như vậy, cư dân chèo đò hiện nay cũng phải đầu tư vốn vài triệu đồng. (Thông tin điền dã 2017).

Nhìn chung, sự thay đổi của các nghề nghiệp truyền thống tại xã Hương Sơn thể hiện rõ rệt trong những năm gần đây. Sự thay đổi đó đã mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống của cư dân tốt hơn. Tuy nhiên, trong hoạt động mưu sinh một số ngành nghề cũng tiềm ẩn những vấn đề về môi sinh, môi trường phát triển không bền vững trong tương lai.

- Sự xuất hiện các hoạt động mưu sinh mới: Trí tuệ và kĩ năng mưu sinh của CDXHS qua thời gian cũng dần được nâng cao. Nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỉ XX ở xã Hương Sơn, hầu hết cư dân MS nghề nông sản truyền thống nhận ra được cơ hội mới trong bối cảnh phát triển du lịch, từ đó chủ động chuyển đổi sang nghề dịch vụ du lịch, nâng cao đời sống, văn hóa và nhận thức. CDXHS cũng tự phát triển các kĩ năng nhất định của người làm du lịch. Mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại trong hoạt động mưu sinh giữa chủ thể và khách thể, nhưng so với thời kỳ trước năm 1990, quan hệ ứng xử của chủ thể mưu sinh xã Hương Sơn với khách thể đã có nhiều biến đổi: CDXHS cư xử khoáng đạt hơn, khéo léo hơn, biết mở rộng giao thương hơn với KDL và xã hội. Bối cảnh phát triển du lịch làm thay đổi đời sống tâm lý, lối sống, tư duy, cách nghĩ, cách làm của CDXHS: Trước đây họ tĩnh lặng, đơn điệu, cởi mở, nay: họ ồn ào, mưu sinh năng động hơn. Thời vụ nông nghiệp chủ đạo của cư dân trước đây manh nha, chậm chạp và tĩnh tại, nay họ biến đổi với tác phong: sôi động, gấp gáp, công nghiệp, không trì trệ nhiều như trước.

Cũng từ đây các nghề mới được ra đời và phát triển mạnh tại xã Hương Sơn. Qua thực tế khảo sát, điền dã tại xã Hương Sơn, NCS nhận thấy sự chuyển đổi hoạt động mưu sinh từ các nghề truyền thống của CDXHS được tổng hợp trong Bảng 3.1:


Bảng 3.1. Sự biến đổi hoạt động mưu sinh của CDXHS sau năm 1990


Số TT

Hoạt động mưu sinh trước năm 1990

Hoạt động mưu sinh mới

1

Kinh doanh cơ sở lưu trú

Kinh doanh nhà trọ, khách sạn

2

Làm nghề nông, sản xuất sản phẩm

làng nghề

Cung cấp thực phẩm, đồ lưu niệm

khu di tích

3

Bán nước giải khát, xe ôm ở địa

phương, những người thất nghiệp

Chỉ đường, dẫn đường (“cò” du lịch)

4

Làm ruộng, trồng lúa nước trên thung

Chèo đò, nghề cho thuê vật dụng và

làm mẫu ảnh

5

Bốc xếp, gánh cát nạo vét từ lòng sông

Bán quán ăn, bán nước dạo trên bến

cho khách du lịch

6

Lao động thủ công

Cho thuê nhà trọ, lưu trú tạm

7

Bán cá

Làm mắm tép, bán mắm tép

8

Bán hàng rong

Gánh lễ thuê lên khu di tích

9

Dẫn đường tại điểm

Chụp ảnh cho khách du lịch

10

Kinh doanh kim hoàn, vàng bạc

Cho vay nặng lãi

11

Người trong tuổi lao động thất nghiệp

Lao công, bảo vệ di tích (Nghề bảo

vệ, thu dọn di tích)

12

Cụ già, người cao tuổi, người có tri

thức và hiểu biết ở Hương Sơn

Hướng dẫn du lịch tại điểm

13

Người có bất động sản lớn gần di tích

Cho thuê bãi đỗ xe du lịch tại điểm

14

Trông coi đền

Khấn thuê cho KDL

15

Bán quán nước

Sắp lễ thuê, bán lễ cho khách thập

phương

16

Đi rừng lấy củ mài, sản vật rừng

Nấu kẹo, làm bánh củ mài bán cho KDL

17

Kiếm mơ, trồng mơ rừng

Chế xuất rượu mơ bán cho KDL

18

Đánh bắt thủy sản

Kích cá điện ban đêm…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 12

[ Nguồn: NCS khảo sát và lập, năm 2017]

Sự phát triển du lịch đã tạo ra những công việc mới cho CDXHS trong bối cảnh phát triển DL, không mất nhiều sức lao động mà mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

- Sự biến đổi về việc làm: Dân số của xã Hương Sơn đông nhất so với các xã khác trong huyện. Tính đến tháng 11/2017 có 2,2 vạn người. Tổng số dân trong độ tuổi lao động tại xã Hương Sơn có khoảng 1,2 vạn người- chiếm 54,5% dân số của xã. Ngành nghề lao động chính, thường xuyên của cư dân hiện nay là dịch vụ du lịch, chiếm 70% tổng số lao động. Hiện tại, Hương Sơn là xã có tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ cao nhất huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong ngành



dịch vụ tại Hương Sơn mang tính mùa vụ do KDL chủ yếu đi du lịch Hương Sơn vào mùa lễ hội chùa Hương trong 3 tháng đầu xuân.

- Sự tăng nhanh về việc làm của người dân: Từ sau năm 1990, DL tại Hương Sơn phát triển, các phương thức mưu sinh của cư dân biến đổi theo nhu cầu thực tiễn, việc làm của cư dân cũng tăng lên về mặt số lượng và hình thức. Nhiều ngành nghề trước đây chỉ hoạt động nhằm phục vụ gia đình, dòng họ nay đã phát triển thành nghề. Phổ biến như: nghề chèo đò, kinh doanh nhà nghỉ, bán đồ ăn cho KDL, bán đặc sản của vùng, bán đồ lễ, sắp lễ và lễ cho KDL tại các đền trong khu di tích, bán cà phê dạo, nước giải khát, các dịch vụ cho thuê chiếu nghỉ, kinh doanh bãi đỗ xe...

+ Sản xuất tràng hạt: Cư dân xâu tràng hạt đã có từ trước năm 1990. Khi khách hành hương về xã Hương Sơn với nhu cầu tâm linh, họ thường mua sản phẩm du lịch lưu niệm địa phương về làm quà cho người thân bởi trong tâm thức của KDL Hương Sơn “những chiếc tràng hạt gỗ thơm, gỗ mít từ Hương Sơn quý lắm” (Chị L, KDL chùa Hương, 6/2016). Sau năm 1990, việc xâu tràng hạt tiếp tục phát triển, nhưng do sự biến đổi trong việc sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau để chế tác tràng hạt. Cư dân không không chỉ sử dụng gỗ mít, gỗ Pơ mu, gỗ quý như trước năm 1990 mà cả gỗ dâu tằm và các loại gỗ có giá trị kinh tế thấp hơn. Đại bộ phận cư dân nghề xâu tràng hạt ngày nay nhập tràng hạt bằng nhựa từ Trung Quốc về bán cho KDL, giá thành vì vậy rẻ hơn, nhưng hướng tới nhiều khả năng chi trả khác nhau của KDL hơn. Nghề xâu tràng hạt của cư dân ngày nay phát triển dọc theo lối lên Hương Tích, nhất là gần động, bởi tâm lý KDL khi leo lên cao, trước “động thiêng” thường có nhu cầu mua sản vật địa phương này để “chánh niệm” mang về cho người thân làm quà.

+ Chế tác đò và tay chèo (mái chèo) đò cho người chèo đò: Trong bối cảnh phát triển du lịch, cùng nhu cầu của KDL về đi đò nhiều hơn. Nhu cầu có các công cụ sản xuất có công suất lớn hơn của các nghệ nhân chèo đò cũng ra đời thích ứng với bối cảnh phát triển mới. Việc chế tác đò sau năm 1990 của CDXHS có sự thay đổi về kích cỡ, giá cả và công suất. Theo thời giá cập nhật vào 15/9/2017: Có 3 mức



giá, tương đương với 3 loại thuyền tôn chở KDL: 1) Đò chở được 6 người: khoảng 4 triệu đồng/chiếc: 2) Đò chở được 16 người: khoảng 8 đến 10 triệu đồng/ chiếc; và 3) Đò chở được 30 người: 13-14 triệu đồng/chiếc.

Đò ít hỏng và sử dụng được trong nhiều năm nhưng các mái chèo dễ hỏng và thường xuyên phải thay mới. Do đó nghề chế tác tay chèo đò sau năm 1990 cũng là nghề phát triển của CDXHS trong bối cảnh phát triển DL. Theo điều tra thực tế của NCS (1/2018): Giá mỗi cặp tay chèo đò nhỏ hiện tại là: 400.000 đồng/ cặp. Giá cặp tay chèo đò to giao động từ 1 triệu- 1,2 triệu.

+ Trông đồ, bê lễ cho khách hành hương: KDL từ xa đến, mang theo nhiều hành lý cồng kềnh (mà đến năm 2006 cáp treo mới ra đời), trong khi phải di chuyển nhiều và liên tục lên các bậc thang đá trét xi măng và bùn đất, mà tập quán KDL chùa Hương thường “gắng đi về trong ngày”... Đó là những cơ duyên để CDXHS phát triển nghề trông đồ lễ, bê lễ lên các điện chính cao, xa cho KDL.

+ Kinh doanh nhà nghỉ và cho thuê chỗ gửi xe du lịch: Các đoàn KDL từ nhiều vùng miền đến Hương Sơn chỉ tập trung đi trong ngày nên sân trống để đoàn khách gửi xe cũng là một vấn đề. Từ nhu cầu đó của KDL, một bộ phận cư dân có sở hữu những quỹ đất trống đã nhanh chóng khai thác, lợp mái và đổ bê tông thành chỗ đỗ xe cho KDL tham quan, kết hợp với ăn uống cho đoàn khách. Các chủ thể MS cũng sớm nhận ra biện pháp kết hợp kinh doanh chỗ đỗ xe, ăn uống và các dịch vụ phục vụ nhu cầu bất chợt của KDL sẽ dễ dàng hơn khi KDL đã gửi xe ở cơ sở của họ. Cơ sở Mai Lâm - Hương Sơn là chủ thể lớn và thành công nhất ở Hương Sơn trong việc kết hợp hai loại hình mưu sinh du lịch này.

+ Hướng dẫn viên du lịch địa phương: Hiện nay lượng KDL quốc tế càng phát triển ở Hương Sơn, tuy nhiên sự thông dịch ngôn ngữ và hướng dẫn về các điểm tham quan đôi khi vẫn là một rào cản để KDL tìm hiểu và trải nghiệm các dịch vụ Hương Sơn. Từ nhu cầu chính đáng đó của KDL, nghề hướng dẫn viên du lịch địa phương đã ra đời. Theo thông tin khảo sát được cung cấp từ cơ sở bán vé thắng cảnh Hương Sơn (2016): Cư dân làm nghề HDVDL ở Hương Sơn hiện nay đã đáp ứng nhu cầu không chỉ của KDL nội địa mà còn có các ngoại ngữ như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc.

+ Chụp ảnh dạo: Đây là một trong những nghề mới phát triển phổ biến ở xã



Hương Sơn đặc biệt trong mùa lễ hội. Khoảng 2 năm trở lại đây, vào tháng 9, tháng 10 nghề chụp ảnh phát triển do sự xuất hiện của hoa súng, hoa sen trên suối Yến thu hút KDL đến tham quan và chụp ảnh. Tuy nhiên, hiện nay nghề chụp ảnh của CDXHS không mang lại thu nhập cao do sự phát triển các trang thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại di động thông minh, máy ảnh cá nhân... Bên cạnh đó KDL cũng bị cảnh báo về tình trạng “chộp giật” của một bộ phận cư dân chụp ảnh rong tại điểm nên sau năm 1990 đến nay, KDL ít sử dụng dịch vụ này.

+ Cung cấp các dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ trên bến Yến bằng đò: Phát triển trong khoảng 3 năm gần đây, với số lượng nhỏ chỉ: 20 cư dân. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của KDL về cà phê nóng, bánh, xôi nóng, trà nóng... trực tiếp trên bến vào ngày thường, ngày nghỉ và nhất là xuân hội hay những dịp nông nhàn, những cư dân bán ngô dạo, rau sắng dạo, bán nước, bán bánh trước năm 1990 sớm nhận ra phương thức bán những nhu yếu phẩm kịp thời này trên đò sẽ có lợi ích kinh tế lớn hơn. KDL ngồi lâu trên đò bến Yến thường có tâm lý mệt mỏi, do di chuyển nhiều, trong khi điểm dừng đỗ lại xa. KDL đi sớm để hành lễ nên thiếu hụt những vật phẩm nhỏ này.

Cư dân nghề bán dịch vụ ăn uống trên bến Yến bằng đò “quan hệ tốt” với những người chèo đò để thông qua họ, bán nước, bán bánh… cho KDL trên bến. Từ đó, KDL đến Hương Sơn hiện nay có thể dễ dàng mua cà phê nóng, trà nóng của những người chèo đò ngay khi đang ngồi trên đò Yến Vĩ vào các di tích.

+ Cho vay nặng lãi: Sự gia tăng nhanh chóng việc làm của CDXHS đã mang lại thu nhập lớn, tuy nhiên cũng nảy sinh những hệ lụy của nền kinh tế thị trường. Có thu nhập cao, con người sẽ phát sinh các nhu cầu giải trí, cá cược, cờ bạc... dẫn đến tình trạng những người thua có nhu cầu vay tiền để chơi tiếp. Từ đó đã nảy sinh thêm một “nghề” nhạy cảm của CDXHS đó là “nghề” cho vay nặng lãi.

+ Viết sớ, sắp lễ cho KDL: Phổ biến quanh di tích, trước các cổng đền, khu di tích để phục vụ cho KDL có nhu cầu viết sớ và sắp lễ lên đền, chùa Hương. Trước đây, một bộ phận chỉ bán các mặt hàng phục vụ cho việc cúng lễ của KDL đến với các khu di tích. Sau đó, do nhu cầu viết sớ và việc mua đồ làm lễ gần di tích nên



nghề đã ra đời và phát triển ở gần di tích. Hiện nay, do cư dân viết sớ, sắp lễ cho KDL bán các lễ vật với giá quá cao so với thị trường nên KDL ít mua lễ tại điểm mà chủ yếu là thuê viết sớ và mượn các đồ sắp lễ như: mâm, đĩa...

+ Nấu bánh kẹo củ mài: Sau năm 1990, với sự gia tăng của dòng KDL ở Hương Sơn, nhu cầu sau du lịch là mua quà lưu niệm địa phương cũng tăng cao. KDL ưa thích những món quà nhỏ, mang bản sắc địa phương về làm quà. Đáp ứng nhu cầu của KDL, những người đi rừng lấy củ mài sáng tạo ra việc nấu củ mài với đường, vừng, lạc... để bán cho KDL. Tưởng như một nghề nhỏ, nhưng trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, số hộ gia đình có nghề nấu bánh củ mài chiếm một lượng lớn trong các ngành nghề mưu sinh ở Hương Sơn. Tuy nhiên, khác với nghề bán bánh kẹo thủ công dọc di tích trước khi phát triển du lịch, để có 1 chỗ bán bánh kẹo củ mài- Hương Sơn hiện nay, các chủ thể phải chi tới 170 triệu/ ki ốt.

+ Chế xuất rượu mơ Hương Sơn: Sau năm 1990, với việc phát triển phương thức trồng mơ thay cho đi rừng thu hái mơ không còn nhiều như trước và việc phổ biến “mơ Hương Sơn” (thực chất là quả mai- Hòa Bình hoặc mơ lai mai), trong khi KDL có nhu cầu mua quà du lịch về cho người thân, một số nghệ nhân nghề mơ đã phát triển nghề làm rượu mơ Hương Sơn để bán cho KDL.

+ Chế tác quà lưu niệm địa phương: Trong bối cảnh phát triển du lịch, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm cho KDL được mở ra với đa số là các sản phẩm lưu niệm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có 3 sản phẩm du lịch được chế tác bởi những nghệ nhân xã Hương Sơn đó là: điếu cày tre; lọ tăm gỗ và con chuồn chuồn tre là những sản phẩm bản sắc, hiếm hoi được các nghệ nhân Hương Sơn tự làm ra và bày bán tại các quầy lưu niệm xã Hương Sơn.

+ Cung cấp thịt đông lạnh cho các quán ăn: Để có chỗ bán hàng tốt cho KDL vào xuân hội, các chủ thể mưu sinh nghề bán quán ăn phải mua chỗ với giá rất cao. Những vị trí đón được nhiều KDL ở Hương Sơn, theo thông tin cập nhật ngày 3/11/2017, có giá 300 triệu đồng/ năm. Trong khi đó, nếu kinh doanh không thuận lợi, dễ dàng dẫn tới thua lỗ, do đó các chủ cửa hàng ăn phải tìm mua những nguồn thịt rẻ tiền, đông lạnh và không rõ nguồn gốc để có lãi nhiều hơn. Từ đó, trong bối



cảnh phát triển du lịch, nghề cung cấp thịt đông lạnh cho các hàng quán ăn ra đời. Các chủ thể mưu sinh này thu mua nguyên tiệu từ các địa chỉ không có nguồn gốc rõ ràng từ trung tâm Hà Nội (khi gọi điện thoại thì mang tới) và báo giá, bán tới tới các cửa hàng ăn ở Hương Sơn. Hiện nay ở Hương Sơn có khoảng 5 - 7 chủ thể mưu sinh nghề này. Trong thị trường kinh tế du lịch có sự cạnh tranh, các chủ thể thường xuyên phải linh hoạt điều chỉnh giá cả liên tục, tùy theo nhu cầu của nhà hàng để cạnh tranh nhau, kích cầu tiêu dùng.

- Sự thay đổi tính chất của việc làm: Nghề nghiệp mưu sinh thay đổi dẫn đến sự thay đổi về tính chất việc làm theo các xu hướng:

+ Biến đổi hoàn toàn (đổi nghề): Trong quá trình phát triển của xã hội, chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, tính chất việc làm của cư dân cũng chuyển đổi hẳn từ nghề nghiệp truyền thống sang nghề mới trong lĩnh vực du lịch. Nhóm biến đổi này tập trung ở những cư dân làm các nghề như: nấu ăn trên khu di tích; làm mẫu ảnh; bán nước dạo; bán đồ ăn, thức uống chuyên nghiệp trên di tích; trồng rau sắng, mơ bán cho KDL; gánh lễ lên di tích; nấu kẹo củ mài…

+ Giữ nguyên nghề nghiệp truyền thống: Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một bộ phận CDXHS không chuyển đổi nghề nghiệp, mà duy trì những nghề nghiệp, tập quán mưu sinh cũ. Một số nguyên nhân nổi bật là:

1) Không đủ điều kiện kinh tế. Thực tế khảo sát tại xã Hương Sơn cho thấy: Nhiều hộ gia đình không phải không nhận thức được lợi nhuận tốt hơn từ những nghề mưu sinh du lịch mang lại, nhưng để có thể có một nghề đem lại lợi ích tốt hơn vào xuân hội ở Hương Sơn, cần có những vốn ban đầu. Đầu tư một con thuyền tôn để chèo cho khách vào xuân hội có thể mất 5 - 7 triệu đồng. Mở một quán ăn ở trên khu di tích cần số vốn chừng gần trăm triệu đồng và phải chuẩn bị trước vài tháng về hạ tầng vì vận chuyển lên trên di tích không đơn giản, chưa kể để có chỗ bán hàng cần may mắn “bốc thăm được” chỗ bán hàng tốt… Do vậy không phải hộ gia đình nào muốn chuyển đổi nghề nghiệp mưu sinh trước thời cơ du lịch phát triển đều có thể làm được ngay. Trong khi nghề nông nghiệp truyền thống sẵn có ruộng đất, tuy vất vả nhưng người dân đã quen với công việc đó nên họ không chuyển đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023