Chống Ứ Tiết Các Chất Nhầy, Dính Ở Phế Quản:

- Thyophylin: Uống tác dụng nhanh, ít làm quen thuốc. Liều: 5-10 mg/kg/24h chia 2-3 lần trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng quá 0,1g/ngày.

- Salbutamol: Chỉ kích thích 2 cảm thụ không làm tim đập nhanh và tăng huyết

áp.


+ Dạng uống: Trẻ 1-5 tuổi 1mg/lần, ngày 3 lần.

Trên 5 tuổi 2mg/lần, ngày 3 lần.

+ Dạng khí dung:

- Adrenalin (epinephrine): Dạng tiêm tác dụng lên cả cảm thụ. Chỉ dùng khi cơn nặng, ống đóng 1mg/1ml.

Liều: 0,01ml/kg/lần có thể lặp lại 2-3 lần sau 20 phút nhưng không quá 3 lần vì dễ gây loạn nhịp tim.

* Uống không có tác dụng vì men MAO (Mono amin oxydase) và COMT (Catheclo oxymetyl transferase) phá huỷ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

- Aminophilin: Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch nhanh dễ gây ngừng tim). Liều: 3-4 mg/kg/lần, có thể tiêm nhắc lại sau 8 giờ không cho quá liều 12mg/kg/24h (Tuy nhiên có một số tác giả đề nghị có thể dùng 5-19mg/kg. Ngày không quá 20 mg.

Nếu cho quá liều trên aminophylin làm kích thích, co giật, nôn và đôi khi nôn ra chất giống như bã cà phê.

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 50

6.1.2. Chống phù nề niêm mạc phế quản.

Có thể dùng Cocticoit (Pretnisolon; Hemisuccinat hydrococtisol) và các loại kháng sinh nhất là khi có bội nhiễm. Điều trị cocticoit được chỉ định trong trường hợp hen nặng và những trường hợp hen phế quản không có tác dụng với thyophylin, aminophilin hoặc epinephrin. Không nên sử dụng kéo dài chỉ dùng trong khoảng 3-5 ngày.

Có thể cho uống Pretnisolon 1-2 mg/kg/ngày.

Cơn hen nặng có thể cho hydrococtisol 5-8 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch.

Cocticoit còn có thể dùng dưới dạng khí dung kết quả rất tốt.

6.1.3. Chống ứ tiết các chất nhầy, dính ở phế quản:

Cho các thuốc làm lỏng chất xuất tiết như chymotrypsin kết hợp dùng cocticoit, ephedrin và kháng sinh vừa chống viêm, vừa giảm xuất tiết, chống dính.

Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc sau:

- An thần nhẹ: Gacdenan 3-5 mg/kg/ngày để trẻ bớt vật vã, kích thích, cân bằng giao cảm và phó giao cảm.

- Isoproterenol (Isupren): Dung dịch 1/2000 hoặc alupent dung dịch 2% hoặc 5% cho 5 giọt trong 1ml NaCl 9%0 khí dung nhiều lần.

Trường hợp hen nặng (cơn hen ác tính) ngoài các biện pháp trên cần chú ý điều chỉnh thăng bằng toan kiềm, nước và điện giải, cho thở oxy. Cụ thể:

- Thở oxy qua sonde mũi 2-3 lít/phút.

- Thuốc giãn cơ phế quản: Adrenalin, aminophylin.

- Cocticoit: Tiêm tĩnh mạch.

- Hồi phục nước và điện giải bằng dung dịch glucose 5% và dung dịch nước muối 9%0 nhỏ giọt tĩnh mạch trong khoảng 3 giờ, sau đó cho uống.

- Điều chỉnh rối loạn toan kiềm bằng dung dịch NaHCO3 14%0 với liều 10- 15mg/kg.

- Thông khí nhân tạo.

6.2. Điều trị ngoài cơn

Đề phòng và loại trừ tất cả các yếu tố thuận lợi làm khởi phát cơn hen:

- Ngừng tất cả những thức ăn có khả năng gây dị ứng đặc biệt là các thức ăn có nguồn gốc động vật như tôm, cua, cá, trứng...

- Loại trừ các dị nguyên hô hấp (tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên này) như khói, bụi, phấn hoa, lông súc vật...

- Điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu và không đặc hiệu.Đặc hiệu khi phát hiện được dị ứng nguyên qua test ngoài da.

- Cho thuốc kéo dài khoảng cách cơn hen (hen ngoại sinh) như Intal, Lo,udel, Cromolin... bằng phương pháp hít.

- Loại trừ các gai kích thích và ổ nhiễm khuẩn ở mũi, họng và đường hô hấp (nạo VA, cắt amydal, viêm xoang...).

- Thể dục liệu pháp: Tập thở để tăng khả năng hô hấp làm co giãn phổi tốt, nhất là bơi lội.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và cách phân loại hen phế quản?

2. Trình bày triệu chứng và chẩn đoán hen phế quản?

3. Trình bày các loại thuốc và liều lượng dùng điều trị hen phế quản?

Bài 105

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP (NKHHC) VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN

HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM


MỤC TIÊU:

1. Trình bày được tính phổ biến, tính nguy hiểm và mục tiêu chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (ARI).

2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng thường gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

3. Trình bày được cách đánh giá, phân loại và phác đồ xử trí trong ARI.

4. Trình bày được cách sử dụng các thuốc trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp và các biện pháp phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp.


NỘI DUNG

1. Tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mục tiêu của chương trình ARI

- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là tình trạng bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở các nước đang và chưa phát triển.

+ Hàng năm theo ước tính của tổ chức y tế thế giới tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 1/4 tổng số trẻ mắc bệnh ở trẻ dưới năm tuổi.

Đồng thời nhiễm khuẩn hô hấp cấp cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các bà mẹ phải đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế. Tần suất trung bình trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp là 4 -6 lần/1trẻ/1năm.

+ Trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tỷ lệ tử vong chiếm 1/3 tổng số trẻ chết dưới năm tuổi. Hàng năm trên thế giới có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết thì trong đó có 4 triệu trẻ chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

- Mục tiêu chương trình phòng chống nhiễm khuẩn khuẩn hô hấp cấp:

+ Giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới năm tuổi (trong đó chủ yếu là viêm phổi).

+ Từng bước làm giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

+ Giảm tỷ lệ lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

2. Nguyên nhân

- Do vi khuẩn: Liên cầu, phế cầu, tụ cầu, hemophylus influenza.Và các vi khuẩn khác.Trong đó hay gặp nhất là phế cầu và hemophylus influenza

- Do virus hay gặp nhất là virus hợp bào hô hấp sau đó đến adeno virus, virus cúm, á cúm.

- Do ký sinh trùng như giun, sán, nấm.

3. Các triệu chứng thường gặp:

* Cách thăm khám và đánh giá

- Ho: Là biểu hiện viêm long đường hô hấp

- Sốt: Có thể hỏi bà mẹ cảm giác khi trẻ bú, da người mẹ áp sát da trẻ. Phải dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt khi nhiệt độ từ 3705C trở lên và hạ nhiệt độ khi dưới 35,50

- Chảy nước mũi

- Chảy mủ tai

- Thở nhanh:

Đếm nhịp thở trong 1phút để phát hiện thở nhanh: Quan sát sự di động bụng, ngực trẻ.

Nếu quan sát không rõ có thể đề nghị bà mẹ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên để nhìn cho rõ.

Đếm trong 1 phút (Nếu có nghi ngờ đếm lần thứ hai)

Trẻ dưới 2 tháng tuổi thường thở không đều, có thể có cơn ngừng thở ngắn nên đếm nhịp thở lần thứ nhất từ 60 lần /phút cần đếm lại lần thứ hai

* Tiêu chuẩn thở nhanh là:

+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi từ 60 lần /phút.

+ Trẻ 2 tháng đến 12 tháng từ 50 lần /phút

+ Trẻ 1- 5 tuổi từ 40 lần / phút.

- Thở khò khè: Cán bộ y tế cần ghé sát tai lại gần miệng trẻ ,khi trẻ đang nằm ngủ hoặc đang nằm yên.

Thở khò khè là âm êm dịu như tiếng nhạc nghe được khi trẻ thở ra.

- Tiếng thở rít: Cách khám như tiếng thở khò khè, cần làm sạch mũi trẻ trước khi khám. Tiếng thở rít là tiếng thở thô ráp nghe được ở thì hít vào.

- Rút lõm lồng ngực (RLLN): Là khi nhìn vào gianh giới giữa ngực và bụng lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ có co kéo các cơ liên sườn thì không phải là RLLN. Để tìm dấu hiệu RLLN cần vén áo trẻ để có thể nhìn thấy toàn bộ ngực trẻ.

* Dấu hiệu RLLN chỉ có giá trị khi xảy ra thường xuyên và rõ ràng khi trẻ đang nằm ngủ hoặc nằm yên .

- Tím tái: Khi trẻ gắng sức hay thường xuyên. Vị trí gặp ở môi, đầu chi, hoặc toàn thân.

- Co giật: Là những rối loạn vận động bất thường, có thể toàn thân hoặc cục bộ.

- Li bì khó đánh thức: Là biểu hiện trẻ không tỉnh dậy hoặc mở mắt nhưng lơ mơ khi mẹ lay gọi, có tiếng động mạnh.

- Bỏ bú, hoặc bú kém: Bỏ bú là trẻ bỏ hoàn toàn không bú mẹ. Bú kém là trẻ chỉ bú được bằng một nửa lượng sữa so với ngày thường.

- Không uống được: Là trẻ hoàn toàn không uống được một tý nào

- Suy dinh dưỡng nặng: Cơ thể trẻ gày, cân nặng giảm >30%, có thể phù dinh dưỡng, mảng sắc tố trên da.

4. Phác đồ phân loại và xử trí.

4.1. Xử trí một trẻ có bệnh ở tai.

4.1.1.Viêm tai xương chũm:

- Dấu hiệu: Sưng, đau sau tai.

- Xử trí:

+ Gửi đi bệnh viện

+ Cho điều trị kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện

+ Hạ sốt hoặc giảm đau nếu có.

4.1.2. Viêm tai giữa cấp.

- Dấu hiệu: + Chảy mủ tai dưới 2 tuần lễ hoặc.

+ Soi tai thấy màng nhĩ đỏ và không di động

- Xử trí: + Cho kháng sinh, điều trị tại nhà và hẹn khám lại sau 5 ngày.

+ Làm khô tai bằng giấy thấm quấn sâu kèn.

+ Điều trị sốt hoặc đau tai (nếu có) bằng paractamol.

4.1.3. Viêm tai giữa mạn tính:

- Dấu hiệu: Chảy mủ tai trên 2 tuần .

- Xử trí: + Không dùng kháng sinh.

+ Làm khô tai bằng giấy thấm quấn sâu kèn.

+ Điều trị sốt hoặc đau tai (nếu có)

4.2. Xử trí một trẻ có bệnh ở họng

4.2.1. áp xe thành họng

- Dấu hiệu: Trẻ không uống được.

- Xử trí: + Gửi đi bệnh viện điều trị.

+ Cho điều trị kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện

+ Điều trị sốt (nếu có)

4.2.2. Viêm họng liên cầu:

- Dấu hiệu: Họng đỏ có chất xuất tiết trắng ở họng và sưng đau hạch cổ.

- Xử trí: + Cho kháng sinh điều trị tại nhà

+ Điều trị sốt (nếu có)

+ Làm dịu họng bằng cách cho trẻ uống đủ nước (chè đường, mật ong) các thuốc ho dân tộc như hoa hồng hấp đường, nước quất, nước chanh.

4.3. Xử trí một trẻ dưới 2 tháng tuổi bị ho hoặc khó thở

4.3.1.Viêm phổi rất nặng hoặc bệnh rất nặng:

* Trẻ có 1 trong 6 dấu hiệu nguy kịch sau sau:

- Bỏ bú, hoặc bú kém.

- Co giật.

- Ngủ li bì khó đánh thức.

- Thở rít khi nằm yên.

- Khò khè.

- Sốt hoặc hạ nhiệt độ.

* Xử trí: + Gửi gấp đi bệnh viện điều trị.

+ Cho điều trị kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện.

+ Giữ ấm cho trẻ.

4.3.2. Viêm phổi nặng:

* Khi trẻ có dấu hiệu sau đây:

- Thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên hoặc co rút lồng ngực và không có dấu hiệu nguy kịch ở trên.

* Xử trí: + Gửi gấp đi bệnh viện điều trị.

+ Cho điều trị kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện.

+ Giữ ấm cho trẻ.

4.3.3. Không viêm phổi (ho và cảm lạnh):

- Khi trẻ không thở nhanh, không co rút lồng ngực và không có 6 dấu hiệu nguy kịch ở trên.

- Xử trí:

+ Không dùng kháng sinh.

+ Chăm sóc tại nhà bằng cách: giữ ấm cho trẻ, cho bú mẹ thường xuyên hơn, làm sạch mũi.

+ Đưa trẻ đến khám lại ngay nếu thấy một trong 4 dấu hiệu sau:

. Trẻ khó thở hơn.

. Thở nhanh hơn.

. Bú kém hơn.

. Ốm nặng hơn.

4.4. Xử trí một trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi bị ho hoặc khó thở.

4.4.1. Viêm phổi rất nặng hoặc bệnh rất nặng:

* Trẻ có 1 trong 5 triệu chứng nguy kịch sau đây:

- Không uống nước được

- Co giật

- Ngủ li bì khó đánh thức.

- Thở rít khi nằm yên.

- Suy dinh dưỡng nặng

Đối với trẻ bị viêm phổi rất nặng thường có thêm tím tái, suy hô hấp nặng hoặc biến chứng khác như suy tim do thiếu oxy máu nặng.

* Xử trí: + Gửi gấp đi bệnh viện điều trị.

+ Cho điều trị kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện.

+ Điều trị sốt hoặc khò khè (nếu có).

+ Các trẻ sống ở vùng sốt rét mà ta nghi ngờ bị sốt rét có thể cho uống thuốc chống sốt rét.

4.4.2 Viêm phổi nặng:

* Có rút lõm lồng ngực và không có 1 trong 5 triệu chứng ở trên.

* Xử lý: + Gửi gấp đi bệnh viện điều trị.

+ Cho điều trị kháng sinh đầu tiên.

+ Điều trị sốt hoặc khò khè (nếu có).

4.4.3. Viêm phổi:

* Trẻ co nhịp thở nhanh.

+ Từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến dưới 1tuổi.

+ Từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi.

Và không có dấu hiệu co rút lồng ngực và 1 trong 5 triệu chứng nguy kịch ở

trên.


* Xử trí: + Cho một loại kháng sinh điều trị tại nhà.

+ Hẹn khám lại sau 2 ngày nếu thấy:

. Trẻ nặng hơn: chuyển đi bệnh bệnh viện điều trị.

. Trẻ không đỡ: đổi kháng sinh hoặc, chuyển đi bệnh bệnh viện điều trị.

. Trẻ đỡ: cho tiếp kháng sinh cho đủ 5 - 7 ngày.

4.4.4 Không viêm phổi (ho và cảm lạnh):

- Ho (sốt hoặc không sốt).

- Không có thở nhanh.

- Không co rút lồng ngực và không có dấu hiệu nguy kịch trên.

* Xử trí: + Không dùng kháng sinh.

+ Chăm sóc tại nhà

+ Khám tiếp các bệnh về tai hoặc họng (nếu có).

+ Điều trị sốt hoặc khò khè (nếu có).

+ Ho trên 30 ngày chuyển đi bệnh viện

5. Xử trí :

5.1. Kháng sinh (KS)

5.1.1 KS tuyến 1( cơ sở y tế):

* Chỉ định : Điều trị viêm phổi, viêm tai giữa cấp tại nhà.

* Các loại KS:

+ Amoxycilin250mg: 50mg/kg/24h. Ngày chia 2-3 lần uống. Dùng trong 5

ngày

+ Cotrimoxazon 480 mg: 48mg/kg/24h. Ngày chia 2 lần uống nhiều nước.Dùng

trong 5 ngày

5.1.2. KS tuyến 2 (Bệnh viện)

* Chỉ định : + Liều KS đầu trong bệnh rất nặng hoặc viêm phổi nặng

+ Điều trị viêm phổi sau điều trị KS tuyến 1 không đỡ

* Các loại KS: + PenicillinG 1000 000UI: 50.000 UI /kg/ 1lần , ngày 2-3 lần, tiêm bắp.

+ Gentamycin40mg: 3-5 mg /kg/24 giờ Chú ý: . Không dùng thuốc đơn độc

. Không dùng quá 10 ngày

+ Chloramphenicol: 25 mg /kg/1lần ,ngày 2 lần CCĐ : .Mẫn cảm với thuốc

. Bất thường trong xét nghiệm máu

.Trẻ sơ sinh thiếu tháng, thiếu cân

Chú ý : Không dùng 2 đợt liên tiếp

- Trẻ viêm họng do liên cầu

Dùng Ben zathin penicillin 600000 đơn vị, tiêm bắp 1 liều duy nhất. Hoặc Penicillin V 1-2 triệu đv/ngày trong 10ngày.

5.2. Chống suy hô hấp: tuỳ từng mức độ khác nhau:

+ Đặt trẻ nằm phòng thoáng, không có khói bếp, khói thuốc lá

+ Đặt trẻ nằm đầu cao kê gối dưới vai

+ Nới rộng áo, khăn, mũ

+ Hút đờm, dãi

+ Hô hấp hỗ trợ:

. Thở oxy qua sonde khi tím tái ,RLLN nặng Liều lượng : Trẻ sơ sinh 0,5lít /phút

Trẻ >2tháng 1lít /phút

. Bóp bóng khi trẻ tím tái

. Đặt nội khí quản, thở máy khi có cơn ngừng thở dài

5.3. Dùng thuốc khác:

- Truyền dịch (nếu có)

- Bù kiềm bằng dung dịch Natribicarbonnat nếu có suy hô hấp.

- Thuốc giãn cơ phế quản nếu trẻ khò khè hoặc hen phế quản.

+ Salbutamol:(dùng cho trẻ >2tháng tuổi): 0,1mg/kg, 8h/lần.

+ Khí dung(Ventolin 2,5mg) : Mỗi lần 2 nhát bóp

Uống Salbutamol Loại 2mg Loại 4mg Trẻ 2-12 tháng : 1/2viên/lần 1/4viên /lần Trẻ1-5tuổi : 1viên/lần 1/2viên/lần

+ Adrenalin dung dịch 1%o 0,01ml/1kg/1lần (tiêm dưới da )

- Hạ sốt: Paracetamol :10-15mg/kg/lần, 6h/lần. Nếu sốt 38,5 độ trở nên.

Chườm ấm.

Uống nước, dung dịch ORS.

6. Chăm sóc và phòng bệnh.

- Chế độ ăn :

+ Đảm bảo sữa mẹ

+ Thức ăn nấu lỏng, đủ dinh dưỡng

+ Uống đủ nước

- Vệ sinh tai, mũi, họng:

+ Tai: Làm khô và sạch tai bằng tăm bông, giấy thấm hình sâu kèn

+ Mũi: Làm khô và sạch mũi bằng tăm bông, nhỏ mũi dd natriclorid 9/1000, dd sulfarin

+ Họng: Trẻ lớn súc họng bằng dd nước muối sinh lý.

- Hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu đưa trẻ đến khám lại:

+ Trẻ khó thở hơn

+ Thở nhanh hơn

+ Không uống được, bú kém

+ Trẻ mệt nặng hơn

- Phòng bệnh

+ Giữ ấm cho trẻ

+ Tránh lạnh

+ Tiêm chủng

+ Vệ sinh tai mũi họng


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày tầm quan trọng, mục tiêu của chương trình ARI? Các nguyên nhân thường gặp gây NKHHC?

2. Trình bày các phác đồ phân loại và xử trí trẻ bị NKHHC theo chường trình ARI?

3. Lập bảng so sánh trong phân loại xử trí ho- khó thở ở trẻ dưới 2 tháng tuổi và trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi?

4. Phân biệt sự khác nhau giữa phân loại “ Bệnh rất nặng” và “ Viêm phổi rất nặng” ? Vì sao có sự phân loại này?

5. Trình bày các loại thuốc được dùng để điều trị NKHHC chia theo từng nhóm ( kháng sinh, giảm sốt…) ?

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí