Một Số Dấu Chứng Đặc Hiệu Ở Ngoại Biên Của Tăng Lipid Máu:


Hình 1. Nguyên nhân gây đàm


Như vậy, theo YHCT, rối loạn lipid máu dù do nguyên nhân nào cũng đều gây ra bệnh thông qua cơ chế “đàm thấp”. Đàm thấp (có thể hóa hỏa hoặc không) sẽ làm tắc trở khí huyết lưu thông trong kinh mạch. Tùy theo tình trạng tắc trở kinh mạch xảy ra ở đâu mà biểu hiện lâm sàng sẽ là:

- Ở Tâm với triệu chứng Tâm thống, Tâm trướng (thiếu máu cơ tim)


- Ở kinh lạc xuất hiện với triệu chứng tê, đau, yếu liệt (tai biến mạch máu não)


- Ở can, thận gây chứng huyễn vựng, đầu thống (tăng huyết áp)


3. CHẨN ĐOÁN


3.1. Lâm sàng:


RLLPM không có triệu chứng đặc trưng: triệu chứng lâm sàng chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, RLLPM có thể gây viêm tụy cấp. RLLPM thường được phát hiện muộn trong nhiều bệnh lý khác nhau của nhóm bệnh tim mạch – nội tiết – chuyển hóa.


3.1.1. Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu:


- Cung giác mạc (arc cornea): màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt, chỉ điểm tăng TC (typ 2a hoặc 2b), có giá trị với người < 50 tuổi.

- Ban vàng (xanthelasma): mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa, gặp ở typ 2a hoặc 2b.

- U vàng gân (tendon xanthomas): ở gân duỗi các ngón và gân Achille và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay, đặc biệt của typ 2a.

- U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas): tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.

- U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas): định vị ở khuỷu và đầu gối

- Ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas): định vị ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.

3.1.2. Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu


- Nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis): soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis) trong trường hợp Triglycerides máu cao.

- Gan nhiễm mỡ (hepatic steatosis): từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm tăng TG máu.

- Viêm tụy cấp: thường gặp khi TG trên 10g/L, dạng viêm cấp, bán cấp phù nền, amylase máu không hoặc tăng vừa phải

- Xơ vữa động mạch: là biến chứng lâu dài của tăng lipoprotein, thường phối hợp với tăng lipoprotein không biết trước đó, có thể phối hợp với một số yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, đái tháo đường. Tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương đổng mạch vành và tai biến mạch máu não thường liên quan nhiều hơn so với viêm tắc động mạch hai chi dưới (ưu tiên đến thuốc lá).

3.2. Cận lâm sàng:

- Định lượng bilan lipid: các thông số lipid tăng lên sau ăn, nên để chẩn đoán chính xác RLLPM cần phải lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn (khi đói). Các thông số thường được khảo sát: Cholesterol (TC) máu, Triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c)

- Chẩn đoán RLLPM được gợi ý khi có một số dấu chứng của RLLPM trên lâm sàng như thể trạng béo phì, ban vàng, các biến chứng ở một số cơ quan như RLLPM, bệnh mạch vành... Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau:

Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)

Triglycerid > 1,7 mmol/L (150 mg/dL)

LDL – cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL)

HDL – cholesterol < 1,03 mmol/L (40 mmol/L)

3.3. Phân loại


Bảng 1. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickdson (1956)


4. ĐIỀU TRỊ


4.1. Nguyên tắc chung:


4.1.1. Nguyên tắc của YHHĐ:


Điều trị RLLPM phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện – vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, và điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.

Để lựa chọn kế hoạch điều trị thích hợp, ngày nay người ta thường dựa trên báo cáo lần ba của chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol tại Mỹ (NCEP-National Cholesterol Education program) và của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở người trưởng thành (ATPIII-Adult Treatment Panel III). Hướng dẫn của NCEP dựa trên điểm cắt lâm sàng tại đó có sự gia tăng nguy cơ tương đối của bệnh lý mạch vành.

Bảng 2. Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATPIII (2001)


4.1.2. Nguyên tắc của YHCT


Các chứng bệnh gây nên bởi đàm ẩm thường có đặc điểm là “bản hư tiêu thực” nên khi điều trị phải chú ý cả tiêu và bản, tức là chứng đàm ẩm không chỉ chữa đàm ẩm mà phải chữa cả vào gốc bệnh nữa. Ví dụ như nội đàm sinh ra từ tỳ hư thì khi “ích tỳ” thấp sẽ hóa và đàm sẽ tự tiêu, thận hư thủy trôi nổi sinh ra đàm thì nên “ôn thận” thủy sẽ được trị, đàm sẽ tiêu. Bản hư đa phần thuộc tỳ thận hư tổn. Tiêu thực đa phần là đàm trọc huyết ứ. Trị bản chủ yếu là dùng pháp: ích thận bổ tỳ. Trị tiêu chủ yếu dùng hoá đàm trừ thấp, thanh lý thông hạ, hoạt huyết hóa ứ.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: “trị đàm tiên trị khí, khí thuận đàm tự tiêu” và “nhất thiết không nên vét sạch đàm đi và đàm vốn có sẵn từ lúc sơ sinh và cũng là vật để nuôi sống nữa, chỉ loại bỏ phần đàm dư thừa mà thôi”, và “bệnh đàm có hư có thực…thực thời công, hư thời bổ nhưng công phải có thứ tự, bổ phải lần tìm cội nguồn…chữa đàm không nên dùng phép công, chỉ cần khéo vỗ về mà thôi” .

Tùy mức độ bệnh chia 3 phương pháp điều trị : hóa đàm, tiêu đàm, điều đàm.


Pháp “hóa đàm” dùng cho các trường hợp bệnh nhẹ và chủ yếu chữa các nguyên nhân sinh ra đàm, vì vậy hóa đàm thường kết hợp với các pháp điều trị như kiện tỳ hòa vị (vì tỳ vận hóa thấp).

Pháp “tiêu đàm” dùng cho các trường hợp bệnh ở mức độ trung bình.


Pháp “điều đàm” dùng cho các trường hợp bệnh nặng. Pháp điều trị này có tính công phạt mạnh, dùng nhiều và lâu ngày sẽ làm tổn thương nguyên khí.

Như vậy có thể thấy, chứng đàm ẩm dừ gây bệnh ở tạng phủ nào và thuộc thể nào thì “hóa đàm” vẫn là phương pháp điều trị chính và trong quá trình điều trị cần phốiihợp với nhiều nhóm thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Các vị thuốc YHCT giúp làm giảm cholesterol máu:

- Nghệ: thông mật, lợi mật, giảm cholesterol. Vị cay, đắng, tính ôn. Quy kinh Can, Tỳ: phá ác huyết, huyết tích, kim sang. Tác dụng: sát trùng, kháng khuẩn, sinh cơ và chỉ huyết. Người âm hư mà không ứ trệ thì không nên dùng.

- Ngưu tất: Lợi tiểu, vị chua đắng, tính bình, không độc. Vào 2 kinh Can, Thận. Tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ Can Thận, mạnh gân cốt (chín).

- Tỏi: hạ cholesterol, hạ huyết áp. Vị cay, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh Can và Vị. Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ. Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi tiêu đờm, đầy trướng. Phàm âm hư, nội nhiệt, thai sản chớ dùng, hôi miệng.

4.1.3. Liên hệ giữa rối loạn chuyển hóa lipid và chứng đàm ẩm


Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng, người ta thấy giữa rối loạn chuyển hóa lipid của y học hiện đại và chứng đàm thấp của y học cổ truyền có nhiều điểm tương đồng.

Bảng3. Liên hệ rối loạn chuyển hóa lipid và đàm ẩm


Đặc điểm

Rối loạn chuyển hóa Lipid

Chứng đàm ẩm

Nguyên nhân

Yếu tố gen

Tiên thiên bất túc

Ăn nhiều đồ béo ngọt làm tăng cân, béo phì, rối loạn lipid máu

ẩm thực không điều độ khiến tỳ hư, thấp trệ hóa đàm

Lối sống tĩnh tại làm tăng cân, kháng insulin

Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương nhục

Tuổi cao làm suy giảm chức năng chuyển hóa

Thiên quý suy, công năng tạng phủ suy giảm

Tinh thần căng thẳng

Tình chí tổn hại tạng phủ

Biểu hiện

Tăng lipid máu, thừa cân, tăng huyết áp, bệnh lý về tim mạch...

Thể trạng đàm thấp, nặng nề, huyễn vựng, tâm quý....

Hướng điều trị

Chế độ ăn, luyện tập, thuốc hỗ trợ chuyển hóa

Chế độ ăn, sinh hoạt, thuốc trừ đàm, kiện vận tạng phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 24


4.2. Tập luyện – vận động thể lực


Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng. Giảm TC, TG, LDL-c và tăng HDL-c

Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.

Thời gian tập luyện – vận động thể lực khoảng 30-45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, cường độ tập và thời gian tập tùy thuộc tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim...

4.3. Chế độ tiết thực


Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì

Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu..., giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm.... Tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu bắp, trong mỡ cá...

Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%)

Hạn chế bia rượu

Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, của và hoa quả.

4.4. Thuốc giảm lipid máu


Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu:

- Nhóm statin: Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Pravastatin. Chỉ định: tăng LDL-c, tăng TC

- Nhóm fibrate: Gemfibrozil, Clofibrat, Fenofibrat. Chỉ định: tăng TG

- Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP): Niacor, Niaspan, Slo-niacin. Chỉ định: tăng LDL-c, giảm HDL-C, tăng TG

- Nhóm resin: Cholestyramin, Colesevelam. Chỉ định: tăng LDL-c

- Ezetimibe: chỉ định tăng LDL-c

- Omega 3 (Fish oil): chỉ định tăng TG

Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.

5. Tiến triển và biến chứng:


Rối loạn lipid máu không được điều trị có thể gây ra biến chứng ở các cơ quan:

- Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu: cung giác mạc, các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương.

- Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu: nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis), gan nhiễm mỡ, có thể gây viêm tụy cấp.

- Xơ mỡ động mạch: tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não gây tai biến mạch máu não, tổn thương động mạch chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.

6. DỰ PHÒNG


- Chế độ tiết thực hợp lý

- Tăng cường vận động – tập luyện thể lực

- Xét nghiệm lipid máu định kỳ, nhất là đối với người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì....

- Khi đã phát hiện có rối loạn lipid máu nên điều trị sớm


HƯ LAO


MỤC TIÊU

Sau khi học xong, học viên PHẢI

1. Nêu được định nghĩa Hư lao.

2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh Hư lao theo lý luận y học cổ truyền.

3. Chẩn đoán được các thể lâm sàng Hư lao theo y học cổ truyền.

4. Trình bày được những nguyên tắc điều trị Hư lao theo y học cổ truyền.

5. Trình bày được phương pháp điều trị Hư lao

6. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid bằng y học cổ truyền.


NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG


Hư lao là biểu hiện do hậu quả của các bệnh mạn tính diễn tiến lâu ngày tích lại dần mà thành. Hư lao còn được gọi là hư tổn.

- Hư: là biểu hiện của tình trạng cơ thể do mắc bệnh lâu ngày làm suy giảm Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân dịch.

- Tổn: là tình trạng Hư tích lại, làm tổn thương thêm tạng phủ khó hồi phục.


Vậy hư lao hoặc hư tổn không phải là một bệnh hặc một chứng riêng biệt mà là biểu hiện của các bệnh kéo dài, hoặc bệnh nặng làm mất đi Tinh, Khí, Huyết, Tân dịch chuyển thành hư lao.

Đặc điểm của hư lao là nguyên khí hao tổn, dựa vào vị trí và mức độ nguyên khí bị tổn thương mà người xưa phân ra Ngũ lao, Lục cực, Thất thương.

- Ngũ lao: Lao tạng phủ gồm: Tâm lao (tổn thần), Can lao (tổn huyết), Tỳ lao (tổn thực), Phế lao (tổn khí), Thận lao (tổn tinh).

- Lục cực: Bệnh lý hư lao diễn biến nặng goi là cực như: Cân cực, Cốt cực, Huyết cực, Nhục cực, Tinh cực và Khí cực.

- Thất thương: có 2 cách giải thích:

Chư ệnh nguyên hầu luận mô tả Thất thương: No quá thương tỳ; Giận quá khí nghịch thương Can; Táng sức khiêng vật nặng – ngồi lâu chỗ đất thấp thương Thận; Người lạnh mà uống đồ lạnh thương Phế; Ưu sầu tư lự thương Tâm; Dầu dãi nắng mưa thương Hình; Sợ hãi thương Chí.

Y học nhập môn: mô tả thất thương là 7 triệu chứng tổn thương xảy ra khi bị hư lao nặng là: Lãnh dục; Liệt dương; Mót rặn; Hoạt tinh; Tinh ít; Tinh loãng trong; Tiểu lắt nhắt.

Ngoài ra trong diễn tiến hư lao còn được tiên lượng theo mức độ ảnh hưởng các Tạng phủ lẫn nhau gọi là Hư tổn lụy cập như:

- Hư tổn trên lụy cập dứoi: Tổn Phế (ho khan), Tổn Tâm (đổ mồ hôi trộm), Tổn Vị (kém ăn), Tổn Can (giận dữ); Tổn Thận (lâm lậu), nếu diễn tiến quá khỏi Vị là bất trị (Nạn kinh).

- Hư tổn dưới lụy cập đến trên: Tổn Thận (di tinh, bạch trọc, kinh bế); Tổn Can (đau ruột); Tổn Tỳ (đầy chướng, tiêu chảy); Tổn Tâm (hồi hộp, không ngủ được); Tổn Phế (suyễn, ho), diễn tiến quá khỏi Tỳ là bất trị (Nạn kinh).

2. NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH


Có thể liệt kê các nguyên nhân và bệnh sinh hư lao như sau:


2.1. Do tiên thiên bất túc

- Bẩm thụ yếu kém: do người mẹ trước và trong thời kỳ thai nghén ăn uống không đầy đủ, hoặc mắc các bẹnh nặng hoặc ngộ độc khi dùng thuốc làm ảnh hưởng đến tinh huyết của chính cơ thể mẹ và tác động đến địa tạng và sự phát triển của thai nhi.

- Do tiên thiên bất túc sẵn có, lại thêm khi tinh huyết chưa đầy đủ mà lại trác tác quá sớm, tinh khí càng hao tổn càng hệ lụy đến cơ thể chung.

2.2. Bệnh nặng lâu ngày do thất tình, lục dâm: hoặc làm chức năng tạng phủ bị tổn thương, hoặc làm suy giảm Tinh, Khí, Huyết, Tân dịch…

2.3. Lao tâm, lao lực thái quá, ăn uống không chừng mực, phòng dục quá độ …

2.4. Dinh dưỡng kém làm hậu thiên khí huyết bất túc.

Quy nạp lại có 2 nhóm nguyên nhân chung nhất gây hư lao như:

- Nhóm 1: tiên thiên bất túc, mấu chốt ở Thận: bẩm sinh tinh khí huyết không được đầy đủ do:

Khi thụ thai cha mẹ tuổi già sức yếu tinh huyết kém

Khi có thai dinh dưỡng thai nhi kém

Khi có thai mẹ bị mắc bệnh mạn tính, hoặc lao tâm lao lực quá độ.

- Nhóm 2: hư lao do hậu thiên mấu chốt ở Tỳ: do lao thương quá độ

Các nguyên nhân thường phối hợp hoặc cùng lẫn vào nhau làm tổn hại âm dương khí huyết, hao tán nguyên khí, Tố Vấn giải thích về Ngũ lao như sau: Nhìn lâu thương Huyết, Nằm lâu thương Khí; Ngồi lâu thương Nhục; Đứng lâu thương cốt; Đi lâu thương Cân, từ Ngũ thương đến Ngũ lao như nhìn lâu thương huyết biểu hiện bệnh lý thương Tâm lao; và thương khí dẫn đến Phế lao; thương nhục dẫn đến Tỳ lao; thương cốt dẫn đến Thận lao; thương cân dẫn đến Can lao. Từ Lao đưa đến Tổn:

- Tổn ở bì mao: da nhăn nheo và lông rụng

- Tổn ở huyết mạch: huyết mạch hư thiểu sinh da môi nhợt nhạt không tươi, đầu váng hoa mắt.

- Tổn ở cơ nhục: thịt gầy rốc, ăn uống không nuôi được cơ phu

- Tổn ở cân: gân mềm không co duỗi được

- Tổn ở thận: thấnuy không ngồi dậy được.

Người bị tổn theo thứ tự từ trên xuống đến cốt nuy không dậy được thì chế; còn người bị theo thứ tự từ dưới lên – tức khởi từ thận – đến da lông rụng tóc thì chết, ngoài ra như trong phần đại cương theo Lưu Hà Gian: Tổn theo thứ tự từ trên xuống đã qua Vị thì không chữa được nữa, còn theo thứ tự từ dưới lên đã qua Tỳ thì không còn chữa được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024