Niêm mạc trở nên nhẵn, khô, trắng bệch, các trụ giả mất đi, trụ amidan và màn hầu cũng mỏng đi làm họng có vẻ giãn rộng ra.
Thành sau họng không thấy các nang lympho, niêm mạc trở nên khô, thiếu mềm mại, có các dải xơ trắng, sau thấy các vảy mỏng, khô, vàng bám ở thành sau họng.
Tiến triển và biến chứng:
Viêm họng mạn khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Thường các viêm họng mạn sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát, teo nếu để kéo dài không được điều trị. Đặc biệt trong các trường hợp trĩ mũi, suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hóa chất cũng dễ trở thành viêm họng teo.
Viêm họng mạn cũng thường đưa tới viêm thanh quản mạn, viêm thanh – khí quản mạn…hoặc các đợt viêm cấp như viêm amidan cấp, áp-xe, amidan…
Nó cũng là yếu tố gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do luôn phải khạc nhổ vì vướng họng, nhất là về đêm.
Việc điều trị và phòng bệnh theo YHHĐ phải được các cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng chỉ định điều trị; quan trọng là người thầy thuốc YHCT nhận biết mức độ diễn biến của bệnh cùng biến chứng của nó để có quyết định đúng đắn là giữ để chăm sóc và điều trị bằng YHCT hay chuyển cho tuyến chuyên khoa phù hợp và tốt nhất cho người bệnh.
THEO YHCT
Nguyên nhân
1. Do cảm phải phong hàn nhiệt tà ở bên ngoài, kết hợp với đờm nhiệt do cơ thể sẵn có bên trong.
2. Do nội thương làm cho Phế - Vị nhiệt.
Nguyên nhân 1 và 2 trên đây thường gây ra cac loại viêm họng cấp tính mà YHCT mô tả trong các chứng: Hầu tý, Hầu ung, Hầu phong, Bạch hầu …, sinh ra các chứng trạng như: Sốt, sợ lạnh, nhức đầu; Họng sưng đỏ, đau, có mủ loét, đôi khi khạc ra nhiều đàm.
3. Ăn nhiều chất cay, béo, ngọt; hút thuốc lá; uống nhiều các chất kích thích như rượu; sống trong môi trường khói bụi…tích nhiệt sinh hỏa.
4. Nội thương làm cho Phế âm hư, Vị âm hư; hư hỏa bốc lên.
Hai nhóm nguyên nhân 3 và 4 thường gây bệnh lý viêm họng mạn tính.
3. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
3.1. Viêm họng cấp:
Viêm họng cấp tính do cảm phải phong tà bên ngoài kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể mà gây bệnh.
Biểu hiện:
- Họng đỏ, đau nhiều, ho rát, niêm mạc họng hơi phù nề rồi sưng đỏ.
- Đàm lúc đầu trắng đục, ít sau vài ngày có thể nhiều và có màu như vàng hay xanh.
- Sốt cao, nhức đầu
- Nuốt đau.
Pháp trị: Sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm
Bài thuốc:
Bài 1: Theo Thuốc nam châm cứu của Bộ Y Tế
Kinh giới 16g Bạc hà 8g
Kim ngân 12g Cỏ nhọ nồi 8g
Huyền sâm 12g Sạ can 4g
Sinh địa 12g Tang bạch bì 8g
Phân tích: Kinh giới để khai bì mao thanh trừ nhiệt tà, sơ phong, Bạc hà để sơ phong tán nhiệt tà; Kim ngân để thanh nhiệt giải độc; Huyền sâm để thanh nhiệt dưỡng âm giải độc giúp họng đỡ sưng đau; Tang bạch bì để thanh nhiệt phế lạc; Cỏ mực để thanh nhiệt chỉ huyết và Sinh địa để dưỡng âm sinh tân.
Bài 2: Ngân kiều tán gia giảm (Ôn bệnh điều biện)
Kinh giới 12g Ngưu bàng tử 12g
Kim ngân 20g Cương tàm 12g
Liên kiều 12g Bạc hà 6g
Cát cánh 4g Sinh địa 12g
Cam thảo 4g Huyền sâm 12g
Phân tích: Ngân hoa, Liên kiều để thâu tà, thanh nhiệt, giải độc; Kinh giới, Ngưu bàng tử để khai bì mao, thanh trừ tà; Cát cánh để tuyên phong lợi họng; Huyền sâm, Sinh địa để thanh nhiệt dưỡng âm hỗ trợ cho giải độc cơ thể, sinh tân; Bạc hà để phát tán phong nhiệt; Cam thảo để hòa vị góp phần giải độc và điều hòa các vị thuốc.
Châm cứu: Châm các huyệt Thiên đột, Hợp cốc, Liệt khuyết, Khúc trì.
3.2. Viêm họng mạn tính:
Viêm họng mạn tín đàm nhiệt lâu ngày làm tổn thương phế âm mà gây ra bệnh. Biểu hiện:
- Họng khô, cảm thấy khó chịu, niêm mạc họng có những điểm xung huyêt màu đỏ nhạt hoặc có những hạt mọc rải rác, hoặc lở loét sắc vàng to nhỏ không đều.
- Đôi khi kèm theo chứng trạng toàn thân: đau đầu, sốt nóng, sốt lạnh run ….
Pháp trị: dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm Bài thuốc:
Bài 1: theo Thuốc Nam châm cứu của Bộ Y Tế
Sinh địa 16g Xạ can 6g
Huyền sâm 16g Kê huyết đằng 12g
Mạch môn 12g Thạch hộc 12g
Tang bạch bì 12g Tầm vôi 8g Cam thảo nam 12g
Bài 2: Sa sâm mạch môn thang gia giảm (Ôn bệnh điều biện)
Sa sâm 16g Thiên hoa phấn 12g
Ngọc trúc 12g Tang diệp 8g
Mạch môn 12g Cát cánh 4g
Hoàng cầm 12g Cam thảo 4g Tang bạch bì 12g
Phân tích: Sâ sâm, Ngọc trúc, Mạch môn để lợi phế nhuận táo; Tang diệp để thanh táo tuyên phế; Thiên hoa phấn để dưỡng vị âm; Mạch môn để dưỡng phế âm sinh tân; Hoàng cầm để thanh nhiệt giải độc; Cát cánh để tuyên thanh phế khí đi lên; Tang bạch bì để thanh nhiệt phế lạc; Cam thảo để thanh nhiệt dưỡng vị khí điều hòa các vị thuốc.
Nếu có nhiều hạt hoặc lở loét thêm Xạ can 8g, nếu họng khô thêm Thạch hộc 16g, Huyền sâm 12g, nếu đờm khó khạc thêm Qua lâu 8g, Bối mẫu 6g.
Châm cứu: Châm các huyệt: Thiên đột, Xích trạch, Thái uyên, Túc tam lý, Tam âm giao.
4. PHÒNG BỆNH:
- Giữ vệ sinh răng miệng
- Súc miệng họng mỗi tối bằng nước muối ấm
- Giữ ấm cổ, họng mỗi khi thay đổi thời tiết
- Tránh môi trường bụi khói, kiêng hút thuốc lá.
- Không để bị lạnh kéo dài như ngậm đá vào mùa nóng, mắc mưa trong mùa lạnh nhất là những khi cơ thể mệt mỏi như phải thức khuya, phải lao động quá sức…
VIÊM GAN VIRUS CẤP, MẠN
MỤC TIÊU
1. Nêu được định nghĩa và những yếu tố dịch tễ học của bệnh viêm gan vi rút cấp, mạn.
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh viêm gan vi rút cấp, mạn theo lý luận y học cổ truyền.
3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng viêm gan vi rút cấp, mạn theo y học cổ truyền.
4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị viêm gan vi rút cấp, mạn theo y học hiện đại và y học cổ truyền.
5. Trình bày được phương pháp điều trị viêm gan vi rút cấp, mạn (dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền).
6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị viêm gan vi rút cấp, mạn bằng y học cổ truyền.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Viêm gan là một bệnh lý của hệ tiêu hóa gan mật, do nhiều nguyên nhân gây ra như siêu vi trùng, vi trùng, ứ tắc mật, nhiễm độc thuốc…
- Tuỳ theo thời gian mắc bệnh mà phân thành 2 nhóm:
Viêm gan cấp (VG siêu vi, VG vi trùng, VG ứ mật) và
Viêm gan mạn tính
- Bệnh Viêm gan siêu vi gồm nhiều loại:
VGSV A lây qua đường hô hấp
VGSV B lây qua đường máu và niêm mạc
2. CHẨN ĐOÁN:
2.1. VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
2.1.1. Lâm sàng:
Bệnh khởi phát đột ngột với 3 nhóm hội chứng lâm sàng tiến triển theo trình tự nối tiếp.
a. Hội chứng nhiễm siêu vi ( sốt giả cúm )
- Phát sốt đột ngột, sốt cao 390 C - 400 C, sốt cơn kèm theo ớn lạnh hoặc lạnh run.
- Nhức đầu, sổ mũi, nhức mỏi tay chân, lười biếng vận động
- Mệt mỏi ăn uống kém, nóng bức rức khô người
Nhóm triệu chứng này kéo dài khoảng 3 - 5 ngày, sau đó xuất hiện dần dần nhóm triệu chứng kế tiếp.
b. Hội chứng rối loạn tiêu hóa:
- Đầy bụng, sình hơi, nôn ợ, táo bón hoặc tiêu chảy
- Chán ăn, không thèm ăn, sợ thức ăn mỡ dầu
- Đau bụng âm ỉ, đau tức hông sườn phải
c. Hội chứng vàng da tắc mật:
- Sau vài ngày bệnh, sốt giảm nhẹ đồng thời xuất hiện triệu chứng vàng da niêm.
- Lúc đầu kết mạc mắt vàng nhạt, sau vàng sậm dần, đồng thời lan dần xuống mặt và toàn thân, nước tiểu vàng như nghệ
- Da nổi những mục ngứa toàn thân, phân bài tiết có màu trắng bạc
- Hạ sườn phải đau tức nhẹ, gan hơi to một vài cm dưới HSP.
d. Tiến triển
- Bệnh diễn tiến với 3 hội chứng trên trong 7 ngày đến 2 tuần lễ
- Nếu được điều trị, phần lớn các trường hợp bệnh lui dần, hết sốt + hết vàng da niêm và tiêu hóa trở lại bình thường sau 3 tuần, nhưng cận lâm sàng chỉ trở lại bình thường sau 6 tuần.
- Một số ít trường hợp bệnh tái phát, tái diễn nhiều đợt trở thành Viêm gan mạn tính.
2.1.2. Cận lâm sàng:
a. Xét nghiệm máu:
- Hồng cầu ( HC ): giảm hoặc bình thường
- Bạch cầu ( BC ): bình thường hoặc giảm nhẹ
- Tốc độ lắng máu ( VS ): tăng
b. XN. chức năng gan:
- Đạm toàn phần ( Protide totaux ): giảm
- Điện di đạm:Béta Globuline tăng
- Prothombine time: giảm
- Men Glutamic Transamynaza ( SGOT, SGPT): tăng cao ( # 100 - 200 )
- Bilirubine trực tiếp, gián tiếp: tăng cao
- Huyết thanh chẩn đoán ( HBsAg ):dương tính
c. Siêu âm chẩn đoán: Cấu trúc gan không đồng nhất
2.2. VIÊM GAN MẠN TÍNH
Lâm sàng của bệnh Viêm gan mạn tính thường gồm 3 nhóm hội chứng:
- H/C suy tế bào gan
- H/C rối loạn tiêu hóa
- H/C suy sụp cơ thể
2.2.1. Cơ năng:
- Suy giảm trong khả năng làm việc trí óc.
- Cảm giác yếu sức đột ngột, bủn rủn tay chân, chóng mặt, làm việc chóng mệt.
- Ợ hơi, buồn nôn, có khi nôn, cảm giác đầy bụng, đau tức vùng gan có khi lan lên thượng vị.
- Bệnh nhân cảm thấy sức chịu đựng với rượu giảm sút nhanh chóng, thậm chí sợ rượu trong lúc trước kia sợ rượu ít nhiều.
- Bệnh nhân sợ mỡ, sợ thức ăn chiên xào.
- Dễ bị táo bón rồi thỉnh thoảng có đơt đi lỏng.
- Thỉnh thoảng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da.
2.2.2. Thực thể:
- Sụt cân nhiều.
- Lưỡi bẩn.
- Có thể vàng da, vàng kết mạc.
- Gan to vừa, chắc, ấn vào gan gây cảm giác
2.3. BỆNH VIÊM GAN ĐƯỢC YHCT MÔ TẢ TRONG CHỨNG HOÀNG ĐẢN
2.3.1. Nguyên nhân:
a. Ngoại cảm: Cảm phải ngoại tà, khí uất lại sinh ra thấp nhiệt mà nung nấu Tỳ Vị làm cho tiểu tiện không thông, mồ hôi không ra, Tỳ Vị lại nung đốt Can Đởm làm nước mật không tiết ra được gây nên Hoàng đản.
b. Ẩm thực: Ăn uống không điều độ, uống rượu nhiều làm tổn thương đến Tỳ Vị,làm rối loạn công năng vận hóa, thấp ở trong phát sinh ra nhiệt, thấp và nhiệt nung đốt gây Hoàng đản.
c. Hậu thiên: Lao lực quá độ, Tỳ khí hư nhược, dương khí trung tiêu không được mạnh, rối loạn vận hóa rồi bị hàn thấp ngăn trở gây nên Hoàng đản.
2.3.2. Các quan niệm và phân loại
a. Theo Trương Trọng Cảnh : Bệnh chứng Hoàng Đản chia làm 5 loại: Hoàng đản, Cốc đản, Tửu đản, Nữ lao đản và Hắc đản.
b. Theo Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông: cũng chia làm 5 thứ đản như trên.
c. La Thiên Ích đời Nguyên: chia làm Âm hoàng và Dương hoàng.
2.3.3. Biện chứng:
a. Dương hoàng đản:
- Thiên thấp: Thân và mắt vàng không tươi, cảm giác đầu nặng như bó, ăn xong chướng bụng, nhưng không khát hoặc khát không muốn uống, tiểu vàng, đại tiện lỏng hoặc nát. Mạch nhu hoãn. Rêu trắng dày, nhớt.
- Thiên nhiệt: Thân và mắt vàng tươi, sốt, khát nước, rạo rực muốn nôn hoặc nôn khan. tiểu ít, cấu táo, mạch huyền sác, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt.
b. Âm hoàng đản:
Sắc mặt vàng sạm như hun khói, ngực bụng đầy chướng, thần sắc mệt mỏi, sợ lạnh, ăn ít, tiêu lỏng, lưỡi nhợt, rêu nhớt mạch trầm trì.
c. Hoàng đản:
- Dương hoàng (Thiên nhiệt): Tỳ Vị bị thấp nhiệt nung nấu, uất kết ở Tỳ, không có lối ra nên tay chân, mặt đều hiện sắc vàng như quít chín, không có mồ hôi, tiểu ít và đỏ, mình nóng.
- Âm hoàng (Thiên thấp): Hàn thấp uất kết bên trong, không giải độc, sắc vàng tối sậm, ghét lạnh, mình mát, không khát, đầu nặng, tay chân bải oải.
d.Tửu đản:
Thân thể mệt mỏi, hư yếu, do uống rượu nhiều làm tửu độc đọng lại trong Vị, sinh ra nóng (thấp nhiệt), sắc vàng, bụng phình như đồ đựng nước, trong lòng xôn xao, không ăn, nôn mửa, cẳng chân phù thũng, lòng bàn chân nóng, tiểu vàng đỏ mà ngắn, mặt nổi vầng đỏ.
e. Cốc đản :
Trong vị vốn có thấp nhiệt lại nhân bụng đói, ăn càn, Vị trọc nung nấu nên ăn vào chóng mặt, tiểu không lợi gây Hoàng đản. Bụng no đầy, miệng lạt, nóng lạnh không ăn, ăn vào chóng mặt.
f. Nữ lao đản :
Sau khi nhọc mệt, nóng sốt quá lâu mà lại nhập phong, thấp nhiệt nhân hư lấn vào gây hoàng đản. Trán hơi đen, hơi có mồ hôi, lòng bàn tay chân đều nóng, gần tối thì phát sốt, bụng chướng.
g. Ứ huyết đản :
Chân dương bị hư, huyết trở ngại không lưu hành được mà thành bệnh, da vàng, mình nóng, đại tiện sắc đen, bụng đau tức và nổi thành cục. Mạch đi trầm kết.
2.3.4. Quan niệm của Lãn Ông:
- Hoàng đản là bệnh thuộc thấp ví như men rượu ủ, thấp nhiệt làm ngấu nát mà hóa ra vàng, chữa nó chỉ nên thấm thấp, lợi thủy như các bài: Tứ linh, Ngũ linh và nên dùng nhiều Nhân trần làm chủ.
- Chỉ có Nữ lao đản là nhất thiết không nhầm là thấp uất, bệnh nhẹ thì dùng Bát vị, Tiêu dao + Chi tử; bệnh nặng thì căn cứ vào chứng bệnh của Âm và Dương mà dùng 8 hoặc 6 vị và thêm các thuốc tán huyết hữu hình để chữa
- Đối với trẻ con thũng lâu ngày, bụng hư yếu, đọng thấp mà sinh ra nhiệt, Nhiệt sinh ra vàng gọi là Hoàng đản.
- Cách điều trị giống như người lớn:
Có nóng thì dùng Tiểu Sài hồ: (Sài hồ, Đảng sâm, Hoàng cầm, Bán hạ chế, Gừng, Đại táo); Gia Mạch nha, Chỉ thực, Chi tử, Nhân trần.
Dạ dày yếu thì dùng Tứ quân hoặc Lý trung hoàn hoặc Vạn kim hoàn (Thương truật, Trần bì, Hậu phác, Dạ minh sa ).
3. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ:
Bệnh Viêm gan được Y học cổ truyền đề cập đến trong phạm trù chứng Hoàng đản. Khi bệnh mới phát, nhiệt độc tà còn mạnh, da vàng sáng gọi là Dương hoàng. Bệnh lâu ngày chính khí suy, khí huyết hư yếu, da vàng sậm tối gọi là Âm hoàng.
3.1. Bệnh nguyên:
Ngoại nhân: Ôn tà dịch độc
Nội nhân: Ẩm thực thất điều, Tiên thiên bất túc Hậu thiên suy tổn
- Cảm phải ngoại tà, khí uất lại sinh ra thấp nhiệt mà nung nấu Tỳ Vị làm cho tiểu tiện không thông, mồ hội không ra, Tỳ Vị lại nung đốt Can Đởm làm nước mật không tiết ra được gây nên Hoàng đản.
- Ăn uống không điều độ, uống rượu nhiều làm tổn thương đến Tỳ Vị, làm rối loạn công năng vận hóa, thấp ở trong phát sinh ra nhiệt, thấp và nhiệt nung đốt gây Hoàng đản.
- Lao lực quá độ, Tỳ khí hư nhược, dương khí trung tiêu không được mạnh, rối loạn vận hóa rồi bị hàn thấp ngăn trở gây nên Hoàng đản.
3.2. Thể lâm sàng:
3.2.1. Dương hoàng thể Can Tỳ thấp nhiệt :
- Chứng trạng :
Toàn thân vàng, da sắc vàng sáng, đau hông sườn
Lợm giọng, buồn nôn, ăn kém, đầy bụng, mệt mỏi
Tiểu ít, phát sốt, nóng bức rức, khô môi miệng đắng
Rêu lưỡi dầy dính, mạch trầm sác
- Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, Kiện tỳ ráo thấp, sơ Can hòa Vị, thoái hoàng
- Phương dược: Nhân trần cao thang gia ngũ linh tán
12g | Trư linh | 12g | |
Chi tử | 8g | Xa tiền tử | 20g |
Phục linh | 12g | Trạch tả | 12g |
Có thể bạn quan tâm!
- Phế Khí Hư: Thường Gặp Ở Những Bệnh Hen Phế Quản Mạn Tính, Tâm Phế Mạn Tính,... Của Yhhđ.
- Sơ Đồ Cơ Chế Đáp Ứng Với Kháng Nguyên Hít Vào
- Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 6
- Khái Niệm: Viêm Đại Tràng Mạn Là Tình Trạng Tổn Thương Mạn Tính Của Niêm Mạc Đại Tràng, Tổn Thương Có Thể Khu Trú Một Vùng Hoặc Lan Toả Khắp Đại
- Viêm Cầu Thận Cấp Có Thể Do Nguyên Nhân Nhiễm Khuẩn Hoặc Không Do Nhiễm Khuẩn.
- Định Nghĩa: Là Tình Trạng Nhiễm Trùng Cấp Tính Hay Mạn Tính Ở Bàng Quang, Niệu Đạo.
Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.
3.2.2. Âm hoàng thể Can Tỳ hư:
- Chứng trạng:
Người mệt mỏi vô lực, Ăn kém, chậm tiêu, chán ăn
Đại tiện táo hay nát
Rêu lưỡi trắng dính hay vàng dính
Mạch huyền sác vô lực
- Phép trị: Bổ can huyết + kiện Tỳ ráo thấp + thoái hoàng
- Phương dược: Bát trân thang gia vị Nhân trần + Bán chi liên + Chi tử + Thổ phục linh
3.2.3. Âm hoàng thể Âm hư thấp nhiệt:
- Chứng trạng:
Sắc mặt vàng sạm, chảy máu cam, chảy máu răng, cổ trướng, chân phù,