Bài 106
BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM
MỤC TIÊU:
1- Trình bày mục tiêu và nội dung của chương trình phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ em.
2- Trình bày được nguyên nhân, cách thăm khám và đánh giá mức độ mất nước. 3- Trình bày được điều trị, phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
NỘI DUNG:
I. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY(CDD)
Từ năm 1978 tổ chức y tế thế giới thành lập trung tâm nghiên cứu bệnh tiêu chảy trẻ em ở Banglades, sau 2 năm thành lập trung tâm đã công bố nhiều kết quả quan trọng cả trên thực nghiệm và trong áp dụng thực tế được tổ chức y tế thế giới phổ biến rộng rãi nội dung của chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy. Tại Việt Nam chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia phổ biến từ năm 1983 và được xếp là một chương trình quốc gia. Từ đó đến nay chương trình này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể
1. Mục tiêu của chương trình
- Làm giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy
- Làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng sau tiêu chảy
- Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy bằng biện pháp hướng dẫn nuôi trẻ đúng, phổ biến phương pháp phòng chống bệnh tiêu chảy
- Làm giảm thể lâm sàng nặng cần phải điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch ở các bệnh viện, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số giường bệnh điều trị tiêu chảy dẫn đến giảm được chi phí cho điều trị bệnh tiêu chảy
2. Nội dung của chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia
Tập trung cho 3 đối tượng chính đó là:
- Bà mẹ
- Cán bộ y tế cấp cơ sở
- Cán bộ y tế tại các bệnh viện
+ Đối với các bà mẹ:
Phổ biến phòng bệnh Tận dụng nguồn sữa mẹ
Cho trẻ ăn bổ xung đúng cách
Chăm sóc trẻ hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn và xử lý phân hợp vệ sinh nhất là phân của trẻ nhỏ
Tiêm phòng đủ 6 bệnh nhất là bệnh sởi
Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng theo dõi cân nặng trên biểu đồ
tăng trưởng
Xử trí khi trẻ mắc tiêu chảy
Biết cách cho con uống ORS hoặc các dung dịch tự pha chế ở nhà Biết cách cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy và sau khi khỏi tiêu chảy
Biết phát hiện các dấu hiệu mất nước Biết đưa con đi khám đúng lúc
+ Đối với cán bộ y tế cơ sở
Biết phân độ mất nước
Biết điều trị tiêu chảy theo phác đồ A và B
Biết cho nhập viện đúng lúc khi cần điều trị theo phác đồ C Không lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tiêu chảy Biết chọn kháng sinh khi phân có máu hay nghi ngờ do tả
+ Đối với nhân viên y tế tại các bệnh viện
Biết cấp cứu tiêu chảy mất nước nặng theo phác đồ C
Biết kết hợp chế độ ăn phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi suy dinh dưỡng sau tiêu chảy
Biết điều trị các biến chứng tiêu chảy mất nước nặng
Biết chẩn đoán và điều trị các thể lâm sàng tiêu chảy khác như hội chứng Lỵ, tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy mạn
3. Biện pháp phòng bệnh:
cơ sở hiểu rõ các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh tiêu chảy từ đó có thể đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng tốt hơn. Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy được tiến hành theo những cấp khác nhau:
- Phòng ngừa cấp O: Đây là những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng:
+ Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống
+ Tạo tập quán rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi ỉa
+ Sử dụng hố xí và xử lý phân trẻ nhỏ an toàn
- Phòng cấp 1: Bao gồm các biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ và hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với các nguy cơ lây bệnh
+ Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18 -24 tháng tuổi
+ Cải thiện tập quán ăn bổ xung cho trẻ ( gồm 4 ô vuông ) trẻ phải tập ăn bổ xung sau 4 -6 tháng tuổi
+ Tiêm phòng cho trẻ đày đủ theo lịch nhất là tiêm phòng sởi
- Phòng cấp 2: Bao gồm các biện pháp phát hiện và giải quyết sớm bệnh tiêu chảy
+ Hướng dẫn người mẹ biết xử trí khi con bị tiêu chảy
+ Tiếp tục cho trẻ ăn và cho uống ORS
+ Biết phát hiện sớm dấu hiệu mất nước
+ Biết đưa trẻ đi khám đúng lúc
+ Hướng dẫn người mẹ biết bỏ các tập quán sai lầm trong cộng đồng như cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống khi bị tiêu chảy, kiêng không cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng vì sợ trẻ ăn không tiêu làm cho bệnh tiêu chảy nặng lên
- Phòng cấp 3: Tăng cường các biện pháp hồi phục cho trẻ khi trẻ khỏi bệnh
+ Phải cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong ngày ít nhất 2 tuần sau khi hết tiêu chảy nhằm phục hồi nhanh chóng tình trạng dinh dưỡng cho trẻ
+ Mẹ biết theo dõi cân nặng cho trẻ theo biểu đồ tăng trưởng
II. BỆNH TIÊU CHẢY
1. Định nghĩa:
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh rất nguy hiểm dẫn đến tử vong do mất nước và điện giải, ngoài ra trẻ cũng dễ mắc suy dinh dưỡng sau tiêu chảy, tuy vậy việc điều trị tại cộng đồng cũng rất đơn giản và hiệu quả nếu như cho trẻ được uống ORS đúng phương pháp thì đa số trường hợp khỏi
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài bất thường 3 lần hoặc trên 3 lần trong 1 ngày, phân lỏng nhiều nước.Tiêu chảy dưới 14 ngày là tiêu chảy cấp, từ 14 ngày trở lên là tiêu chảy kéo dài, có máu trong phân là lỵ.
2. Nguyên nhân.
2.1. Nguyên nhân chính
2.1.1. Do ăn uống.
Cho trẻ ăn không đúng phương pháp, sai lầm về số lượng, chất lượng.
2.1.2. Do nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn ở ruột.+ Do virus: Rotavirus, chiếm khoảng 40 - 60%.
+ Do vi khuẩn: E.coli, Trực khuẩn lỵ, Phẩy khuẩn tả
Trực khuẩn thương hàn.
+ Do ký sinh trùng: Amíp, Nấm, Giardia.
- Nhiễm khuẩn ngoài ruột.
+ Viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa...
2.2. Nguyên nhân thuận lợi
- Độ tuổi: Hay gặp nhất ở độ tuổi 6 tháng - 2 tuổi.
- Thể tạng: Trẻ đẻ non yếu.
- Thời tiết: Tháng nóng nực rễ bị tiêu chảy.
- Chế độ sinh hoạt: Nhà ở thiếu ánh sáng chật trội.
3. Thăm khám trẻ bị tiêu chảy
3.1. Đánh giá mức độ mất nước
Bảng 106.1. Bảng đánh giá các dấu hiệu mất nước
A | B | C | |
Toàn trạng* | Tốt, tỉnh táo | Vật vã, kích thích | Li bì, hôn mê, mệt lả |
Mắt | Bình thường | Trũng | Rất trũng, khô |
Nước mắt | Có | Không | Không |
Miệng, lưỡi | Ướt | Khô | Rất khô |
Khát* | Không | Khát, háo hức | Uống kém hoặc không uống được |
Sờ nếp véo da* | Mất nhanh | Mất chậm (sau 2 giây) | Rất chậm >2 giây |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Các Nguyên Nhân Gây Bệnh Còi Xương.
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Bệnh Viêm Phế Quản Phổi.(Vpqp )
- Chống Ứ Tiết Các Chất Nhầy, Dính Ở Phế Quản:
- Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 52
Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.
- Triệu chứng khác:
+ Sốt.
+ Đái ít khi trẻ có mất nước mức độ nhẹ, vô niệu nếu trẻ mất nước nặng
+ Truỵ mạch.
+ Thở nhanh sâu khi trẻ có nhiễm toan
3.2. Phân loại mất nước dựa trên bảng dấu hiệu mất nước
Nguyên tắc:
- Nhìn từ phải sang trái trong bảng đánh giá các dấu hiêu mất nước tức là nhìn từ cột C sang cột A.
- Nhận định nếu có 2 dấu hiệu trở lên trong đó có 1 dấu hiệu ngôi sao thì phân loại mất nước ở cột đó.
+ Nếu mất nước ở cột C thì phân loại là mất nước nặng
+ Nếu mất nước ở cột B: Mất nước nhẹ.
+ Ở cột A: Không mất nước
3.3. Kiểm tra những biểu hiện khác:
- Phân có máu không.
- Thời gian bị tiêu chảy (Từ 14 ngày trở lên)
- Trẻ có sốt không:
Chú ý: Sốt ở trẻ dưới 2 tháng tuổi hoặc trên 2 tháng tuổi.
Có dịch sốt rét ở nơi trẻ ở hoặc trẻ có tiền sử sốt rét.
- Trẻ có bị suy dinh dưỡng nặng hay không.
4. Điều trị.
4.1. Điều trị bù nước
4.1.1. Dung dịch bù nước.
* Dung dịch Oresol.
Gói ORS có:
- Glucoza 20g
- Natri clorua 3,5g
- Natri bicacbonat 2,5g
- Kali clorua 1,5g
Gói có thành phần như trên pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Chú ý: Lượng nước phải chính xác.
- Các bước pha dung dịch ORS
+ Rửa tay bằng xà phòng.
+ Kiểm tra gói ORS có bị rách không, còn hạn sử dụng không.
+ Cắt, gói, kiểm tra bên trong gói và đổ bột vào bát, bình.
+ Đong đủ 1lít nước đổ vào.
+ Ngoáy cho tan hết bột ORS.
+ Nếm thử.
Chú ý: Dung dịch pha được bảo quản sạch có nắp đậy và dùng trong thời gian
24h.
* Khi không có dung dịch ORS thì thay thế bằng dung dịch nước cháo muối.
- Gạo 3 nắm chặt (50g)
- Muối 1 nhúm (3,5g)
- Nước 6 bát ăn cơm. (1,2l)
Đun sôi tới khi hạt gạo nở bung hết, chắt lấy nước.
* Có thể dùng nước chè loãng, nước dừa non, nước sạch.
* Dung dịch truyền: Dung dịch đẳng trương: Ringer Lactat, Nacl 0.9%,
Gllucose 5%.
4.1.2 Điều trị tiêu chảy cấp không mất nước:
Theo phác đồ A điều trị tại nhà theo 3 nguyên tắc:
- Uống nhiều dịch để phòng mất nước.
+ Dịch, nước sôi, nước cơm, nước cháo, nước muối ORS, không uống nước ngọt công nghiệp.
Số lượng < 24 tháng 50-100 ml. Uống sau mỗi lần tiêu chảy Số lượng > 2 4 tháng 100 - 200 ml uống sau mỗi lần tiêu chảy. Số lượng > 10 tuổi theo nhu cầu.
+ Cách uống < 24 tháng uống từng ngụm. Nôn: đợi 10 phút sau mới uống lại.
+ Nên uống ORS cần cho đủ trong 2 ngày điều trị tại nhà.
- Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng.
+ Sữa mẹ. Nếu trẻ đang bú mẹ.
+ Sữa bò. Nếu trẻ đang ăn sữa bò; ăn bình thường.
+Thức ăn đủ rau, thịt, bột, dầu cần nghiền kỹ, ninh nhừ.
+ Khi tiêu chảy cho trẻ ăn 5-6 bữa/ngày.
+ Hết tiêu chảy + 1 bữa trong 2 tuần.
- Đưa đến cơ sở y tế:
Đưa trẻ đến theo hẹn khám nếu trẻ không khá hơn sau 3 ngày.
Đưa đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
+ Ỉa nhiều.
+ Nôn nhiều.
+ Khát nước.
+ Sốt.
+ Ỉa phân máu.
+ Ăn uống kém.
Chú ý:Không dùng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp mắc lỵ hoặc tả nặng. Thuốc kháng sinh là Biseptol 50
- 60 mg/kg/ngày trong 5 ngày nếu trẻ mắc hội chứng lỵ, và 3 ngày nếu trẻ mắc tả nặng
4.1.3 Điều trị tiêu chảy mất nước nhẹ theo phác đồ B:
- Tại cơ sở y tế.
- Thời gian 4 giờ.
- Dịch ORS.
Tính theo cân nặng: M = 75ml x P.
* Cách uống:
- Trẻ nhỏ uống từng thìa/phút.
- Trẻ lớn uống từng ngụm.
- Nôn: đợi 10 phút sau mới uống.
Sau 4 giờ đánh giá lại để thay đổi phác đồ điều trị.
* Thất bại của điều trị ORS trong trường hợp:
- Trẻ ỉa nhiều khi số lượng phân lỏng nước >= 15 - 20ml/kg/h
- Nôn nhiều liên tục nếu trẻ nôn >= 3lần/h.
- Chướng bụng, liệt ruột.
- Không thể uống được (viêm miệng).
- Không dung nạp đường glucose.
4.1.4. Điều trị mất nước nặng theo phác đồ C tại bệnh viện.
Nguyên tắc phục hồi khối lượng tuần hoàn càng nhanh càng tốt bằng truyền tĩnh mạch, chỉ sử dụng những cách bù dịch khác (qua ống thông dạ dày...) khi không thể truyền tĩnh mạch và không thể truyền ngay được trong vòng 30 phút.
Sơ đồ 106. 1. Sơ đồ xử trí mất nước nặng theo phác đồ C
Quyết định Điều trị cụ thể
Truyền dịch tĩnh mạch có được không --> Có Ringer lactat hoặc dd NaCl (9%0)
Lúc đầu 30ml/kg Trong 1 giờ Trong 30 phút | Sau đó 70ml/kg Trong 5 giờ Trong 2,5 giờ |
Truyền lại liều đầu nếu mạch quay yếu hoặc
Không không bắt được 1h-2h đánh giá lại.
3-6h đánh giá thay đổi phác đồ điều trị.
+ Khi uống được cho ORS 5ml/kg/h
đến cơ sở y tế truyền được dịch tĩnh mạch trong vòng 30 phút ? | có | chuyển đến nơi truyền được dịch tĩnh mạch |
Không
Đặt ống thông dạ dày có được không –> Có
ORS 20 ml/kg/h x 6 h
1-2h đánh lại nôn nhiều, chướng bụng cho dịch
Không chậm lại.
Sau 3h mất nước không tiến triển chuyển tuyến trên điều trị.
Sau 6 h đánh giá lại.
Trẻ uống được không -> có: ORS 20 ml/kg/h x 6h
1-2h đánh giá lại. Nôn nhiều chướng bụng cho dịch chậm lại.
Không Sau 3h mất nước không tiến triển chuyển tuyến trên điều trị.
Sau 6h đánh giá lại.
Chuyển lên tuyến trên ORS 20 ml/kg/h x 6h
Đánh giá lại như đặt ống thông
4.2. Điều trị những biểu hiện khác.
4.2.1. Phân có máu.
+ Điều trị 3 ngày với loại kháng sinh nhạy cảm với Shigella được khuyến cáo tại địa phương bằng đường uống (Cotrimosazol). Sau 3 ngày không đỡ phối hợp Nalidixic acid trong 3 ngày. Nếu vẫn không hết máu trong phân thì dùng Metronidazol
+ Hướng dẫn bà mẹ nuôi dưỡng trẻ như đã mô tả ở phác đồ A.
+ Khám lại trẻ sau 2 ngày nếu:
- Trẻ dưới 1 tuổi.
- Mất nước ngay từ đầu.
- Không chuyển biến tốt hơn.
+ Nếu còn ra máu sau 2 ngày thay bằng loại kháng sinh uống thứ hai nhạy cảm với Shigella được khuyến cáo tại địa phương bạn và cho uống 5 ngày.
4.2.2. Tiêu chảy kéo dài.
Nếu tiêu chảy kéo dài ít nhất 14 ngày.
+ Gửi đi bệnh viện nếu:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Có mất nước (chuyển trẻ đến bệnh viện sau khi hồi phục nước, điện giải).
+ Hướng dẫn mẹ nuôi trẻ như phác đồ A.
- Chỉ cho 1/2 lượng sữa thường ngày hoặc thay bằng sản phẩm sữa lên men (sữa chua).
- Đảm bảo cho trẻ ăn đủ năng lượng bằng cách cho ăn bột đặc 6 bữa/ngày, thêm dầu trộn lẫn với rau, đậu thịt hoặc cá.
+ Nói với bà mẹ cho trẻ khám lại sau 5 ngày.
- Nếu tiêu chảy không ngừng, chuyển trẻ tới bệnh viện.
- Nếu tiêu chảy ngừng nói với bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn bình thường mà trẻ vẫn ăn. Sau hơn một tuần từ từ cho trẻ ăn lại sữa động vật.
- Mỗi ngày cho trẻ ăn tăng thêm 1 bữa, ít nhất là trong 1 tháng.
4.2.3. Trẻ suy dinh dưỡng nặng.
Nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng.
+ Chuyển đi bệnh viện điều trị không nên cố gắng hồi phục điện giải.
+ Đưa bà mẹ dung dịch ORS và hướng dẫn bà mẹ cách cho uống 5ml/kg/giờ trong quá trình vận chuyển.
4.2.4. Trẻ có sốt.
- Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi:
+ Bù nước là cần thiết. Nếu trẻ sốt (nhiệt độ 380C hoặc hơn) sau khi bù nước phải chuyển trẻ tới bệnh viện.Không nên dùngParacetamol hoặc thuốc chống sốt rét.
- Nếu trẻ 2 tháng hoặc hơn:
+ Nếu nhiệt độ của trẻ là 390C hoặc hơn thì dùng Paracetamol.
+ Nếu địa phương có dịch sốt rét và trẻ bị sốt ở bất kỳ mức độ nào (380C trở nên hoặc tiểu sử có sốt rét trong 5 ngày trước đó thì cho thuốc chống sốt rét (hoặc xử lý tuỳ theo các khuyến cáo của chương trình sốt rét tại địa phương).
5. Phòng bệnh
Hiện nay ở Việt Nam chưa áp dụng biện pháp phòng đặc hiệu đó là tiêm Vacxin để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus, nhưng nếu trong tương lai nếu có Vacxin để tiêm phòng bệnh này do Rotavirus thì sẽ làm giảm được khoảng 50% số trẻ mắc tiêu chảy và
như vậy làm giảm rất nhiều só trẻ tử vong. Chúng ta đang áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh sau:
5.1. Nuôi con bằng sữa mẹ:
Vì trong sữa mẹ có kháng thể IgA,vô khuẩn sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất giúp cho trẻ phát triển và không măc tiêu chảy trong vài tháng đấu sau sinh vì vậy để phòng bệnh tiêu chảy cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu sau đẻ và bú kéo dài đến 18-24 tháng
5.2. Cải thiện tập quán ăn bổ xung:
Tại Việt Nam, mỗi một dân tộc có một cách cho trẻ ăn bổ xung khác nhau, và thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn bổ xung là thời kỳ dễ mắc tiêu chảy nhất do chế biến không vệ sinh, thức ăn không hợp với trẻ, không đủ chất dinh dưỡng...v..v.... Vì vậy cho trẻ ăn bổ xung đúng là cho ăn sau 4 tháng, thức ăn cần nghiền nhỏ ninh nhừ, đầy các loại thức ăn theo ô vuông thức ăn, cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến thức ăn
5.3. Sử dụng nguồn nước sạch:
Do đường lây truyền bệnh tiêu chảy chủ yếu qua đường nước uống nhiễm bẩn, nguồn nước sạch là nước máy, nước giếng khoan, nước giếng, nguồn phân gia súc phải cách xa nguồn nước
5.4. Rửa tay sạch: Bằng nước sạch và sà phòng sẽ giúp trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy nhất là mắc Lỵ
5.5. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh: Là hố xí hai ngăn hay hố xí tự hoại, không được dùng hố xí không hợp vệ sinh sẽ làm vi khuần gây tiêu chảy phân tán gây dịch
5.6. Xử lý phân của trẻ: Bằng cách trôn phân sâu xuống đất, đổ vào hố xí tự hoại, không đế cho chó ăn, hoặc đổ bừa bãi ra môi trường xung quang
5.7. Tiêm phòng sởi: Những trẻ mắc sới hoặc đã mắc sởi trong vòng 1 tháng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy do đó biện pháp đơn giản và hữu hiệu để phòng tiêu chảy là cho trẻ tiêm phòng sởi đúng tuổi.
LƯỢNG GIÁ
1.Mục tiêu chương trình phòng chống tiêu chảy quốc gia là gì?
2. Đánh giá mức độ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy. Trong các dấu hiệu đánh giá mất nước, dấu hiệu nào là dấu hiệu quan trong? Vì sao?
3. Xử trí tiêu chảy theo phác đồ A, B, C. So sánh và nhận xét sự khác nhau giữa các phác đồ?
4. Mức độ phổ biến và nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là gì? Tuyên truyền phòng bệnh tiêu chảy?