Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 6

5. DỰ PHÒNG VÀ TIÊN LƯỢNG


Hiện nay việc xác định trong tương lai xa của một người hen phế quản còn khó, song đánh giá tương lai gần cần dựa trên:

5.1. Lâm sàng


Tần suất cơn hen: số cơn hen trong một khoảng thời gian quan sát cho ta khái niệm về dự kiến tiến triển của cơn hen; cơn hen càng gần nhau tiên lượng càng xấu.

5.2. Phế dung ký


- Thể tích thở tối đa/giây và hệ số Tiffeneau. Các chỉ số này càng thấp thì hen càng nặng.

- Tính nhạy cảm cholinergic: ngưỡng acetylcholin càng thấp thì hen càng nặng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

- Sự hồi phục những rối loạn tắc nghẽn dưới ảnh hưởng của chất kích thích giao cảm: đáp ứng với isoproterenol càng trọn vẹn thì tiên lượng càng tốt.

- Thể tích cặn: thể tích cặn càng tăng là hen càng nặng.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 6

- Điều kiện môi trường sinh sống và công tác.


6. ĐIỀU TRỊ


6.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị


Điều trị hen phế quản thường có 3 mục tiêu:


- Điều trị tận gốc làm cho bệnh khỏi hoàn toàn: nếu phát hiện được các nguyên nhân gây bệnh có thể điều trị tận gốc, tuy nhiên việc làm này rất khó vì hen phế quản thường do nhiều nguyên nhân phối hợp, rất ít khi chỉ độc nhất một nguyên nhân, do vậy bệnh có thể tạm khỏi một thời gian dài rồi lại tái phát.

- Điều trị triệu chứng kéo dài:

Giãn phế quản: dạng thuốc khí dung.

Các thuốc tác động lên trên các hiện tuợng viêm nhiễm và bài tiết.

Các phương pháp tập luyện như luyện thở; tập vật lý như: bơi lội, tắm nước suối nóng v.v.


- Điều trị cắt cơn hoặc cấp cứu cơn hen phế quản.

- Ngoài ra cần chú ý:

Điều trị biến chứng

Điều trị dự phòng lên cơn hen:

Đặc hiệu: loại bỏ dị ứng nguyên, giải mẫn cảm.

Không đặc hiệu: cromoglycat disodique, dipropionat.

- Biện pháp bổ sung: vận động liệu pháp, tâm lý trợ giúp, chống nhiễm trùng, liệu pháp khí hậu và nước suối.

- Phòng bệnh: hen phế quản là loại bệnh lý có yếu tố thể tạng nên việc phòng bệnh thường rất khó khăn, tuy nhiên để hạn chế có thể chữa sớm các bệnh lý đường mũi họng, tập thể dục thường xuyên, giữ môi trường sống trong sạch ít bụi bặm, thoáng mát.

6.2. Điều trị theo y học cổ truyền


6.2.1. Hen hàn


- Phép trị: ôn Phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn.

- Các bài thuốc:

Bài Xạ can ma hoàng thang gia giảm Xạ can 6g, Sinh khương 4g, Khoản đông hoa 12g, Bán hạ chế 8g, Ma hoàng 10g, Tế tân 12g, Ngũ vị tử 8g, Đại táo 12g.

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang: tô tử 12g, Hậu phác 8g, Quất bì 8g, Quế chi 18g, Bán hạ chế 8g, Ngải cứu 12g, Đương quy 10g, Gừng 4g, Tiền hồ 10g, Đại táo 12g, Bán hạ chế 12g, Ngũ vị tử 16g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 8g.

- Châm cứu: châm bổ các huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý. Cứu các huyệt Cao hoang, Phế du, Thận du

- Châm loa tai: Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm, Thần môn, Phế.


6.2.2. Hen nhiệt


- Phép trị: thanh nhiệt, tuyên Phế, hóa đàm, bình suyễn.

- Bài thuốc Định suyễn thang: Ma hoàng 6g, Hoàng cầm 12g, Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g, Bán hạ chế 8g.

- Châm cứu: châm tả các huyệt Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc.

6.2.3. Thực suyễn


6.2.3.1. Phong hàn


- Phép trị: lợi Phế, khai khiếu, giáng khí, định suyễn.

- Các bài thuốc:

Bài thuốc Tiểu thanh long thang: Ma hoàng, Quế chi, Tế tân, Bán hạ, Can khương, Thược dược, Ngũ vị tử, Cam thảo.

Bài thuốc Tam ao thang (nếu vì ngoại cảm phong hàn xuất hiện các chứng đau đầu, không có mồ hôi mà ho ra đàm trắng thì dùng) gồm: Ma hoàng 20g, Hạnh nhân 20g, Cam thảo 10g

Bài Ma hạnh thạch cam thang (nếu vì đờm hỏa ủng tắc phế khiếu mà sinh chứng suyễn thì dùng Ma hoàng 10g, Hạnh nhân 20g, Thạch cao 40g, Cam thảo 12g)

6.2.3.2. Táo nhiệt

- Phép trị: thanh kim, giáng hỏa.

- Bài thuốc Tả bạch tán, gồm: Tang bạch bì, Địa cốt bì, Ngạnh mễ, Cam thảo


6.2.4. Hư suyễn


6.2.4.1. Phế âm hư


- Phép trị: tư âm, bổ Phế, định suyễn.

- Bài thuốc Sinh mạch tán gia vị: Đảng sâm 16g, Sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 8g, Ngũ vị tử 6g, Bối mẫu 12g

- Châm cứu: châm bổ Phế du, Cao hoang du, Chiên trung, Thận du, Tỳ du, Quan nguyên.

6.2.4.2. Phế khí hư

- Phép trị: bổ Phế, cố biểu, ích khí, định suyễn.

- Các bài thuốc:

Bài thuốc Ngọc bình phong tán gia giảm: Hoàng kỳ 12g, Tô tử 12g, Phòng phong 8g, Bạch truật 12g.

Bài thuốc Quế chi hoàng kỳ thang gồm quế chi 8g, Hoàng kỳ 8g, Bạch thược 8g, Đảng sâm 16g, Đại táo 12g, Ngũ vị tử 12g, Gừng 4g

- Châm cứu: cứu các huyệt như trong Phế âm hư.

6.2.4.2. Tỳ hư

- Phép trị: kiện tỳ, ích khí.

- Bài thuốc Lục quân tử thang: Bạch truật 12g, Trần bì 8g, Đảng sâm 16g, Bán hạ 8g, Phục linh 12g, Cam thảo 6g

- Châm cứu: cứu các huyệt Tỳ du, Phế du, Vị du, Quan nguyên, Thận du, Túc tam lý.

6.2.4.3. Thận dương hư

- Phép trị: ôn Thận nạp khí.

- Bài thuốc Kim quỹ thận khí hoàn: Can địa hoàng 20g, Đơn bì 7g, Hoài sơn 10g, Quế chi 4g, Trạch tả 7g, Phụ tử 4g, Phục linh 7g, Sơn thù 10g

6.2.4.4. Thận âm hư

- Pháp trị: tư âm, bổ Thận.

- Các bài thuốc:

Bài thuốc Tả quy ẩm: Thục địa 20g, Phục linh 10g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 10g, Kỷ tử 10g, Cam thảo 6g

Bài thuốc Lục vị gia giảm (còn gọi là Bát tiên thang): Thục địa 16g, Trạch tả 8g, Hoài sơn 12g, Đơn bì 8g, Sơn thù 8g, Ngũ vị tử 8g, Phục linh 8g, Mạch môn 8g

- Châm cứu.

Thận dương hư: quan nguyên, khí hải, thận du, mệnh môn, phế du, chiên trung.

Thận âm hư: châm bổ các huyệt trên và thêm tam âm giao, thái khê.

VIÊM HỌNG CẤP- MẠN


MỤC TIÊU


1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của bệnh viêm họng.


2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh viêm họng theo lý luận y học cổ truyền.


3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng viêm họng theo y học cổ truyền.


4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị viêm họng theo y học hiện đại và y học cổ truyền.


5. Trình bày được phương pháp điều trị viêm họng (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).

6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị viêm họng bằng y học cổ truyền.


NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm họng cấp thường được xếp làm 3 nhóm:

- Viêm họng xuất tiết hay viêm họng thông thường gồm: viêm họng đỏ và viêm họng trắng thông thường.

- Viêm họng giả mạc thường gặp nhất là viêm họng bạch hầu.

- Viêm họng loét như viêm họng Vincent (Vanh-xăng)

Viêm họng mạn: thường phối hợp với viêm xoang, viêm mũi và cả viêm thanh phế quản.


Y học cổ truyền mô tả các nhóm bệnh trên chung trong chứng đau Yết hầu, Hầu tý nặng hơn thì có Nhũ nga, Hầu ung, Hầu phong do ngoại tà phong nhiệt kết ở họng hoặc khí huyết ngưng trệ hoặc hư hỏa bốc lên.

2. NGUYÊN NHÂN – BỆNH SINH Theo YHHĐ

2.1. Viêm họng cấp

2.1.1. Viêm họng đỏ thông thường:

YHCT gọi là Hầu tý, Hầu cam.

Rất thường gặp về mùa lạnh, do virus gây nên lây lan nhanh. Các vi khuẩn thấy ở họng chỉ là bội nhiễm thêm. Các virus thường gặp là virus cúm.

2.1.1.1. Biểu hiện bệnh:

- Bắt đầu từ đột ngột, bệnh nhân thấy ớn lạnh rồi sốt cao trên 390C, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy.

- Kèm theo đau rát họng, cảm giác khô họng, khi nuốt, uống nước đau họng tăng lên, tiếng nói hơi khàn.

- Ở trẻ em thường hay gặp sưng, đau hạch cổ.

Khám họng thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, khô, đặc biệt là trụ trước và màn hầu; thành sau họng có thể thấy các mạch máu nổi rõ và ít hạt lympho nề đỏ; hai amidan sưng to, đỏ.

Nếu do virus cúm thì người bệnh có đau mình mẩy, nhức đầu rõ, rát họng, ho khạc có thể ra dây máu.

2.1.1.2. Diễn biến:

Bệnh thường diễn biến troài ngày: sốt giảm dần, đau rát họng cũng hết đi. Nếu không có bội nhiễm bệnh sẽ khỏi hẳn sau 5-7 ngày.

Ở trẻ em nếu không được theo dõi xử lý tốt dễ bị bội nhiễm gây viêm tai giữa cấp, viêm mũi xoang cấp hoặc phế quản phế viêm.

2.1.2. Viêm họng bạch hầu:


YHCT gọi là Hầu phong, Triển hầu phong.


Thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 7 tuổi, nhưng cũng có thể gặp cả ở trẻ lớn và người lớn. Bệnh do trực khuẩn Klebs – Loeffler gây ra.

2.1.2.1.Biểu hiện bệnh:

- Bệnh thường bắt đầu âm ỉ; trẻ sốt nhẹ, hơi mệt, da mặt xanh nhợt mạch nhanh, kèm ngạt mũi và rát họng.

- Khám họng: ngày đầu chỉ thấy niêm mạc họng đỏ. Từ ngày thứ 2, thứ 3 sẽ thấy xuất hiện giả mạc bắt đầu ở amidan, sau lan ra các trụ và màn hầu. Đặc điểm của giả mạc bạch hầu là có màu trắng đục, bám vào niêm mạc, khó lấy, khi lấy ra sẽ gây rớm máu và tái hiện lại nhanh. Giả mạc không tan trong nước.

- Với thể ác tính: bệnh bắt đầu rầm rộ, sốt cao đến 400C, bộ mặt nhiễm trùng nhiễm độc, da tái

xanh, chân tay lạnh, hạch cổ sưng to bạnh ra và đau. Đau rát họng rõ rệt, không nuốt được. Ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ hôi và gây loét cửa mũi.

- Khám họng: giả mạc nhiều, màu xám tro, dày cộm, niêm mạc quanh sưng đỏ và dễ chảy máu.

2.1.2.2. Tiến triển và biến chứng:

Nếu xảy ra ở trẻ em đã có tiêm chủng phòng bạch hầu, diễn biến nhẹ, có thể tự khỏi. Với bệnh bạch hầu ác tính, tỷ lệ tử vong rất cao.

Bệnh có thể gây các biến chứng kế cận như viêm mũi: bạch hầu phải có giả mạc ở mũi gây ngạt tắc ở mũi; chảy mũi mủ. Bạch hầu thanh quản còn gọi là bệnh yết hầu do giả mạc lan vào thanh quản gây khàn tiếng đến mất tiếng, tiếng ho ông ổng, khó thở thanh quản tiến triển nhanh.

Biến chứng do độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây nên:


Viêm cơ tim: sau khoảng 10 ngày trẻ đột nhiên bị trụy tim mạch, tụt huyết áp, liệt cơ hoành gây tử vong.

Liệt thần kinh: như liệt màn hầu, liệt họng gây nghẹn với chất đặc, sặc khi uống: liệt mặt và liệt các chi; liệt các cơ hô hấp.

2.1.3. Viêm họng Vincent (vanh-xăng):

Viêm họng Vincent thuộc nhóm viêm họng loét, do vi khuẩn hình thoi và xoắn khuẩn sống ký sinh ở họng. Khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, rối loạn dinh dưỡng hay sâu răng, viêm amidan nó sẽ làm rối loạn dinh dưỡng niêm mạc và gây loét.

YHCT mô tả trong chứng Hầu nham, Hầu sa, Hầu bạch.

2.1.3.1. Biểu hiện bệnh:

- Thường gặp ở người trẻ, bắt đầu một cách âm thầm: sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm giác nóng rát họng, nuốt đau nhất là với chất rắn ở một bên họng. Khám họng thấy trên mặt amdan một bên có giả mạc trắng.

- Giả mạc chỉ khu trú ở một bên amidan nhưng ngày càng lan rộng ra. Giả mạc dày, trắng đục, dễ lấy, không dai mà ngược lại dễ mủn, dễ vỡ. Đặc biệt amidan bên kia vẫn bình thường.

- Giả mạc tự rơi ra để lại vết loét nông, bờ nổi gờ, thành đứng, đáy màu xám bẩn có chỗ hoại tử.

- Có thể có sưng đau hạch sau góc hàm bên bệnh.

- Với thể nặng có sốt cao, hạch cổ sưng to và đau, amidan bên bệnh sưng to, các trụ và màn hầu nề, vết loét rộng, đáy hoại tử rõ.

- Nuốt đau rõ rệt, hơi thở hôi.

2.1.3.2. Tiến triển:

Với thể trạng khỏe có sức đề kháng tốt, sau 10 ngày thì vết loét tự lên mô hạt, liền lại. Với thể trạng yếu, kém sức đề kháng, vết loét có thể lan ra lưỡi, miệng.

2.1.4. Viêm họng do liên cầu:

Viêm họng do liên cầu, đặc biệt liên cầu tan huyết β nhóm A thường đưa tới các biến chứng thấp tim, viêm thận… rất cần được lưu ý

2.1.4.1. Biểu hiện:

- Khác với viêm họng do virus, bệnh khởi phát ường rầm rộ: sốt cao, có rét run hay ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều. Ở trẻ nhỏ hay gặp rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, nôn …

- Đau họng rõ rệt, nuốt đau.

- Bao giờ cũng có sưng hạch góc hàm hai bên.

- Đặc biệt không kèm các triệu chứng về mũi và thanh quản như ngạt tắc, chảy nước mũi, ho, khàn tiếng….

- Khám họng: niêm mạc họng đỏ, có thể có chấm ban đỏ sẫm, đặc biệt lưỡi gà sưng to, đỏ sẫm. Trên mặt amidan hoặc cả thành sau họng có các bựa trắng nhợ, không dính, lấy bỏ dễ dàng, dưới không có loét.

- Khám mũi, thanh quản không có gì biến đổi.

- Quệt họng để soi cấy tìm vi khuẩn, đặc biệt thấy loại liên cầu tan huyết β nhóm A.

- Tốc độ lắng máu tăng cao rõ, có thể có albumin trong nước tiểu.

- Diễn biến thường kéo dài 10 ngày mới hết hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây biến chứng viêm thận, bệnh Osler, thấp tim ở tuần thứ hai, thứ ba.

2.1.5. Viêm họng do virus:

Ngoài các viêm họng do virus thường gặp như cúm…còn gặp viêm họng do virus ái thần kinh mà chủ yếu là: Herpes, Zona họng… Chúng có đặc điểm chung là gây đau rát họng và có các mụn nước gây đau khi ăn, nuốt.

2.1.5.1. Herpes họng:

Là bệnh ở họng và miệng do virus ái thần kinh gây ra, thường gặp ở người lớn. Biểu hiện:

- Bệnh bắt đầu rầm rộ:

- Sốt cao 400C hay trên 400C, thường có rét run.

- Nhức đầu, mệt mỏi cơ thể.

- Đau họng rõ rệt, đau rát từng vùng ở họng miệng, đau có thể lan lên tai, đau tăng khi ăn, nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt nên thường ứ đọng nước bọt, hơi thở hôi.

- Khám họng: khi mới khởi phát có thể thấy được các mụn nước nhỏ, trong, thành từng đám ở trụ trước amidan có thể thấy cả ở mặt amidan, màn hầu và niêm mạc quanh miệng.

Mụn nước vỡ, lan ra hợp với nhau thành những mảng loét không đều, trên mặt có lớp giả mạc mỏng, trắng. Đôi khi có thể thấy cùng với các vết loét có giả mạc, còn có các đám mụn nước mới mọc khác.

Các đám herpes trên cũng có thể lan ra ngoài môi, cửa mũi và cả các đám herpes ở da vùng mắt, má, bộ phận sinh dục.

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có loại virus khác với herpes cũng gây nên bệnh cảnh tương tự herpes với các đám mụn nước ở họng, miệng mà khi vỡ ra tạo thành những đám loét tròn, có giả mạc trắng xám gọi là bệnh Herpangine.

Nói chung bệnh diễn biến nhanh và lành tính: sau vài ngày người bệnh sẽ hết sốt, các giả mạc bong, vết loét trở lại bình thường dần; sau một tuần đến 10 ngày thì khỏi hẳn, ít khi có biến chứng.

2.1.5.2. Zona họng:

Cũng như Zona mặt, do virus ái thần kinh. Zona họng thường gặp ở người già. Biểu hiện:

- Khởi phát chỉ sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, ăn kém ngon. Cũng như herpes, hai triệu chứng chính là đau họng và mụn nước.

- Đau họng có trước, đau rát như bị bỏng, đau khá dữ dội, tăng khi ăn, khi nuốt làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Đau rõ rệt chỉ kéo dài trong 1,2 ngày cho đến khi xuất hiện các mụn nước.

- Mụn nước nhỏ, trong có đặc điểm là chỉ mọc ở một bên họng miệng, không bao giờ đi quá đường giữa sang bên kia. Mụn nước mọc dọc theo đường đi các nhánh thần kinh, ở 1/3 trên trụ trước và trụ sau của amidan, ở màn hầu và hàm ếch nhưng không bao giờ có mặt amidan. Sau vài ngày, các mụn nước vỡ ra, hợp lại thành các đám loét nông, mặt có giả mạc mỏng che phủ.

Ngoài ra trong Zona họng cũng thấy:

- Hạch cổ, dưới hàm sưng nhẹ và hơi đau; lách cũng hơi to ra.

- Bạch cầu trong máu tăng, tế bào ưa acid tăng.

Thường có hội chứng màng não nhẹ: nhức đầu, buồn nôn; nếu chọc dò tủy sống thì thấy trong nước não tủy cõ albumin và tế bào lympho tăng nhẹ.

Zona họng có thể gặp phối hợp với Zoan mặt, Zona tai, Zona mắt.

Bệnh diễn tiến trong vòng vài tuần rồi tự khỏi. Vết loét thành sẹo nông, mờ và mất dần. Ở những người già yếu, hay để lại di chứng đau rát trong họng kéo dài, có thể đưa tới loạn cảm họng.

2.2. Viêm họng mạn:

Ngoài viêm amidan mạn, các viêm mạn lan tỏa ở họng cũng thường gặp và được gọi chung là viêm họng mạn. Nó thường phối hợp với viêm mũi – xoang mạn hay đôi khi với viêm thanh – khí quản mạn.

Nguyên nhân:

- Bệnh thường gặp do ảnh hưởng của ngạt, tắc mũi mạn, phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh, do viêm xoang nhất là viêm xoang sau: nhày, mủ luôn chảy xuống họng.

- Do các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bụi…

- Cũng gặp do yếu tố thể tạng, bệnh toàn thân như cơ địa dị ứng, suy gan…

Biểu hiện:

- Triệu chứng chính là cảm giác khô, nóng,rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa, vướng hay nhói trong họng, thường tăng lên khi nuốt.

- Bệnh nhân hay phải khạc nhổ luôn, có ít nhày, quánh và cũng thường hay bị ho, nhất là về đêm, khi lạnh.

- Khám họng: tùy theo tổn thương, có thể thấy các thể:

2.2.1. Viêm họng mạn xuất tiết:

Niêm mạc họng đỏ, ướt có chất xuất tiết nhày, trong dính vào thành sau họng. Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và có ít nang lympho nổi lên thành các hạt nề, đỏ.

2.2.2. Viêm họng quá phát:

Niêm mạc họng dày và đỏ, màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dày nên eo họng có vẻ hẹp lại. Đặc biệt ở trụ sau của amidan, niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả.

Các nang lympho ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao lên, do đó thường gọi là viêm họng hạt.

2.2.3. Viêm họng teo:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024