Khái Niệm: Viêm Đại Tràng Mạn Là Tình Trạng Tổn Thương Mạn Tính Của Niêm Mạc Đại Tràng, Tổn Thương Có Thể Khu Trú Một Vùng Hoặc Lan Toả Khắp Đại

Sốt hâm hấp hoặc sốt cao, phiền táo, hồi hộp ít ngũ

Khô khát môi miệng, lòng bàn tay nóng, táo bón, tiểu vàng sẽn

Chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng dầy, mạch trầm tế sác.

- Phép trị: Tư âm bổ Thận, thanh nhiệt hóa thấp, thoái hoàng

- Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị


Thục địa

12g

Sơn thù

08g

Sơn dược 12g

Trạch tả

08g

Đơn bì

08g

Phục linh

08g

Bạch truật 12g

Đương quy

08g

Địa cốt bì

12g

Bạch mao căn

20g





Bài thuốc kinh nghiệm

Nhân trần

20g

Chi tử

08g

Bạch mao căn

12g

Hậu phác

08g

Trần bì

08g

Bán hạ chế

08g

Sa sâm

12g

Sinh địa

12g

Thạch hộc

20g

Sa tiền

12g

Trạch tả

12g



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 8


3.2.4. Âm hoàng thể can âm hư:


- Phép trị: tư dưỡng Can âm

- Bài thuốc: Nhất quan tiễn gia giảm


3.2.5. Âm hoàng thể can khí huyết ứ trệ:


- Phép trị: sơ Can lý khí , hoạt huyết

- Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm


VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN


MỤC TIÊU


1. Nêu được định nghĩa viêm đại tràng mạn.


2. Mô tả được nguyên nhân, bệnh sinh, của viêm đại tràng mạn theo y học cổ truyền và y học hiện đại.

3. Nêu được các thể lâm sàng của viêm đại tràng mạn theo YHHĐ và YHCT.


4. Trình bày được việc điều trị viêm đại tràng mạn theo YHCT.


5. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị viêm đại tràng mạn theo YHCT.

NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG

1.1.Khái niệm: Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính của niêm mạc đại tràng, tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan toả khắp đại tràng.

Nguyên nhân của viêm đại tràng mạn.

- Di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.

- Nguyên nhân dị ứng.

- Nguyên nhân bệnh tự miễn (viêm đại tràng, loét không đặc hiệu).

- Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét...)

- Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao...

1.2. Cơ chế bệnh sinh:

- Thuyết nhiễm khuẩn: bệnh bắt đầu do nhiễm khuẩn (thương hàn, tạp trùng, trực khuẩn) gây tổn thương, để lại di chứng "sẹo" ở niêm mạc đại tràng.

- Thuyết miễn dịch: vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng của bản thân. Phản ứng kháng thể kháng nguyên xảy ra ở một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng gây tổn thương, đó là hiện tượng "miễn dịch tự miễn".

- Thuyết thần kinh: sau tổn thương thần kinh trung ương và nhất là hệ thần kinh thực vật gây rối loạn vận động, bài tiết lâu ngày, gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

- Giảm sức đề kháng của niêm mạc đại tràng.Vì lý do toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng bị kém, đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức "chống đỡ bệnh" của niêm mạc giảm, nên viêm loét xảy ra.Viêm đại tràng mạn thường là sự phối hợp của nhiều cơ chế (các cơ chế mới chỉ là những giả thuyết) do vậy viêm đại tràng mạn người ta mới chỉ điều trị ổn định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn.

1.3. Giải phẫu bệnh lý:

- Đại thể: (2 loại tổn thương)

Tổn thương viêm:Trên đại thể người ta thường thấy có các hình ảnh: niêm mạc xung huyết, các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Tăng tiết nhầy ở vùng niêm mạc bị tổn thương viêm. có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng.

Tổn thương loét:Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm thường kèm theo với các ổ loét có thể chỉ là vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu...

- Vi thể:

Có hình ảnh viêm mạn tính: lymphoxit, tổ chức bào, tương bào tập trung hoặc rải rác ở lớp đệm của niêm mạc.

Các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt.

Tuỳ theo hình thái bệnh lý có thể thấy.Tế bào tăng tiết nhầy hoặc teo đét. Liên bào phủ: tăng sinh hoặc tái tạo không hoàn toàn.

Có thể thấy tăng tế bào ở lớp đệm.

1.4. Phân loại: Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn ra làm 3 loại:

- Viêm đại tràng mạn sau ly amip (hay gặp nhất ở Việt nam)

- Viêm đại tràng mạn sau ly trực khuẩn.

- Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu


2. TRIỆU CHỨNG

2.1. Triệu chứng lâm sàng: 2.1.1.Triệu chứng toàn thân:

Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

2.1.2. Triệu chứng cơ năng:


- Đau bụng:

Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.

Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót "đi ngoài" , "đi ngoài" được thì giảm đau.

Cơn đau dễ tái phát

- Rối loạn đại tiện:

Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu.

Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu.

Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).

Mót rặn, ỉa già, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn.


2.1.3. Triệu chứng thực thể:


- Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.

- Có thể sờ thấy "thừng xích ma" như một ống chắc, ít di động.


2.2. Triệu chứng cận lâm sàng:

2.2.1. Xét nghiệm phân:


- Có thể thấy hồng cầu, tế bào mủ.

- Anbumin hoà tan (+).

- Trứng ký sinh trùng, amip, lamblia.

- Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể (+).


2.2.2. Soi trực tràng (xem chi tiết phần giải phẫu bệnh).

2.2.3. Chụp khung đại tràng có chuẩn bị


- Cần phải chụp 2 lần.

- Có thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn.

Hình xếp đĩa.

Hình bờ thẳng, bờ không rõ.

Hình hai bờ.

- Cần phân biệt với các hình dị thường của đại tràng: đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết (trong ung thư), hình túi thừa, các polip đại tràng.

2.2.4. Xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, máu lắng ít thay đổi.


3. CHẨN ĐOÁN BỆNH:


3.1. Chẩn đoán xác định:

- Dựa vào tiền sử: bị kiết lị, các viêm ruột cấp.

- Đau bụng: xuất phát từ vùng hố chậu, đau quặn, hay tái phát.

- Rối loạn đại tiện: mót rặn, ỉa lỏng, phân có nhầy, máu.

- Xét nghiệm phân:

Có tế bào mủ.

Có anbumin hoà tan.

Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

- X-quang chụp khung đại tràng có hình xếp đĩa.

- Soi và sinh thiết đại tràng: thấy tổn thương viêm, loét (dấu hiệu có giá trị nhất).

3.2. Chẩn đoán phân biệt:

3.2.1. Rối loạn chức năng đại tràng

- Có đau bụng.

- Phân táo, lỏng, không có máu. Xét nghiệm Anbumin hoà tan (-).

- Soi và sinh thiết đại tràng: không thấy tổn thương viêm, loét.

3.2.2. Polyp đại tràng

- Ở nam gặp nhiều hơn ở nữ, thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.

- Thường không có triệu chứng.

- Có thể tình cờ xét nghiệm phân thấy máu vi thể hoặc ỉa ra máu.

- Soi đại tràng thấy polyp (dấu hiệu xác định)

3.2.3. Ung thư đại tràng, trực tràng

- Gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tuổi ngoài 40 tuổi.

- Các bệnh nhân của đại tràng dễ dẫn tới ung thư:

Polyp loại lan toả.

Các polyp giả, viêm đại tràng xuất huyết, sau lỵ amip.

- Vị trí ung thư thường gặp ở trực tràng, đại tràng xích ma.

- Triệu chứng phụ thuộc vào khối u.

Đau bụng không có khu trú ró rệt.

Chán ăn, buồn nôn, xen kẽ táo lỏng, thường có máu trong phân.

Nếu ung thư ở đại tràng xích ma "đi ngoài" giả, tắc ruột.

- Khám bụng: sờ thấy u rắn

- Thăm trực tràng, âm đạo thấy một khối u có định.

- Xét nghiệm máu: hồng cầu, huyết sắc tố giảm.

- Xét nghiệm phân có máu (vi thể)

- Chụp khung đại tràng có baryt thấy hình ảnh đẹp, khuyết cứng.

3.2.4. Lao ruột (lao hồi manh tràng):

- Có hội chứng nhiễm lao.

- Rối loạn cơ năng ruột: ỉa lỏng 2-3 lần một ngày, phân sền sệt, tình trạng iả lỏng kéo dài, có khi đỡ, có khi xen kẽ ỉa táo.

- Đau bụng lâm râm "đi ngoài" được thì đỡ đau. Vị trí đau không cố định, khi đau quanh rốn, khi đau hố chậu phải.

- Biếng ăn, sôi bụng.

- Trong thể hẹp ruột, cơn đau bụng có tính chất đặc biệt.

Sau khi ăn bệnh nhân thấy đau bụng, khi đó bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò.

Sau độ 15 phút nghe rõ tiếng hơi di động trong ruột và có cảm giác như hơi đã đi qua chỗ hẹp, đồng thời trung tiện được thì đỡ đau (hội chứng Koenig).

- Khám có điểm đau ở hố chậu phải, tại đay có một khối u mềm không nhẵn, hơi đau và di động theo chiều ngang.

- X-quang: vách manh tràng dầy cứng to ra và nhiễm mỡ nên không nhìn thấy, chỉ có một đường nhỏ của thuốc cản quang đi qua (dấu hiệu Starlinh).

- Xét nghiệm phân không có gì đặc biệt: có máu, có mủ.

Chú ý: ở những bệnh nhân có sốt về chiều, gầy sút đồng thời có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá kéo dài thì cần phải nghĩ tới lao manh tràng.

3.3. Tiên lượng:


- Nếu điều trị không tốt thì sẽ đưa đến tình trạng cơ thể gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt tử vong.

- Bệnh dễ tái phát, dai dẳng, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Mỗi khi có những sai lầm ăn uống, lo nghĩ thì bệnh lại vượng lên.

4. ĐIỀU TRỊ:


4.1. YHHĐ


4.1.1. Phòng ngừa bệnh.


- Chế độ ăn: Ăn các chất dễ tiêu giầu năng lượng. Giảm các chất kích thích. Không ăn các chất ôi thiu, các chất có nhiều xơ.

- Làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Nghỉ hẳn khi có đợt tái phát.

- Ăn uống đúng giờ giấc. Đại tiện đúng giờ giấc.

4.1.2. Điều trị dùng thuốc:


- Điều trị nguyên nhân (tuỳ theo từng nguyên nhân):

Do nhiễm khuẩn cần cho kháng sinh

Nếu viêm đại tràng do bệnh "tự miễn"thì dùng: Corticoid

- Điều trị triệu chứng:

Chống ỉa lỏng: Sousnitratbismuth, Tanalbin….

Chống táo ón: Parafin, Magiesunfat, Thụt tháo phân khi cần thiết.

* Giảm đau chống co thắt: Atropin, Papaverin

Thuốc an thần: Seduxen, Gacdenal

- Tăng sức bền cho niêm mạc: Vitamin B1 , Vitamin C

4.2. YHCT


Trong Y học cổ truyền, bệnh viêm đại tràng mạn tương ứng với các chứng Phúc thống, Tiết tả, Tràng phong, Lỵ tật. Gồm có các thể: Tỳ vị hư, Thận dương hư hay mệnh môn hoả suy, Can Tỳ bất hoà và khí trệ.

4.2.1. Thể Tỳ vị hư:


- Triệu chứng: Bụng lạnh đau, nôn ra nước trong, ăn kém, đầy bụng, sôi bụng, phân nát, sống phân, người mệt mỏi, chân tay lạnh, sắc mặt vàng nhợt, chóng mặt, môi nhợt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn, mạch tế nhược.

- Nguyên nhân: Do Tỳ vị hư yếu, vận hoá kém, không phân biệt được thanh trọc, thăng giáng thất thường, ăn không tiêu sinh ra đầy bụng sôi bụng, đại tiện phân lúc nát lúc sống.Tả làm cho Tỳ vị càng hư yếu không sinh được tinh hoa, khí huyết kém dần nên mặt bủng, người gầy yếu mệt mỏi, chân tay lạnh chóng mặt, mạch tế nhược là mạch của Tỳ vị hư.

- Pháp trị: Bổ Tỳ vị (kiện Tỳ, dưỡng vị, hoá thấp).


- Phương dược: Sâm linh, Bạch truật tán.

4.2.2. Thể thận dương hư hay mệnh môn hoả suy:


- Triệu chứng: cơ thể lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh, thể trạng gầy, mệt mỏi, ăn kém, bụng lạnh trướng đầy, bụng dưới lạnh đau, ỉa lỏng phân sống, ngũ canh tiết tả, lưng mỏi gối lạnh, tiểu tiện vặt, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt bệu có vết hằn răng, mạch trầm trì tế nhược.

- Nguyên nhân: do tiết tả lâu ngày khiến thận dương hư, dương khí yếu, vị quan không vững nên có những triệu chứng trên. Loại này gọi là “ ngũ canh tiết tả”, sau khi tả được khí được thông lợi nên giảm đau, chất lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì tế nhược là mạch của tỳ Thận dương hư.

- Pháp trị: ôn bổ Tỳ Thận dương, cố sáp.


- Phương dược: Nhục đậu khấu, Mộc hương


4.2.3. Thể Can Tỳ bất hoà:


- Triệu chứng: ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, tinh thần ức uất dễ cáu giận, miệng đắng họng khô, ăn uống sút kém, bụng trướng, đại tiện lúc táo, lúc lỏng, sôi bụng, đôi khi phân lẫn nhầy, mỗi khi buồn bực căng thẳng thì phát sinh đau bụng ỉa chảy ngay. Chất lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng, mạch huyền.

- Nguyên nhân: do Tỳ khí vốn yếu, hoặc là vốn có thực trệ và thấp tà lại gặp khi tình chí thất thường làm hại Can, Can mất sự sơ tiết, hoành nghịch phạm Tỳ khiến Tỳ kém vận hóa, khí cơ không điều hòa nên bụng đau, Tỳ mất sự kiện vận, thuỷ cốc không được tiêu hoá gây ra tiết tả, đại tiện thất thường, lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền là biểu hiện của Can thực, Tỳ hư.

- Pháp trị: sơ Can kiện Tỳ (ức Can kiện Tỳ, điều lý khí cơ).


- Phương dược: Bạch truật, Trần bì


4.2.4. Thể khí trệ:


- Triệu chứng: trướng đầy bĩ tức khó chịu và đau, riêng về trướng đầy và đau lúc nhẹ lúc nặng, bộ vị thường cố định đau xiên đau nhói, trướng bụng. Trướng đầy mà khó chịu có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện, ăn ít, rêu lưỡi mỏng.

- Nguyên nhân: bệnh này do Can khí uất trệ, khí cơ không đều nên trướng đầy bĩ tức, do Can khí không hoà, Tỳ vận hoá không tốt nên ăn ít, khí hư đình trệ làm cặn bã lưu lại nên đại tiện không thông.

- Pháp trị: thuận khí hành trệ.


- Phương dược: Trần bì, Sa nhân


Các thuốc theo kinh nghiệm dân gian)


- Lá mơ lông (mơ tam thể) - trứng gà: chữa lị amip.

- Búp sim, búp chè, búp ổi: chống ỉa lỏng.

- Cao Actiso: nhuận tràng, lợi mật.


Xoa bóp Hàng ngày trước khi ngủ hoặc sáng ngủ dậy xoa nắn dọc khung đại tràng (xuất phát từ hố chậu phải sang trái). Động tác nhẹ nhàng vừa xoa vừa day nhẹ. Phương pháp này rất tốt trong viêm đại tràng co thắt.

Châm cứu các huyệt Quan nguyên, Thận du, Thiên khu, Thượng cự hư, Đại trường du, Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý. Châm tả.


VIÊM CẦU THẬN CẤP, MẠN


MỤC TIÊU


1. Nêu được định nghĩa viêm cầu thận cấp, mạn.


2. Mô tả được nguyên nhân, bệnh sinh, của viêm cầu thận cấp, mạn theo y học cổ truyền và y học hiện đại.

3. Nêu được các thể lâm sàng của viêm cầu thận cấp, mạn theo YHHĐ và YHCT.


4. Trình bày được việc điều trị viêm cầu thận cấp, mạn theo YHCT.


5. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị cầu thận cấp, mạn theo YHCT.


NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG


1.1. Khái niệm


Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.

Hiện nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là kỹ thuật sinh thiết thận. Người ta đều thống nhất rằng: Viêm cầu thận cấp (VCTC) không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là một hội chứng gọi là hội chứng cầu thận cấp. Lý do là vì bệnh cảnh lâm sàng thường giống nhau nhưng tổn thương mô bệnh học lại đa dạng, bệnh phát sinh không chỉ do liên cầu mà có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, virus. Hội chứng viêm cầu thận cấp còn biểu hiện thứ phát sau các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp, viêm quanh động mạch dạng nút.

Viêm cầu thận cấp ác tính hay viêm cầu thận bán cấp hiện nay được gọi là viêm cầu thận thể tiến triển nhanh. Tên gọi này đặc trưng cho bệnh là tiến triển nhanh, tử vong sớm do suy thận và ít khi người bệnh qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị .

Xem tất cả 352 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí