Biểu hiện chứng trạng ra trên lâm sàng có thể chia thành 4 loại: Âm, Dương, Khí, Huyết:
- Dương hư: sắc mặt trắng nhợt, người lạnh, sợ lạnh …
- Âm hư: nóng âm ỉ trong xương, ra mồ hôi trộm, di tinh …
- Khí hư: học mệt, ngắn hơi, cử động thì khó thở…
- Huyết hư: môi nhợt, da không tươi, váng đầu hoa mắt …
Và trong biện chứng thì thông thường lấy Âm, Dương, Khí, Huyết gắn với Ngũ tạng để chẩn đoán cụ thể.
3. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG:
3.1. DƯƠNG HƯ
3.1.1. Dương hư khí suy:
- Nguyên nhân: thường do dương khí bất túc, cả dương khí và vệ khí cùng hư. Người bị dương khí hư suy dễ bị cảm nhiễm và dễ làm tổn thương Phế.
Có thể bạn quan tâm!
- Rèn Luyện Cơ Thể Hay Phương Pháp Tập Luyện Cho Người Bệnh Đái Tháo Đường
- Nguyên Nhân Bệnh Sinh Theo Y Học Cổ Truyền
- Một Số Dấu Chứng Đặc Hiệu Ở Ngoại Biên Của Tăng Lipid Máu:
- Chẩn Đoán Xác Định: Dựa Vào 3 Yếu Tố Sau:
- Biểu Hiện Lâm Sàng: Khi Nhiễm Siêu Vi Dengue Nhiều Tình Huống Xảy Ra Như:
- Bệnh Cúm Thể Nặng Và Có Biến Chứng, Bệnh Cúm A (H5N1)
Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.
- Triệu chứng:
Mệt mỏi, lười vận động, vận động thì khó thở
Người đau mỏi, ê ẩm
Sắc mặt trắng nhợt, môi lưỡi nhợt nhạt
Dễ ra mồ hôi, tự hãn
Đại tiện lỏng, loãng
Tiểu tiện trong, trắng
Miệng nhạt, vô vị
Chất lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận.
Mạch hư nhược
- Pháp trị: Phù dương cố biểu.
- Bài thuốc: Chẩn dương lý lao thang: Nhâm sâm, Hoàng kỳ, Trần bì, Nhục quế, Bạch truật, Mộc hương, Đương quy, Ngũ vị tử, Cam thảo.
Ý nghĩa: Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ nguyên khí, cố biểu; Nhục quế để ôn dương; Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; Trần bì, Mộc hương để lý khí; Đương quy để dưỡng huyết; Ngũ vị tử để liễm khí.
- Phương huyệt: Cứu bổ: Tỳ du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải
3.1.2. Tỳ dương hư:
- Nguyên nhân:
Tỳ khí suy dẫn đến tỳ dương hư suy
Thường khi ăn uống thức ăn sống lạnh làm tổn hại đến tỳ dương.
- Triệu chứng:
Kém ăn, mệt mỏi, buồn nôn
Trời trở lạnh thường đau bụng, chườm nóng thì đỡ đau
Bụng trướng đầy, lạnh bụng, hoặc sôi bụng, đi cầu lỏng
Tay chân lạnh
Sắc mặt trắng bệch hoặc vàng sạm
Lưỡi nhợt, rêu trắng
Mạch trầm tế nhược.
- Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ.
- Bài thuốc: Lý trung thang: Nhân sâm, Bạch truật, Can khương, Cam thảo.
Nếu tay chân lạnh, sợ lạnh gia thêm Phụ tử để trợ dương gọi là Phụ tử lý trung thang. Nếu cầu lỏng không cầm được thêm Ích trí nhân, Thảo quả để ôn thận chỉ tả
Nếu nôn sau khi ăn thì gia Trần bì, Bán hạ để hòa vị giáng nghịch.
Ngoài ra có thể dùng bài Chân lý lao thang gia giảm bao gồm: Nhân sâm, Nhục quế, Hoàng kỳ, Bạch truật, Ngũ vị tử, Gừng, Cam thảo, Trần bì, Đại táo.
Trong đó: Nhục quế để ôn dương, Nhân sâm – Hoàng kỳ bổ nguyên khí cố biểu, Bạch truạt – Cam thảo kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; Ngũ vị tử để liễm khí, Trần bì để lý khí.
- Phương huyệt: cứu huyệt: Tỳ du, Túc tam lý, Công tôn, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải.
3.1.3. Thận dương hư:
- Nguyên nhân:
Do mệnh môn hỏa bất túc, nguyên suy do người vốn dương hư, hoặc bệnh lâu ngày không khỏi lao tổn quá độ, tổn thương dương khí.
Người già yếu thận dương không đủ.
- Triệu chứng:
Da tái nhợt, tiếng nói nhỏ yếu
Sợ lạnh, tay chân lạnh, lạnh cột sống lưng.
Mỏi lưng, hoặc đau lưng ê ẩm.
Tiểu nhiều lần, tiểu không cầm được, hay đi tiểu đêm
Hoạt tinh, liệt dương
Đi cầu lỏng, phân sống
Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng
Mạch trầm nhược.
- Pháp trị: Ôn bổ thận dương.
- Bài thuốc: Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược): Thục địa, Quế, Phụ tử, Sơn thù, Sơn dược, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì.
Thục địa để bổ thận bổ huyết; Quế, Phụ tử để ôn bổ thận dương; Sơn thù, Hoài sơn để tư bổ can tỳ; Trạch tả, Phục linh để lợi thủy thẩm thấp; Đơn bì để tả can hỏa.
Nếu có di tinh thêm Khiếm thực, Liên tu, Mẫu lệ.
- Phương dược: Hữu quy hoàn (Kim quỹ yếu lược): Nhục quế, Phụ tử, Lộc giác giao, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Đương quy, Kỷ tử.
Nhục quế, Phụ tử, Lộc giác giao để ôn bổ thận dương ích tủy; Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Thỏ ty tử để ôn thận tráng dương kiêm bổ thận tinh, bổ tỳ; Đương quy, Câu kỷ tử để bổ huyết dưỡng Can.
- Phương huyệt: cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thái khê, Túc tam lý.
3.2. ÂM HƯ:
3.2.1. Thận âm hư:
- Nguyên nhân:
Bệnh có biến làm cho tinh bị tổn thương
Bệnh có âm hư gây mất tân dịch, hoặc bệnh tích nhiệt, nhiệt bức làm cho mất máu, mất tân dịch.
Uống nhiều thuốc nhiệt quá mức làm tổn hại chân âm.
- Triệu chứng: thắt lưng đau, gối mỏi yếu, váng đầu, ù tai, chóng mặt, răng long họng khô, di tinh mất ngủ (do hư hỏa động), ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi gầy đỏ, mạch trầm tế (sác).
- Phép trị: tư bổ thận âm.
- Bài thuốc:
Bài thuốc 1: Cao bổ âm (Nam dược thần hiệu – hư lao): Yếm rùa, Sơn thù, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì.
Ý nghĩa: Thục địa để bổ thận âm, Sơn thù để tư thận ích can, Sơn dược để ích thận bổ tỳ. Trạch tả để tư thận giáng trọc. Đơn bì để tả can hỏa. Phục linh để thẩm tỳ thấp. Nếu đạo hãn sốt chiều thêm Hoàng bá, Tri mẫu, nếu cốt chưng thêm Địa cốt bì.
Bài thuốc 2: Viên bổ thận âm (thuốc nam châm cứu): Lá dâu, Vừng đen, Hoàng tinh, Hạt sen, Củ mài, Hà thủ ô, Hạt bí đao, Ngó sen, Lộc giác sương, Yếm rùa.
Ý nghĩa: Hoàng tinh, Hà thủ ô, Lộc giác sương, Yếm rùa để bổ tỳ, Ngó sen, Lá dâu, Hạt bí đao để thanh nhiệt.
Bài thuốc 3: Tả quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thơ): Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Câu kỷ tử, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Lộc giác gioa, Cao quy bản.
Ý nghĩa: đây là phương thuốc Lục vị địa hoàng hoàn bỏ Trạch tả, Phục linh, Đơn bì thêm Kỷ tử, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Cao quy bản để tăng tác dụng bổ can thận âm. Có thể dùng trong các trường hợp tinh huyết, tân dịch bất túc.
Bài thuốc 4: Đại bổ nguyên tiễn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Đỗ trọng, Kỷ tử, Đương quy, Nhân sâm, Chích thảo.
Ý nghĩa: đây là phương thuốc Lục vị hoàng hoàn bỏ Trạch tả, Phục linh, Đơn bì thêm Nhân sâm, Đương quy, Chích thảo, Đỗ trọng, Kỷ tử để bổ nguyên khí dưỡng huyết hỗ trợ cho tư âm. Phương này trong âm hư có khí hư.
Bài thuốc 5: Đại bổ âm hoàn (Đan khê tâm pháp): Hoàng bá, Tri mẫu, Thục địa, Quy bản, Tủy lợn chưng chín.
Ý nghĩa: Hoàng bá (khổ hàn) để tả thận hỏa, làm khỏe thận âm, Tri mẫu để tư âm thanh nhiệt. Thục địa để tư bổ thận âm, Quy bản để tư âm tiềm dương. Tủy lợn để tư bổ tinh tủy.
Dùng trong trường hợp nội nhiệt rõ (như có triều nhiệt, cốt chưng, ho máu …) để tư âm giáng hỏa.
3.2.2. Can âm hư:
- Nguyên nhân: thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc, cũng có thể do can hỏa làm tổn thương can âm.
- Triệu chứng: đầu đau, chóng mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt hoặc chuột rút, mặt sắc hồng, lưỡi khô đỏ hơi tím, mạch huyền tế (sác)
- Phép trị: Tư bổ can thận
- Bài thuốc:
Bài 1: Bổ can thang (Y tôn kim giám): Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung; Thục địa, Toan táo nhân, Mộc qua, Cam thảo, Mạch môn (lượng bằng nhau).
Ý nghĩa: đây là phương thuốc Tứ vật thang (để dưỡng huyết nhu can) phối hợp với Toan táo nhân, Mộc qua, Mạch đông, Cam thảo để tư dưỡng can âm với cách dùng thuốc cam toan để hóa âm, dưỡng thủy để nuôi dưỡng mộc
Nếu đau đầu, chóng mặt, ù tai nhiều, hoặc hay chuột rút máy cơ thì thêm Cúc hoa, Quyết minh, Câu đằng để bình can tiềm dương. Nếu mắt khô sợ ánh sáng, nhìn không rõ thì thêm Kỷ tử, Thảo quyết minh để dưỡng can minh mục (làm sáng mắt), nếu dễ xúc động cáu gắt, nước đái đỏ, ỉa khó thì thêm Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm thảo để thanh can tả hỏa.
Bài thuốc 2: Đương quy ổ huyết thang (Nội ngoại thương biện luận): Hoàng kỳ, Đương quy. Ý nghĩa: Hoàng kỳ để bổ khí của tỳ vị, Đương quy để bổ huyết hòa dinh. Phương này để bổ huyết trong điều kiện có biểu hiện khí hư.
3.2.3. Vị âm hư: thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt
- Nguyên nhân: do nhiệt làm tổn thương tân dịch
- Triệu chứng:
Ăn kém, không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn
Tâm phiền, sốt nhẹ
Cầu táo, khó đi, phân khô vón
Nôn khan, nấc
Lưỡi đỏ, có thể loét miệng lưỡi
Mạch tế sác.
- Phép trị: Ích âm dưỡng vị
- Bài thuốc: Ích vị thang (Ôn bệnh điều biện): Sa sâm, Mạch môn, Đường phèn, Sinh địa, Ngọc trúc. Có thể thêm Thạch hộc, Ô mai, nếu cần thêm nước mía.
Ý nghĩa: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sinh địa để tư dưỡng âm dịch. Đường phèn để dưỡng vị hòa trung. Nếu miệng loét thêm Nhân sâm, Thạch hộc, Tang diệp, Ô mai, Biển đậu sống. Thiên hoa phấn để dưỡng vị khí sinh tân, thanh nhiệt. Nếu khí nghịch thêm Bán hạ, Cam thảo, Đại táo, Ngạnh mễ để hòa vị giáng nghịch, và uống lúc thuốc còn nóng.
3.2.4. Tâm âm hư:
- Nguyên nhân: thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu hoặc tâm hỏa can thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ làm dinh huyết hư, âm tinh kiệt gây nên.
- Triệu chứng:
Hồi hộp mất ngủ, hay giật mình
Hay quên, tâm phiền
Ra mồ hôi troọm
Lưỡi loét, miệng loét
Sắc mặt hồng, lưỡi đỏ sẫm
Mạch tế sác.
- Phép trị: tư dưỡng tâm an thần.
- Bài thuốc: Bá tử dưỡng tâm hoàn (Thể nhân hội thiên): Bá tử nhân, Kỷ tử, Mạch môn, Đương quy, Xương bồ, Phục thần, Huyền sâm, Thục địa, Cam thảo, Hoàn mật.
Ý nghĩa: Bá tử nhân, Phục thần để an thần dưỡng tâm; Thục địa, Huyền sâm, Mạch môn để tư âm thanh nhiệt. Đương quy, Kỷ tử để dưỡng huyết, Xương bồ khai khiếu.
- Bài thuốc:
Bài thuốc 1: Thiên vương ổ tâm đơn (Nhiếp sinh bí phần): Sinh địa, Nhân sâm, Đan sâm, Huyền sâm, Bạch linh, Ngũ vị tử, Viễn chí, Cát cánh, Đương quy, Thiên môn, Mạch môn, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Hoàn mật, Chu sa.
Ý nghĩa: Sinh địa để dưỡng huyết; Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn để tư âm thanh hỏa. Đan sâm, Đương quy để bổ huyết dưỡng huyết, Nhân sâm, Phục linh để ích khí ninh tâm. Toan táo
nhân, Ngũ vị tử để thu liễm tâm khí, an tâm thần Long nhãn, Viễn chí, Chu sa để dưỡng tâm an thần.
Bài thuốc 2: Thục huyền môn thang (Thuốc nam châm cứu): Thục địa, Thiên môn, Mạch môn, Thạch hộc, Huyền sâm, Bố chính sâm (sao gừng), Hạt sen, Bá tử nhân, Hạt sen, Toan táo nhân (sao đen).
Ý nghĩa: Thục địa bổ âm dưỡng huyết. Mạch môn, Thiên môn, Thạch hộc, Huyền sâm để tư âm thanh hư hỏa. Bố chính sâm, Hạt sen để ích khí ninh tâm, Bá tử nhân, Toan táo nhân để dưỡng tâm an thần.
Nếu lưỡi miệng loét thêm Hoàng liên, Trúc diệp, Mộc thông để thanh nhiệt.
3.2.5. Phế âm hư:
- Nguyên nhân:
Thường do bệnh lâu làm phế âm suy, âm hư mất nhiều mồ hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được phế.
Hoặc là nhiệt tà làm tổn thương phế.
- Triệu chứng:
Ho khan, ho nặng tiếng, không có đờm hoặc có đờm dính, hoặc ho ra máu.
Họng khô ngứa, tiếng khàn
Triều nhiệt, đạo hãn
Người gầy, lưỡi đỏ ít tân dịch
Mạch tế sác, vô lực
- Phép trị: Dưỡng phế âm thanh nhiệt
- Bài thuốc : Sa sâm mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện): Sa sâm, Mạch đông, Ngọc trúc, Sinh cam thảo, Tang diệp, Sinh biển đậu, Thiên hoa phấn.
Ý nghĩa: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc để tư âm nhuận phế. Tang diệp, Thiên hoa phấn, Cam thảo để thanh phế sinh tân. Nếu triều nhiệt thêm Địa cốt bì, Miết giáp. Nếu ho máu thêm A giao, Bối mẫu, Bách hợp.
Bài thuốc 2: Bách hợp cố kim thang (Y phương tập giải): Sinh địa, Thục địa, Mạch môn, Bạch thược, Đương quy, Bối mẫu, Sinh cam thảo, Huyền sâm, Cát cánh.
Ý nghĩa: Sinh địa, Thục địa để tư âm bổ thận lương huyêt, Mạch môn, Bách hợp, Bối mẫu để hóa đờm chỉ ho. Huyền sâm để tư âm thah hư hỏa. Đương quy để dưỡng huyết nhuận táo. Bạch thược để dưỡng huyết ích tâm. Bối mẫu, Cát cánh để tuyên phế chỉ ho hóa đàm. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Bài thuốc 3: Thang bổ phế âm (thuốc nam châm cứu): Cao ban long, Cao quy bản, Thiên môn, Mạch môn, Bách bộ, Tử hà sa, Mật ong.
3.3. KHÍ HƯ
3.3.1. Phế khí hư:
- Nguyên nhân:
Thường thấy ở người có bệnh ho khạc lâu ngày, ở người nói nhiều, làm phế khí suy dần.
Tỳ, Thận, Tâm khí hư cũng dẫn đến phế khí hư.
- Triệu chứng:
Ho không có sức, tiếng nói thều thào, khí đoản.
Thở ngắn, thở gấp, thở hay ngắt quãng, làm hơi gắng sức thì thở dốc
Tự ra mồ hôi, dễ cảm, lúc nóng, lúc lạnh.
Người mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch
Chất lưỡi nhợt
Mạch hư nhược.
- Pháp trị: Ích khí cố biểu.
- Bài thuốc:
Bài thuốc 1: Bổ phế thang: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thục địa, Ngũ vị tử, Tử uyển, Tang bạch bì.
Phân tích: Sâm, Kỳ để dưỡng phế khí; Tang bạch bì, Tử uyển để nhuận phế chỉ khái; Thục địa, ngũ vị để ích thận nạp khí.
Bài thuốc 2: Bảo nguyên thang : Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Nhục quế.
Phân tích: Sâm, Kỳ, Cam thảo để bổ nguyên khí, phế khí, trug khí; Nhục quế để ôn dương. Nếu ra nhiều mồ hôi gia them Mẫu lệ, Tiểu mạch.
Nếu ho nhiều gia thêm Tử uyển, Tang bạch bì.
Bài thuốc 3: Tứ quân tử thang: Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo.
Phân tích: Nhân sâm để bổ nguyên khí, kiện tỳ dưỡng vị; Bạch truật để kiện tỳ ráo thấp; Phục linh, Cam thảo để kiện tỳ thẩm thấp. Nếu tự hãn gia thêm Hoàng kỳ
- Phương huyệt: cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Túc tam lý, Chiên trung.
3.3.2. Tỳ khí hư:
- Nguyên nhân:
Do lao động vất vả, lao lực thái quá
Do các bệnh gây tiêu chảy kéo dài
Sau khi mắc các bệnh nặng cơ thể suy yếu
Ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ khí dẫn đến tỳ khí hư.
- Triệu chứng:
Ăn kém, chậm tiêu, chán ăn, hay đầy trướng bụng
Người mệt mỏi, gầy sút, cơ bắp nhão.
Có lúc đi cầu lỏng, lúc không
Phù thũng, tiểu ít, không thông lợi
Hoặc sa nội tạng (khí hư hạ hãm) sa tử cung, lòi dom, rong hoặc băng huyết.
Chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng.
Mạch nhu hoãn.
- Pháp trị: Kiện tỳ ích khí.
- Bài thuốc: Hương sa lục quân tử thang: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Trần bì, Bán hạ, Sa nhân, Mộc hương.
Phân tích: Nhân sâm để bổ nguyên khí kiện tỳ dưỡng vị. Bạch truật để kịeen tỳ táo thấp. Trần bì, Bán hạ lý khí hóa đờm; Sa nhân, Mộc hương để lý khí chỉ thống tỉnh tỳ.
Phương này chủ yếu dùng chữa Tỳ khí hư, hàn thấp trệ ở trung tiêu gây đau bụng.
Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán: Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Liên nhục, Ý dĩ, Bạch biển đậu, Hoài sơn, Sa nhân, Cát cánh, Cam thảo.
Phân tích: Sâm, Truật để ích khí kiện tỳ; Phục linh, Cam thảo để hóa thấp hòa trung. Hoài sơn, Bạch biển đậu, Ý dĩ để bổ tỳ chỉ tả; Sa nhân để kiện tỳ ích khí thúc đẩy vận hóa; Cát cánh ích phế.
Phương này chữa tỳ hư tiết tả.
Nếu cầu lỏng thì thêm Thăng ma, Sài hồ để thanh khí thăng lên.
Nếu có biểu hiện tỳ dương hư, đau bụng thì them Can khương, Quế để ôn trung tán hàn.
Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận). Bài thuốc này có tác dụng bổ tỳ ích khí thăng đề.
Bài thuốc: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)
Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ nhiếp huyết, chỉ định cho trường hợp tỳ hư không thống nhiếp được huyết, để thoát huyết ra ngoài.
- Phương huyệt: cứu các huyệt Túc tam lý, Thái bạch, Tỳ du, Quan nguyên, Tam âm giao.
3.3.3. Tâm khí hư:
- Nguyên nhân:
Do bệnh gây mất nhiều mồ hôi hoặc đi cầu lỏng quá nhiều cạn hao tân dịch làm khí huyết bị tổn thương.
Do già, khí hư dẫn đến Tâm khí hư.
- Triệu chứng:
Hồi hộp, trống ngực
Khí đoản, không có sức
Tự hãn
Mặt trắng bệch
Mạch hư.