Kiểm Tra Vấn Đề Nuôi Dưỡng Và Nhẹ Cân Của Trẻ Nhỏ Ở Tuyến Y Tế Cơ Sở:

Hình 99 4 Tư thế mẹ bế trẻ đúng 4 4 Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú tốt Cằm 1

Hình 99.4: Tư thế mẹ bế trẻ đúng


4.4. Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú tốt:

- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

- Miệng trẻ mở rộng.

- Môi dưới hướng ra ngoài.

- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ hở nhiều hơn phía dưới.

Chỉ cần 1 trong 4 dấu hiệu này không đúng nghĩa là trẻ ngậm bắt vú không tốt và như vậy trẻ bú sẽ không hiệu quả.

Trẻ bú có hiệu quả là mút chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại để nuốt sữa.


Hình 99 5 Ngậm bắt vú tốt Hình 99 6 Ngậm bắt vú không tốt 4 5 Thời gian cho 2


Hình 99.5: Ngậm bắt vú tốt

Hình 99 6 Ngậm bắt vú không tốt 4 5 Thời gian cho trẻ bú Bú sớm sau khi sinh Cho 3

Hình 99.6: Ngậm bắt vú không tốt


4.5. Thời gian cho trẻ bú:

- Bú sớm sau khi sinh: Cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt để tận dụng sữa non, tốt nhất là cho bú sớm 30 phút đầu sau đẻ.

- Thời gian một bữa bú: khoảng 15 - 20 phút. Cho trẻ bú đến khi trẻ tự nhả vú. Cho trẻ bú từng bên một, hết bên này mới chuyển sang bên kia để trẻ nhận được sữa cuối bữa bú giàu chất béo. Sau bữa bú nên vắt hết lượng sữa còn lại.

- Thời gian cho trẻ bú:

+ Cho bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Cho bú bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần 1 ngày.

+ Không nên cho ăn hoặc uống thêm thức ăn, nước uống gì khác.

- Cách nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ: Trẻ bú đủ sữa mẹ sẽ có biểu hiện như sau:

+ Trẻ đi tiểu bình thường (trong 3 tháng đầu trẻ đái 15 – 25 lần/ngày; trẻ 1 tuổi đái 12 – 16 lần/ngày)

+ Trẻ tăng cân bình thường: Trong 6 tháng đầu trung bình tăng 700gam/tháng, 6 tháng sau trung bình tăng 250 gam/tháng.

- Cai sữa cho trẻ: Nên cho trẻ bú đến khi trẻ được 18 - 24 tháng. Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý các điểm sau:

+ Không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi.

+ Không nên cai sữa đột ngột cho trẻ vì như vậy trẻ sẽ quấy khóc, biếng ăn.

+ Không cai sữa khi trẻ đang bị ốm nhất là khi trẻ bị tiêu chảy.

5. Cách vắt sữa:

- Rửa sạch tay

- Ngồi thật thoải mái, thư giãn.

- Hứng 1 cốc (ly, lọ, hay bình đựng) có miệng rộng dưới đầu vú và quầng vú.

- Đặt ngón cái ở phía trên bầu vú và ngón trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón cái (cách đầu núm vú ít nhất là 4cm). Bà mẹ đỡ vú bằng những ngón tay khác.

- Ấn ngón cái và ngón trỏ vào phía thành ngực, không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống dẫn sữa. Bà mẹ nên ấn vào các xoang sữa ở phía dưới quầng vú. Bà mẹ có thể cảm thấy như sờ thấy tổ kến hoặc những hạt lạc và nên ấn vào đó.

- Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra. Lúc đầu sữa chưa chảy ra nhưng sau đó ấn vài lần sữa sẽ bắt đầu chảy ra.

- Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía để đảm bảo vắt được sữa từ hết các phần của vú.

- Không ấn vào núm vú hoặc chà sát vào da.

- Vắt mỗi bên tối thiểu từ 3-5 phút cho tới khi sữa chảy nhỏ giọt thì chuyển sang bên kia.

- Ngừng vắt sữa khi sữa không chảy thành dòng mà nhỏ giột ngay từ khi bắt đầu vắt sữa.

6. Kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng và nhẹ cân của trẻ nhỏ ở tuyến y tế cơ sở:

Cần kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng và nhẹ cân đối với trẻ nhỏ nếu không phải chuyển gấp đi bệnh viện :

- Hỏi bà mẹ:

+ Có khó khăn gì khi nuôi trẻ không?

+ Trẻ có được bú mẹ không?

+ Nếu có bao nhiêu lần trong 24 giờ?

+ Trẻ có thường xuyên ăn thức ăn hay uống gì khác không?

+ Nếu có mấy lần một ngày

+ Thường cho trẻ ăn bằng gì?

+ Đối chiếu cân nặng theo tuổi. Trẻ có nhẹ cân so với tuổi không?

- Cần đánh giá bữa bú nếu thấy trẻ có một trong các biểu hiện sau:

+ Trẻ có khó khăn về nuôi dưỡng

+ Trẻ bú mẹ dưới 8 lần trong 24 giờ

+ Trẻ được ăn thức ăn hoặc nước uống khác

+ Nhẹ cân so với tuổi

- Để đánh giá bữa bú hãy quan sát trẻ bú trong 4 phút để nhận định:

+ Trẻ ngậm bắt vú có tốt không? (Tìm 4 dấu hiệu ngậm bắt vú đúng)

+ Xem trẻ bú có hiệu quả không?

+ Tìm các vết loét hoặc nấm trong miệng.

7. Cách xử trí một trẻ có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý hoặc nhẹ cân:

- Khuyên bà mẹ cho trẻ bú lâu và thường xuyên bất cứ lúc nào trẻ muốn cả ngày lẫn đêm.

- Nếu không ngậm bắt vú tốt hoặc bú không hiệu quả, hướng dẫn bà mẹ cách bế trẻ và cho trẻ ngậm bắt vú đúng.

- Nếu trẻ bú mẹ dưới 8 lần trong 24 giờ, khuyên bà mẹ tăng số lần cho trẻ bú.

- Nếu không được bú mẹ:

+ Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và phục hồi sự tiết sữa.

+ Hướng dẫn pha sữa đúng và cho trẻ ăn bằng cốc, thìa.

- Nếu có nấm miệng, hướng dẫn cách điều trị nấm tại nhà. (xem bài nhiễm khuẩn sơ sinh)

- Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà.

- Khám lại sau 2 ngày nếu có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý

- Khám lại sau 14 ngày nếu có nhẹ cân so với tuổi.

II. ĂN BỔ SUNG

1. Định nghĩa:

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác bổ sung thêm cho sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ quen dần với các thức ăn mới mà mọi người trong cộng đồng đang sử dụng.

2. Thời gian cho trẻ ăn bổ sung

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi, nhưng các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ chỉ thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 6 trở đi, cùng với sự phát triển nhanh của cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ngày càng tăng do vậy cần phải cho trẻ ăn bổ sung.

Cho trẻ ăn bổ sung đúng và đủ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và thiếu máu.

- Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi: phải cho trẻ ăn bổ sung

- Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi: cho ăn bổ sung nếu thấy:

+ Trẻ còn đói sau mỗi bữa bú mẹ

+ Hoặc trẻ tăng cân chậm hơn bình thường.

3. Thức ăn bổ sung: các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị trong ô vuông thức ăn mà sữa mẹ là trung tâm. Nếu một trẻ không được bú mẹ thì ô vuông trung tâm sẽ là các loại sữa phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

Bảng 99.2: Ô vuông thức ăn

Thức ăn cơ bản: Ngũ cốc gạo, ngô, khoai củ.

Thức ăn cung cấp Protein: Thịt, trứng, cá tôm, đậu.


Sữa mẹ




Thức ăn giàu Vitamin và muối khoáng:

rau và quả.

Thức ăn giàu năng lượng: Dầu mỡ, bơ,

đường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.


4. Cách cho trẻ ăn.

- Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung ở độ tuổi 6 tháng trở đi.

- Thức ăn trong một bữa bột đủ thành phần theo ô vuông thức ăn.

- Chế biến thức ăn nhỏ, mềm.

- Cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc.

- Cho trẻ ăn từ ít và sau đó tăng dần lên, không nên ép trẻ ăn đủ số lượng ngay

từ đầu.

- Giữ gìn vệ sinh ăn uống: Bát, thìa sạch sẽ.

5. Chế độ ăn của trẻ từ 0 - 12 tháng.

- Trẻ 0 -6 tháng bú mẹ hoàn toàn.

- Trẻ 7-8 tháng: Bú mẹ + bột 2 bữa/ngày + nước quả.

- Trẻ 9 - 12 tháng: Bú mẹ + bột 3 bữa/ngày + nước quả.

6.Cách nấu thức ăn bổ sung.

Bảng 99.3: Bột lỏng cho trẻ 4 - 5 tháng

Bột trứng: 1 bữa

Bột sữa: 1 bữa

Thành phần

Thìa cà phê

Thành phần

Thìa cà phê

Bột gạo

2 thìa gạt

Bột gạo

2 thìa gạt

Trứng gà lòng đỏ

1/2 quả

Sữa đậu nành

1/2 bát

Dầu hoặc mỡ

1 thìa

Dầu hoặc mỡ

1 thìa

Nước mắm

1 thìa

Đường

2 thìa gạt

1 bát

Nước rau

1/2 bát

Cách làm:

Cách làm:

- Đun sôi nước với rau.

- Đun sôi nước với rau.

- Hoà bột với một ít nước lã, đổ vào vừa

- Hoà bột với một ít nước lã, đổ vào vừa

đun vừa quấy sôi khoảng 5 phút.

đun vừa quấy sôi khoảng 5 phút.

- Trứng đánh tơi cho vào bột để sôi thêm

- Cho đường, dầu mỡ quấy đều đun sôi

vài phút.

lên là được.

- Cho nước mắm mỡ quấy đều, đun sôi


lên là được


Nước rau


Bảng 99.4: Bột đặc cho trẻ 6 - 12 tháng

Bột cá: 1 bữa

Bột đậu lạc: 1 bữa

Thành phần

Thìa cà phê

Thành phần

Thìa cà phê

Bột gạo

4 thìa gạt

Bột gạo

4 thìa gạt

Bột đậu xanh

2 thìa gạt

Bột đậu xanh

2 thìa gạt

Cá nghiền nhỏ

2 thìa gạt

Lạc nghiền

2 thìa gạt

Dầu hoặc mỡ

1 thìa

Dầu hoặc mỡ

1 thìa

Rau nghiền

4 thìa gạt

Rau nghiền

4 thìa gạt

Nước mắm

1 thìa

Nước mắm

1 thìa

Nước

1 bát

Nước

1 bát

Cách làm:

Cách làm:

- Hoà 2 loại bột vào nước, vừa đun vừa

- Hoà 2 loại bột vào nước.

quấy để sôi 5 phút.

- Cho lạc nghiền và đun với bột khoảng

- Cho cá đã làm sạch và rau nghiền nhỏ

10 phút.

vào bột.

- Cho rau, mỡ, nước mắm vào đun sôi

- Cho nước mắm, dầu và đun sôi vài

vài phút là được.

phút là được.



Bột cua 1 bữa

Bột thịt 1 bữa

Thành phần

Thìa cà phê

Thành phần

Thìa cà phê

Bột gạo

4 thìa gạt

Bột gạo

4 thìa gạt

Bột đậu xanh

2 thìa gạt

Bột đậu xanh

2 thìa gạt

Cua giã nhỏ lọc

1/2 bát

Thịt nghiền nhỏ

2 thìa gạt

Lấy nước


Dầu hoặc mỡ

1 thìa

Dầu hoặc mỡ

1 thìa

Nước mắm

1 thìa

Nước mắm

1 thìa

Rau nghiền

4 thìa

Rau nghiền

4 thìa

Nước

1 bát

Nước

1/2 bát



Cách làm:

Cách làm:

- Cua đồng lọc sạch giã nhỏ lọc lấy

- Thịt băm nhỏ nấu kĩ.

khoảng 1/2 bát nước.

- Hoà 2 loại bột vào nước, cho thịt vào

- Hoà 2 loại bột vào nước lã và nước

đun sôi 5 phút.

cua, vừa đun vừa quấy, để sôi 5 phút.

- Cho rau, mỡ, nước mắm quấy đều đun

- Cho rau, mỡ, nước mắm quấy đều để

sôi thêm vài phút.

sôi thêm vài phút


Chú thích:

- Nếu không có bột đậu xanh thì thay bằng bột gạo hoàn toàn cũng được.

- Tuỳ theo khẩu vị trẻ thích ăn mặn hay ăn ngọt mà cho mắm, muối hoặc đường.

Ví dụ: Bột trứng, bột lạc có thể nấu mặn hay nấu ngọt.

III. CHẾ ĐỘ ĂN NHÂN TẠO

1. Các loại sữa dùng cho trẻ em nhân tạo.

Vì một lý do nào đó mà trẻ không được ăn sữa mẹ thì bắt buộc phải nuôi trẻ bằng sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa đậu nành.

1.1. Sữa bò

- Là loại sữa được sử dụng phổ biến nhất để thay thế sữa mẹ.

- Sữa bò có giá trị dinh dưỡng cao dễ tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn các loại sữa khác.

- Các sản phẩm sữa bò.

+ Sữa bò tươi: Khó bảo quản dễ bị nhiễm khuẩn, ít sử dụng cho trẻ nhỏ.

+ Sữa đặc: Là sữa bò tươi lấy bớt bơ và thêm đường. Sữa được đóng hộp, khi mở hộp không để quá 72 giờ (ở nhiệt độ phòng).

+ Sữa bột: là sữa dùng tốt nhất vì tỷ lệ thành phần các chất cân đối. Có 3 loại sữa bột.

Sữa bột tách bơ (sữa gầy): Dùng cho trẻ sơ sinh. Sữa tách bơ một phần: Dùng cho trẻ 2 - 6 tháng.

Sữa bột toàn phần: Dùng cho trẻ trên 6 tháng.

1.2. Sữa trâu - sữa dê

- Thành phần đạm cao gấp 2 lần sữa bò, mỡ cũng cao hơn.

- Khi cho trẻ ăn phải pha loãng.

1.3. Sữa đậu nành

- Lượng đạm cần thiết tương đương với sữa bò có nhiều các muối khoáng, kali, đồng, sắt nhưng mỡ và đường lại ít hơn.

- Khi trẻ ăn sữa đậu nành thường pha lẫn sữa bò để bổ sung dinh dưỡng.

2. Chế độ ăn nhân tạo của trẻ dưới 1 tuổi và kỹ thuật cho ăn.

2.1. Chế độ ăn

- Trẻ sơ sinh: Sữa bò pha v-ới nước sôi 7 - 8 bữa.

- Trẻ 2 tháng: Sữa bò pha với nước cháo loãng 7 bữa.

- Trẻ 3 tháng: Sữa bò pha nước cháo 6 bữa + 1 - 2 thìa nước quả.

- Trẻ 4 tháng: Sữa bò pha nước cháo 6 bữa + 1 - 2 thìa nước quả.

- Trẻ 5 - 6 tháng: Sữa bò pha nước cháo 4 - 5 bữa + 2 - 4 thìa nước quả và 1 bữa bột loãng.

- 7 - 8 tháng: Sữa bò pha nước cháo 3 - 4 bữa + 4 + 6 thìa nước qủa và 2 bữa bột đặc.

- 9 - 12 tháng: Sữa bò pha nước cháo 2 bữa + 6 - 8 thìa nước quả và 3 bữa bột đặc.

2.2. Kỹ thuật cho ăn

- Dụng cụ pha sữa: Cốc, thìa, bát .v.v. được nhúng nước sôi trước khi dùng.

- Nước pha sữa là nước đun sôi, pha xong để nguội bớt rồi cho ăn. Pha sữa đúng công thức.

- Cho trẻ ăn bằng thìa, bằng cốc, không nên cho bú chai.

- Sau khi ăn xong cho trẻ uống vài thìa nước.

3. Công thức pha sữa bò cho trẻ ăn nhân tạo dưới 1 tuổi:



Tuổi

Thành phần

Sơ sinh


1 - 2

tháng


3 - 4

tháng


5 - 6

tháng


7 - 8

tháng


9 - 12

tháng

1 - 2

tuần

3 - 4

tuần

Số bữa ăn / ngày

7 - 8

7 - 8

7

6

4 - 5

3 - 4

2

Số lượng (ml) / bữa

80

100

120

150

200

200

200

Sữa đặc (ml)

10

15

20

25

50

50


Nước sôi (ml)

70

85





50

Nước cháo (ml)



100

125

150

150









150

Sữa bột (thìa) Đường (thìa)

Nước sôi vừa đủ (ml)

Nước cháo vừa đủ

(ml)

2/3

1

1,5

2

3

3

3

1/2

1/2

2/3

3/4

1

1

1

80

100








120

150

200

200

200

Chú thích:

- 1 thìa cà phê đường tương đương 5g.

- 1 thìa đầy sữa bột tương đương 8g.

- 1 thìa đường tương đương 10g.

- 1 bát ăn cơm đầy nước tương đương 200ml.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày những giá trị của sữa mẹ?

2. Trình bày cách cho trẻ ăn bổ sung?

3. Trình bày chế độ ăn nhân tạo cho trẻ dưới 1 tuổi?

Bài 100

SUY DINH DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC



MỤC TIÊU:

1. Trình bày các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng (SDD), hướng dẫn cách phòng bệnh.

2. Trình bày được các biểu hiện của SDD sớm và cách xử trí tại tuyến y tế cơ

sở.

3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng 3 thể SDD nặng.

4. Trình bày phác đồ điều trị SDD nặng.


NỘI DUNG:

SDD là một bệnh lý của trẻ dưới năm tuổi, nguyên nhân do thiếu calo và protein năng lượng. Tình trạng SDD làm giảm sức đề kháng trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh hay gặp ở trẻ 6 tháng đến 3 tuổi, là bệnh ở các nước đang và chưa phát triển. Quá trình điều trị và chăm sóc phải có thời gian, và sự phối hợp giữa gia đình, y tế và đời sống xã hội.

1. Nguyên nhân:

1.1. Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng.

- Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo bằng sữa bò.

- Nuôi nhân tạo không đúng phương pháp.

- Ăn bột quá sớm hoặc quá muộn.

- Cho ăn không đúng, không đủ dinh dưỡng.

- Cai sữa sớm.

1.2. Nhiễm khuẩn

- Sau nhiễm khuẩn cấp tính: sởi, lỵ, ho gà, viêm phổi, ..

- Mãn tính: tiêu chảy, lao, sốt rét, giun sán...

- SDD làm tăng khả năng cảm thụ với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho SDD nặng hơn.

1.3. Yếu tố thuận lợi

- Trẻ đẻ sinh đôi, sinh ba.

- Trẻ đẻ non, yếu.

- Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh

- Yếu tố gia đình: Đông con.

- Dịch vụ chăm sóc y tế kém.

2. Triệu chứng:

2.1. Phân loại

- Suy dinh dưỡng độ I ( nhẹ).

+ Cân nặng còn 70 - 80%

+ Lớp mỡ dưới da bụng mỏng.

+ Có thể rối loạn tiêu hoá

- SDD độ II ( vừa).

+ Cân nặng còn 60 - 70%.

+ Lớp mỡ dưới da bụng, mông mất

+ Rối loạn tiêu hoá từng đợt

- SDD độ III ( nặng).

+ Cân nặng còn dưới 60%

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí