+ Mất lớp mỡ dưới da
+ Rối loạn tiêu hoá mức độ nặng.
* SDD độ III chia 3 thể:
. SDD thể teo đét. (Marasmus)
. SDD thể trung gian (Marasmus -Kwashiorkor)
. SDD thể phù (Kwashiorkor)
2.2 Triệu chứng
2.2.1. SDD sớm (SDD độ I,II):
- Qua biểu đồ tăng trưởng thấy đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống.
- Chán ăn hay nôn chớ, tiêu chảy.
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Đặc Điểm Sinh Lý Và Bệnh Lý Của Trẻ Em Qua 6 Thời Kỳ Của Tuổi
- Trình Bày Được Cách Cho Con Bú Và Kỹ Thuật Vắt Sữa Bằng Tay.
- Kiểm Tra Vấn Đề Nuôi Dưỡng Và Nhẹ Cân Của Trẻ Nhỏ Ở Tuyến Y Tế Cơ Sở:
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Bệnh Viêm Phế Quản Phổi.(Vpqp )
- Chống Ứ Tiết Các Chất Nhầy, Dính Ở Phế Quản:
- Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 51
Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.
- Mệt mỏi, biếng ăn hay quấy khóc, cơ thể gầy.
- Lớp mỡ dưới da mỏng.
- Không phù.
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
2.2.2. SDD nặng:
- SDD thể teo đét:
+ Cân nặng còn dưới 60%.
+ Không phù.
+ Gầy đét da bọc xương.
+ Cơ nhẽo teo nhỏ, trương lực cơ giảm, vòng cánh tay dưới 12cm.
+ Mệt mỏi, quấy khóc, không chịu chơi.
+ Kém ăn, rối loạn tiêu hoá thường xuyên.
+ Có triệu chứng thiếu máu và thiếu vitamin.
+ Hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- SDD thể phù:
+ Cân nặng còn 60 - 80%
+ Phù dinh dưỡng: Phù ngoại vi, phù trắng, mềm và bóng
+ Da khô, có các mảng sắc tố trên da: ở nách, bẹn, mông, chi, lúc đầu là những chấm đỏ tím rải rác, lan dần rồi tụ lại thành đám mầu nâu sẫm sau vài ngày bong vảy để lại lớp da non, rỉ nước và dễ nhiễm khuẩn.
+ Cơ nhão nhỏ, vòng cánh tay dưới 12cm.
+ Trẻ kém ăn, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng, sống, có nhầy mỡ.
+ Trẻ hay quấy khóc, kém vận động.
+ Có biểu hiện thiếu máu và thiếu các vitamin nặng.
+ Hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn
- SDD thể trung gian;
+ Cân nặng còn 60%
+ Phù hai chân nhưng cơ thể lại gầy đét.
+ Thiếu máu và thiếu vitamin đặc biệt là vitamin A.
- Một số xét nghiệm:
+ Máu: Hồng cầu giảm
+ Protit máu giảm
+ Đường máu giảm
+ Sắt huyết thanh giảm
+ Điện giải đồ giảm
+ Phân: Cặn dư phân dương tính
2.3 Tiến triển và biến chứng
+ Trẻ SDD nhẹ, phát hiện sớm ,điều trị kịp thời trẻ hồi phục sau 4 - 6 tuần.
+ SDD nặng tiên lượng xấu trẻ dễ tử vong vì các biến chứng
. Rối loạn nước điện giải
. Nhiễm khuẩn
. Hạ thân nhiệt
. Hạ đường huyết
3. Điều trị, chăm sóc
3.1. SDD nhẹ - vừa
- Điều chỉnh chế độ ăn:
+ Tăng cường bú mẹ.
+ Ăn sam đủ thành phần dinh dưỡng.
- Kiểm tra và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
- Theo dõi cân nặng.
3.2. SDD nặng
Là một cấp cứu điều trị quan trọng nhất là những ngày đầu .
* Chế độ ăn:
+ Đảm bảo sữa mẹ
+ Trẻ cai sữa cho ăn sữa bò.
+ Ngày thứ 1,2 ăn sữa nguyên pha loãng 1/2 150ml 8 - 10 bữa.
+ Ngày thứ 3,4 ăn sữa nguyên pha loãng 2/3 150ml 7 - 8 bữa.
+ Từ ngày thứ 5 trở đi ăn sữa nguyên toàn phần 150ml 6 - 8 bữa.
+ Đến cuối tuần thứ 2 khi trẻ hết tiêu chảy cho ăn chế độ hợp với lứa tuổi:
. Cho ăn đủ chất dinh dưỡng.
. Thức ăn nấu nhừ.
. Ăn nhiều bữa trong ngày (ăn thêm 1-2 bữa /ngày ).
* Bù nước và điện giải :
+ Uống dd ORS 50-100 ml /kg/4-6h ,sau khám và đánh giá lại .
Nếu nặng phải truyền tĩnh mạch theo phác đồ C điều trị tiêu chảy mất nước. Nếu đỡ cho uống theo phác đồ A điều trị tiêu chảy mất nước.
+ Uống thêm nước quả.
* Giữ ấm đề phòng hạ nhiệt độ:
+ Cho trẻ nằm phòng riêng sạch ấm nhiệt độ từ 20-28, tránh lây chéo.
+ Mẹ bế trẻ, nằm với trẻ
+ Ủ ấm
* Chống hạ đường huyết:
+ Không để trẻ đói.
+ Cho trẻ uống sữa chia đều các bữa chia đều ngày và đêm.
* Vệ sinh:
Da: Tắm bằng nước ấm, bôi dd Xanhmethylen vào các vết chợt mảng sắc tố.
Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn uống, nếu có tưa miệng đánh bằng glycerinborat 1% hoặc nistatin
Vệ sinh thức ăn
Xoa bóp, thể dục liệu pháp
* Dùng thuốc :
+ Truyền dịch ,đạm ,máu (nếu có sốc )
+ Kháng sinh phù hợp nhiễm khuẩn
+ Vitamin và các loại muối khoáng:
VitaminA: Trẻ <1 tuổi Trẻ >1 tuổi
Ngày1 100.000 đv 200.000 đv
Ngày2 100.000đv 200.000 đv
Sau 2 tuần 100.000đv 200.000đv Các loại vitamin nhóm B ,PP ,D ,C, axit folic, viên sắt.
- Theo dõi :
+ Mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở mức độ nặng 3h/lần sau 3lần /ngày.
+ Phù.
+ Cân nặng, vòng cánh tay.
4. Phòng bệnh:
4.1. Giáo dục sức khoẻ:
. Ủ ấm đề phòng hạ nhiệt độ
. Hướng dẫn cách cho ăn
. Phát hiện những dấu hiệu bất thường
4.2. Cho trẻ ra viện khi
. Trẻ hết tiêu chảy
. Hết phù
. Hết nhiễm khuẩn
. Tăng cân
. Mẹ biết cách nuôi dưỡng trẻ
4.3. Phòng bệnh
. Làm tốt công tác quản lý thai nghén, vệ sinh thai nghén
. Cho trẻ bú mẹ sớm ,bú kéo
. Cho trẻ ăn sam đúng
. Thực hiện lịch tiêm chủng mở rộng
. Theo dõi cân nặng đều hàng tháng
. Điều trị sớm các bệnh trẻ mắc
. Hướng dẫn mẹ cách nuôi trẻ
4.4. Đánh giá
- Cân nặng, vòng cánh tay
- Tiến triển mức độ ăn uống của trẻ
- Tiến triển bệnh trẻ mắc
- Kiến thức nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ
LƯỢNG GIÁ:
1. Nguyên nhân nào gây suy dinh dưỡng ở trẻ em?
2. Phân loại suy dinh dưỡng. Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa suy dinh dưỡng nhẹ, vừa và nặng?
3. Trình bày cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng?
Bài 101
BỆNH CÒI XƯƠNG VÀ CHĂM SÓC
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nguyên nhân gây bệnh còi xương.
2. Trình bày được triệu chứng, điều trị, phòng bệnh, còi xương.
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân.
Bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hoá Canxi, photpho trong cơ thể gây cho hệ xương chậm phát triển và biến dạng.
Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin D.
1.1. Do ăn uống.
- Do thiếu sữa mẹ, cai sữa sớm.
- Trẻ ăn nhiều bột dễ còi xương, vì trong bột có chất cản trở hấp thụ Canxi.
1.2. Thiếu ánh sáng mặt trời.
- Do tập quán kiêng không cho trẻ ra ngoài trời trong những tháng đầu sau đẻ.
- Nhà ở trật trội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời.
- Mùa đông trẻ mặc nhiều quần áo che kín.
- Thời tiết: Những sứ sở có nhiều xương mù.
1.3. Yếu tố thuận lợi.
- Độ tuổi: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan hô hấp, tiêu hoá.
- Trẻ rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc tắc mật bẩm sinh.
2. Triệu chứng.
2.1. Biểu hiện ở hệ thần kinh.
- Đây là dấu hiệu sớm nhất của bệnh.
- Biểu hiện:
+ Trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình.
+ Ra mồ hôi trộm ở trán ở gáy ngay cả khi trời lạnh.
+ Rụng tóc ở sau gáy (dấu hiệu chiếu liếm).
2.2. Biểu hiện ở hệ xương
- Xương sọ.
+ Thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm liền.
+ Trẻ dưới 3 tháng có thể có mềm xương sọ: ấn nhẹ tay vào giữa xương thì thấy xương lõm xuống, khi bỏ tay ra trở lại bình thường.
+ Có bướu trán, bướu đỉnh.
+ Răng chậm mọc, mọc lộn xộn.
- Xương lồng ngực.
+ Có chuỗi hạt sườn: Sụn nối tiếp giữa xương sườn và xương ức phì đại to ra.
+ Ngực biến dạng: Ngực gà, hình chuông.
- Xương chi.
Phình to đầu chi, biến dạng, gãy xương.
+ Có vòng cổ tay, vòng cổ chân.
+ Xương bị cong hình chữ "O", "X".
- Xương cột sống: Gù hoặc vẹo.
- Xương chậu: Hẹp, nếu là trẻ gái sau này có thể gây đẻ khó.
- Răng: Chậm mọc răng, men răng xấu, sâu răng rất hay gặp ở răng sữa.
2.3. Biểu hiện khác.
- Phát triển vận động chậm.
- Cơ giảm trương lực.
- Dây chằng lỏng lẻo.
- Biểu hiện thiếu máu .
3. Cận lâm sàng.
X quang có hình ảnh loãng xương. Công thức máu:
Hồng cầu thường giảm. Photphataza kiềm máu: tăng Photphos máu giảm.
Canxi máu thường là bình thường.
4. Chẩn đoán.
4.1. Chẩn đoán xác định.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
4.2. Chẩn đoán phân biệt. Mềm xương bẩm sinh. Suy giáp trạm bẩm sinh. Bệnh ngắn xương chi.
5. Tiến triển và biến chứng.
- Được điều trị triệu chứng hết dần, không để lại di chứng.
- Không điều trị: Bệnh có thể đỡ dần nhưng cơ thể trẻ chậm phát triển và để lại di chứng ở xương.
6. Điều trị.
+ Vitamin D: 2000 - 4000đv/ngày x 4 - 6 tuần. Tổng liều không quá 600.000đv.
+ Với trẻ còi xương cấp tính:
- Vitamin D 10.000đv/ngày.
- Chiếu tia cực tím mỗi đợt 2 tuần.
- Xoa bóp trị liệu chỉnh hình.
- Cho các Vitamin A, B và C.
- Cho các loại muối Canxi.
7. Phòng bệnh.
- Với trẻ.
+ Đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ.
+ Cho bú càng sớm càng tốt.
+ Từ tháng thứ 5 cho ăn bổ xung.
+ Cai sữa khi 2 tuổi hoặc lâu hơn.
+ Sau đẻ 2 tuần cs thể cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng. (nếu trời ấm).
+ Khi trẻ được 1 tháng uống 1 viên dầu cá/ngày x 1 năm đầu hoặc 10.000 đv Vitamin D/tuần/năm.
- Với mẹ:
+ Khi mẹ có thai và khi cho con bú mẹ cần ăn đầy đủ.
+ Hoạt động ngoài trời, tắm nắng.
+ Tránh kiêng khen quá mức.
+ 2 tháng cuối thời kỳ thai nghén: Cho 1-2 viên dầu cá/ngày hoặc 500-1000 đv Vitamin D/ngày.
LƯỢNG GIÁ:
1.Nguyên nhân chính nào gây còi xương? 2.Biểu hiện sớm của còi xương là gì??
3. Liệt kê các chứng của còi xương?
4. Trình bày cách điều trị còi xương bằng vitamin D?
Bài 102
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được khái niệm thiếu máu, phân loại thiếu máu.
2. Trình bày được nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt.
3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
NỘI DUNG:
1. Khái niệm thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi hemoglobin dưới giới hạn sau:
- Trẻ 6 tháng - 6 tuổi: Hb dưới 110g/l
- Trẻ 6 tuổi-14 tuổi: Hb dưới 120g/l
- Người trưởng thành:
+ Nam: Hb dưới 130g/l
+ Nữ: Hb dưới 120g/l
+ Nữ có thai: Hb dưới 110g/l
2. Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân
2.1. Thiếu máu do giảm sinh
- Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu
+ Thiếu máu thiếu sắt (phổ biến nhất)
+ Thiếu máu thiếu acid folic, vitamin B12
+ Thiếu máu thiếu protein
+ Thiếu máu do sử dụng sắt kém (ít gặp)
- Thiếu máu do giám sản và bất giảm sản tuỷ
+ Giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần
+ Suy tuỷ mắc phải, bẩm sinh
+ Thâm nhiễm tuỷ: bệnh bạch cầu, các di căn ung thư vào tuỷ.
- Nguyên nhân khác: Suy thận mạn, thiểu năng giáp, nhiễm khẩn mạn tính, bệnh collagen.
2.2. Thiếu máu do tan máu
- Tan máu do nguyên nhân bất thường tại hồng cầu, di truyền
+ Bệnh về hemoglobin: alpha-thalasemia, beta-thalasemia, bệnh HbE, HbS, HbC, HbD.
+ Bệnh ở màng hồng cầu: Bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu, hồng cầu hình thoi.
+ Bệnh thiếu hụt enzym hồng cầu: Thiếu gluco- 6 phosphat- dehydrogenase, thiếu pyruvat - kinase, glutathion reductase.
- Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu, mắc phải
+ Tan máu miễn dịch: Bất đồng nhóm máu mẹ - con Rh, ABO, tự miễn.
+ Nhiễm khuẩn: Sốt rét, nhiễm khuẩn máu
+ Nhiễm độc thuốc như phenylhydrazin, thốc sốt rét, nitrit hoặc hoá chất, nọc rắn, nấm độc.
+ Cường lách.
2.3. Thiếu máu do chảy máu
- Chảy máu cấp
+ Do chấn thương, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết đường tiêu hoá, xuất huyết não - màng não do vỡ phình mạch máu.
+ Do rối loạn quá trình cầm máu: Giảm tiểu cầu, hemophilia, giảm prothrombin
- Chảy máu mạn tính, từ từ: Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, sa trực tràng.
3. Thiếu máu do thiếu sắt
- Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng -2 tuổi
- Nhắc lại chuyển hóa sắt:
+ Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin, cần thiết cho sự sống
+ Lượng sắt trong cơ thể rất ít: ở trẻ sơ sinh có khoảng 250 mg sắt, ở cơ thể trưởng thành có 3,5-4,0g sắt
+ Thức ăn là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể. Sắt được hấp thu ở toàn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt là ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non
+ Nhu cầu hấp thu sắt thay đổi tùy theo sự phát triển cơ thể:
. Trẻ 3-12 tháng: 0,7 mg/ngày
. Trẻ 1-2 tuổi: 1 mg/ngày
. Tuổi lớn hơn, giai đoạn dậy thì: 1,8-2,4 mg/ngày
+ Sắt thải trừ ít theo phân, nước tiểu, mồ hôi, bong tế bào ở da, niêm mạc, móng, chu kỳ kinh
3.1. Nguyên nhân
- Cung cấp sắt thiếu
+ Chế độ ăn thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật
+ Trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh đôi (lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít)
- Hấp thu sắt kém
+ Giảm độ toan dạ dày
+ Tiêu chảy kéo dài
+ Hội chứng kém hấp thu
+ Dị dạng ở dạ dày - ruột
- Mất sắt quá nhiều: do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc, loét dạ dày-tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục
- Nhu cầu sắt cao: giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.
3.2. Triệu chứng
* Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra sớm từ tháng thứ 2-3 ở trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi
- Da xanh, niêm mạc nhợt từ từ
- Mệt mỏi, ít hoạt động
- Trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng, hay bị rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
- Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt,
- Móng bẹt dễ gãy (ít gặp ở trẻ em)
* Triệu chứng xét nghiệm
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ.