này sẽ không thay thế bền vững cho canh tác ruộng nước. Tình trạng đó dễ dẫn tới không an ninh lương thực.
Bên cạnh canh tác trên, dự án thủy điện NN2 có quy hoạch cho dân TĐC về canh tác chăn nuôi mới, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm và thủy sản công nghiệp để thay thế cho canh tác chăn nuôi trước đây. Các loại vật nuôi gia cầm là:gà, vịt, lợn và dê.Các loại vật nuôi thủy sản thì gồm có các loại cá và ếch. Theo số liệu điều tra có 60 hộ tham gia chăn nuôi lợn, có 108 hộ tham gia chăn nuôi gà và vịt, có 12 hộtham gia chăn nuôi dê và 92 hộ tham gia nuôi thủy sản. Theo kế hoạch kinh doanh của các chuyên gia, mỗi hộ dân chỉ được phép đăng ký tham gia từ 1 đến 2 loại vật nuôi. Kỹ thuật nuôi gia cầm công nghiệp chủ yếu là nuôi trông chuồng. Chuồng nuôi được đặt ở vị trí thuận tiện đi lạivà gần bờ ao. Cám bón chủ yếu là cám công nghiệp kết hợp với cám nông nghiệp, đó là ngô, sắn và cám thóc. Người dân tham gia canh tác chăn nuôi cho biết: “Canh tác chăn nuôi của chúng tôi mỗi lần 6 tháng thu nhập được 10.000.000 kíp. Theo chúng tôi mức thu nhập này không thay thế được cho việc chăn nuôi trước đây. Chúng tôi mong muốn có nhiều loại vật nuôi để đáp ứng nhu cầu lương thực cho gia đình, phục vụ cho các nghi lễ và thu nhập kinh tế. Mức thu nhập này cảm thấy chưa ổn để nuôi sống”.
Các hoạt động sinh kế mới này tuy vẫn còn là canh tác chăn nuôi và trồng trọt. Nhưng có thay đổi về giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc và chuồng trại nuôi.
4.1.2. Kinh tế tự nhiên
Thông qua việc thay đổi hoạt động nông nghiệp, thay đổi quyền truy cập và sử dụng tài nguyên rừng điều kiện tự nhiên hoàn toàn thay đổi. Các sản phẩm cung cấp lương thực, thực phẩm từ rừng đã giảm sút và hạn chế rỗ rệt.
Tình trạng này người dân không còn có không gian để săn bắt và hái lượm như trước đây.
4.1.3. Thủ công nghiệp
Một số nghề thủ công nghiệp truyền của các tộc người trước đây có sự chuyển biến sau khi tái định cư. Đó là canh tác dệt may. Theo quan sát thấy các bà mẹ phụ nữ của các tộc người đều tham gia vào canh tác dệt may, nhất sản xuất vải với mục đích thu nhập kinh tế. Nhiều người phụ nữ trong nghề dệt vải cho biết: “Chúng tôi dệt vải mỗi tháng thu nhập được khoảng 400.000 đến 600.000 kíp. Mỗi 3 ngày dệt được một chiếc vải với giá 60.000 kíp. Chúng tôi không muốn tham gia nghề này vì cảm thấy có thu nhập thấp. Nhưng do không có sự lựa chọn này khác để kiếm sống nên phải làm”. Với các ý kiến này, người dân đang trong tình trạng khó khăn và đang muốn thuyết phục nó. Nghề thủ công không phải là nghề thu nhập kinh tế chủ đạo mà chỉ mang tính bổ sung và tạm thời khi chưa tìm ra một hoạt động kinh tế nào khác để kiếm sống.
4.1.4. Thương nghiệp
Kinh tế thương nghiệp và dịch vụ của người dân trong thời gian sau tái định cư cũng có những biến đổi. Nhất là về biến đổi các sản phẩm bán, khách hàng và mức thu nhập. Các sản phẩm kinh doanh của người dân hiện nay chủ yếu là sản phẩm công nghiệp như: quần áo, đồ tiêu dùng hàng ngày, phương tiện lao động, đồ điện tử, lương thực khô... Cùng đó là một số dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa xe, dịch vụ ăn uống, dịch vụ chạy xe khách, dịch vụ xây dựng nhà cửa... Trong hoạt động kinh tế nàyngười dân cho biết: “Chúng tôi bán hàng mỗi ngày thu được khoảng 50.000 đến 70.000 kíp. Mức thu nhập hiện nay là thấp hơn nhiều so với mức thu nhập trước đây vì không ít khách mua. Theo tôi muốn Nhà quản lý dự án thủy điện NN2 tạo điều kiện chochúng
tôi được sử dụng phần quỹ đất còn lại để khai thác sản xuất và phát triển kinh tế gia đình”.Như vậy, việc kinh doanh và dịch vụ của người dân sau khi tái định cư cảm thấy trở nên phức tạp hơn và có sự cạnh tranh gay gắt hơn so với trước đây.
4.1.5. Kinh tế lâm nghiệp
Cùng với mọi sự thay đổi, người dân tái định cư đã không có diện tích đất để trồng cây. Cây cối tự nhiên phần lớn đã được người dân tại chỗ chiếm dụng và cấm khai thác. Cơ sở nguyên liệu cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là mua. Do vậy, kinh tế lâm nghiệp của người dân sau khi tái định cư được đánh giá là hạn chế.
4.1.6.Các hoạt động kinh tế khác
Ngoài các hoạt động sinh kế nêu trên, người dân tái định cư còn kiếm sống bằng lao động làm thuê. Trước dây nhiều người dân có tham gia làm thuê cho các dự án khai thác mỏ, dự án khai thác gỗ và dự án thủy điện. Nhưng hiện nay người dân chuyển sang làm thuê cho các công ty dệt may ở thủ độ Viêng Chăn. Nhất là cácthanh niên nam nữ ở độ tuổi 18 đến 2 tuổi. Đồng thời, chúng tôi quan sát thấy có một số người chủ hộ. Khi tham vấn ý kiến họ cho biết: “Chúng tôi đến làm thuê cho các công ty dệt may, mỗi thángđược nhận lương từ 1.500.000 kíp đến 2.000.000 kíp/ tháng tùy theo từng công việc. Nhưng hình thức kiếm sống này chúng tôi cảm thấy rất vất vả và không tiết kiệm được tiền để gửi cho bố mẹ và gia đình”.Như vậy, sau khi tái định cư, người dân gặp nhiều thách thức trong cuộc sống. Nhất là vấn đề làm thuê không còn thuận tiện và có thu nhập cao như trước đây. Trên cơ sở các hoạt động sinh kế và mức thu nhập được thống kê như sau:
Bảng 4.1: So sánh biến đổi sinh kế của người dân trước và sau TĐC
Đơn vị tính: tiền Kip Lào
STT | Các hoạt động sinh kế | Mức thu nhập Trung bình | Tổng thu nhập | |
Trước năm 2011 | 1 | Nông nghiệp | 52,000,000 | 117,000,000Kip/hộ/năm |
2 | Kinh tế tự nhiên | 12,000,000 | ||
3 | Kinh tế lâm nghiệp | 4,000,000 | ||
4 | Thủ công nghiệp | 7,000,000 | ||
5 | Thương nghiệp | 6,000,000 | ||
6 | Lao động việc làm | 18,000,000 | ||
Sau năm 2011 | 1 | Trồng trọt | 12.000.000 | 76,000,000Kip/hộ/năm |
2 | Chăn nuôi | 15.000.000 | ||
3 | Thủ công nghiêp | 15.000.000 | ||
4 | Kinh doanh | 16.000.000 | ||
5 | Dịch vụ | 18.000.000 | ||
Giá trị tiền năm 2016: 1.000.000 Kip = 2.800.000 = 120 $ |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Thu Nhập Của Người Lào Trước Năm 2011
- Tổng 16 Bản Dân Bị Thiệt Hại Bởi Dự Ánthủy Điện Nn2
- Các Hoạt Động Sinh Kế Của Người Dân Sau Khi Tđc
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 11
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 12
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu do tác giả thu thập, tự xử lý, Bản Phonesavat, 2016
4.2. Những vấn đề đang đặt ra và một số giải pháp
4.2.1. Một số vấn đề đang đặt ra
Thông qua sự phân tích về biến đổi sinh kế của người dân tái định thủy điện NN2 thì có một số vấn đề đặt ra như sau:
1) Việc lập kế hoạch khôi phục sinh kế cho dân của Dự án kém hiệu quả, không phát huy được tiềm năng của dân.
2) Nhà quản lý dự án bồi thường thiệt hại cho dân với giá chưa xứng đáng. Đồng thời, các thông tin thu thập được chưa có sự phân tích đến sự phát triển của các tài sản trong tương lai để đền bù đầy đủ cho dân có vốn xây dựng cuộc sống mới.
3) Nội dung chính sách của Chính phủ Lào còn nhiều thiếu sót trong thực tế.
4) Việc triển khai di dân và tái định cư của dự án thủy điện NN2 là chưa phù hợp.
4.2.2. Một số giải pháp
Trong quá trình di dân và tái định cư của dự án thủy điện NN2, theo chúng tôi có những giải pháp như sau:
1) Chính sách tái định cư của Chính phủ Lào cần phải gắn liền với từng địa phương, từng tộc người và từng tài sản bị thiệt hại cụ thể.
2) Để đời sống người dân được cải thiện phải sử dụng kiến thức bản địa, phát huy đúng tiềm năng của người dân và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các tộc người trong điều kiện mới.
3) Nâng cao trình độ học vấn cho dân và mở lớp các đào tạo nghề mới để nhanh chóng giúp dân thoát khỏi từ tình trạng nghèo.
4) Phải phân thêm 400 ha của quỹ đất còn lại cho dân được khai thác sản xuất, ít nhất mỗi hộ gia đình 1 hecta.
5) Tìm thị trường phân phối cho các loại sản phẩm mà người dân sản xuất ra. Ngoài ra, cần thiết xây dựng hệ thống thủy lợi để cung cấp nước tưới tiêu cho dân trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.
6) Cần hỗ trợ bảo tồn và phá huy bản sắc văn hóa truyền thống của các tộc người sau khi TĐC, trong đó tạo điều kiện thuận lợicho dân hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa.
4.3. Định hướng sinh kế mới
Lào gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn cho dân phát triển kinh tế. Hiện nay người dân trên thế giới ngày càng có nhu cầu sử dụng những hàng hoá độc đáo, tinh xảo, mang tính văn hoá, nghệ thuật cao và mang tính gần gũi với thiên nhiên. Đồng thời, người dân trên thế giới đang chán nản với chiến du lịch ở bãi biển mà họ đang có nhu cầu cao du lịch ở miền núi. Do vậy, để người dân TĐC ở bản Phonesavat có cuộc sống ổn định, trước hết cần có một số định hướng phát triển sinh kế như sau:
1) Dựa trên nhu cầu du lịch ở miền núi của người du lịch thì nên xây dựng làng văn hóa truyền thống với định hướng dịch vụ du lịch. Biện pháp này có khả thi cho sự phát triển sinh kế bền vững vì vừa mang tính giữ gìn bản sắc văn hóa của các tộc người vừa phát triển kinh tế. Trong định hướng này cần tổ chức thực hiện như sau:
- Nghiên cứu tay nghề thủ công truyền thống của các dân tộc và hỗ trợ vốn đầu tư phát triển gắn liền với kinh tế thị trường.
- Khuyến khích nhà đầu tự vào tham gia đầu tư và phát triển khu du lịch cùng hưởng lợi.
- Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, khu công viên vui chơi giải trí, không gian văn hóa dân tộc... để dịch vụ thu hút khách du lịch.
- Khuyến khích khai thác tri thức bản địa truyền thống của các dân tộc.
- Hỗ trợ tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao của Lào và khách du lịch.
- Xây dựng hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin, quảng cáo du lịch và có sự khuyến mãi du lịch cho người dân ở trong và ngoài nước.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí để thu hút khách du
lịch.
- Nâng cao trình độ ngoài ngữ cho người dân bản địa, trong đó có sự
phát huy ngôn ngữ dân tộc của mình.
2) Để phát huy đúng tiềm năng của người dân thì nên xây dựng làng nghề sản xuất nông nghiệp tập trung với định hướng kinh tế thị trường.Trong đó nghề chăn nuôi và trồng trọt là 2 nghề quan trọng. Để thực hiện được định hướng này, trước hết cần tiến hành như sau:
- Phân thêm diện tích đất sản xuất và bãi chăn nuôi cho người dân, ít nhất 1 ha/hộ.
- Xây dựng hệ thống nước tưới tiêu cho dân thuận tiện sinh hoạt.
- Thiết kế lại các trang trại chăn nuôi và trồng trọt mớicó sự đảm bảo sản xuất chuyên nghiệp và đảm bảo sựu ô nhiễm môi trường.
- Các tộc người cần phân canh tác như sau:
+ Đối với canh tác trồng các loại cây thực phẩm là dành cho cộng đồng người Lào.
+ Đối với canh tác chăn nuôi là dành cho người H'Mông.
+ Đối với canh tác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp là dành cho người Khơ mú.
- Khuyến khích dân phát triển nghề kinh doanh và dịch vụ theo điều kiện kinh tế, kinh nghiệm và khả năng của mỗi hộ gia đình.
4.4. Một số khuyến nghị
Khuyến nghịnày để giữ cho các nhóm dân tộc khác nhau cùng tồn tại ở bản Phonesavat được phát triển lành mạnh về đời sống vật chất và tinh thần. Riêng sáng kiến của chúng tôicó một số khuyến nghị bao gồm:
1) Chính phủ Lào nên quan tâm nhu cầu mà người muốn sẽ tái định cư; nhạy cảm cho nhu cầu văn hóa , tín ngưỡng và tôn giáo và chỉ đạo cho các nhóm thực hiện làm công tác di dân, tái định cư và thực hiện đền bù cho dân một cách phù hợp và tương xứng.
2) Khi cán bộ dự án thủy điện NN2 tiến hành thu thập các thông tin của người dân trên địa bàn nên tạo điều kiện và cung cấp cho dân vềthời gian để họ được lập cuộc họp hợp nhất với nhau.
3) Quá trình thực hiện đền bù và di dân tái định cư, Nhà quản lý dự án nên cho phép dân phản hồi nào để mở lòng và lấy được cái hành động mà gọi là dân mong muốn.
4) Chính phủ Lào nên ham học hỏi từ những sai lầm để làm tốt hơn cho dânđể cho chương trình phát triển công trình thủy điện tại Lào thành công như mong đợi và gắn liền với thực tiễn của các chính sách.
5) Các dân tộc khác nhau nên có quyền kiểm soát vùng đất riêng hoặc tái định cư riêng nơi có sự an toàn và lành mạnh về môi trường sinh thái. Đó là đất sản xuất để duy trì cuộc sống người dân.
Tiểu kết chương 4
Các tộc người trong dự án thủy điện NN2 từ bao đời thường cư trú ở những nơi có điều kiện tài nguyên thiên nhiên ưu đãi. Đồng thời, truyền thống làm ăn gắn bó với trồng trọt và chăn nuôi tự cung tự cấp và gắn bó với rừng. Đồng bào khai thác rừng không chỉ phục vụ mục đích lương thực hàng ngày mà còn phục vụ nhiều mục đích khác trong đời sống. Đó là đem về bán tạo thu nhập kinh tế cho gia đình. Do vậy, sự thay đổi diễn ra trong hoàn cảnh mới đã khiến cho người dân khó để thích nghi với môi trường sống mới. Đồng thời, kết quả cho thấy các hoạt động sinh kế mới là không thay thế cho các hoạt động sinh kế cũ. Một số hộ dân sản xuất ra sản phẩm nhưng lại vắng người mua và không cóthị trường phân phối. Như vậy quá trình phát triển phát triển kinh tế của người dân ở bản Phonesavat là đang gặp khó khăn.