Thường do bội nhiễm vi khuẩn sau một sang chấn: tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu … là những loại vi khuẩn hay gặp.
1.2.3. Các nguyên nhân khác:
- Vi rút Herpes
- Nhấm: thường ít gặp nhưng điều trị khó, dễ biến chứng nguy hiểm
- Có thể gặp loét giác mạc do hở mi do sẹo, liệt thần
kinh, loét do suy dinh dưỡng
2. Triệu chứng
2.1. Triệu chứng cơ năng:
- Đau nhức: bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhối, âm ỉ, có lúc đau trội lên, đau có thể lan rộng ra xung quanh hố mắt và lên đầu, đau tăng khi có các tác động như ánh sáng, va chạm
- Chói mắt, sợ ánh sáng nhiều, bệnh nhân luôn nhắm nghiền mắt
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 2
- Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 3
- Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 4
- Nhãn Áp Và Vấn Đề Lưu Thông Thuỷ Dịch:
- Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 7
- Đục Thể Thuỷ Tinh Do Bệnh Lý: Nhiều Bệnh Lý Của Mắt Và Một Số Bệnh Toàn Thân Có Thể Dẫn Tới Đục Thể Thuỷ Tinh Như:
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
- Chảy nước mắt nhiều, nếu tự mở mắt thì nước mắt chảy ràn rụa.
- Dử mắt (tiết tốt) ít hoặc không có
2.2. Triệu trứng thực thể:
- Mi co quắp rất khó mở, mắt sưng nề mọng
- Kết mạc: cương tụ rìa đậm, càng ra vùng chu biên càng nhạt dần, kết mạc phù nền nặng
- Giác mạc có ổ loét bắt màu thuốc nhuộm (fluorescein, bleuethylen) to hoặc nhỏ, bờ nham nhở (có thể nhỏ li ti, có thể to chiếm gần hết diện giác mạc.
- Tiền phòng có thể có mủ tạo thành ngấn ngang
phía dưới thấp
- Mống mắt thể mi có thể viêm phản ứng gây giảm phản xạ ánh sáng, co đồng tử
- Thị lực giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào 3 yếu tố: vị trí, kích thước, độ sâu của vết loét.
3. Tiến triển
- Khỏi, thành sẹo: do điều trị và sức chống đỡ của bệnh nhân, nếu sẹo dày ảnh hưởng tới thị lực.
- Loét sâu, hoại tử rộng đe dọa thủng hoặc thủng dẫn đến viêm mủ nội nhãn
- Viêm mủ nội nhãn, thường tiên lượng rất xấu có khi phải bỏ mắt.
4. Điều trị
Viêm loét giác mạc cần điều trị tại tuyến bệnh viện có chuyên khoa mắt
4.1 Điều trị theo nguyên nhân
- Viêm loét giác mạc do vi khuẩn:
+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ
+ Đường dùng toàn thân, kết hợp với tại chỗ
- Do virus:
+ Idoxuridine dung dịch 0.1%, mỡ 0.5%
+ Viroptic Herpes dùng:
Zovirax 200mg x 4 -5 viên, uống chia 4- 5 lần/ngày x 5-7 ngày.
Mỡ Zovirax 3%: tra mắt.
- Do nấm
+ Sporan 100mgx 2 viên, uống 1 lần/ngày x 21
ngày.
+ Natacyn 5%: tra mắt cách 1 giờ/lần.
+ Dung dịch lugol 5%: chấm ổ loét hàng ngày.
- Khi chưa biết nguyên nhân cần dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ:
+ Toàn thân:
Cefotaxim 1g x 2 lọ
Gentamycin 80mg x 2 ống/ngày
+ Tại chỗ:
Tiêm dưới kết mạc: 100,000 đến 200,000
ĐV penixilin/ngày;
40 mg gentamycin/ngày.
Kết hợp trả mắt dung dịch kháng sinh. Nên kết hợp hai, ba loại thuốc và nhỏ theo vòng tròn, mỗi loại cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Mỡ kháng sinh cần tra mắt trước khi đi ngủ.
4.2. Chống hoại tử
- Tiêm huyết thanh tự thân hoặc máu tự thân pha lẫn dung dịch kháng sinh tiêm dưới kết mạc hàng ngày hoặc cách ngày
- EDTA (Etyl – Diamin – Tetraacetat) 3% tra mắt
4.3. Chống dính và giảm đau:
- Atropin 1% tra mắt 1 lần/ngày
- Chống phù nề: Danzen, - chymotrypsin
- Paracetamol 0,5% x 2 viên/uống
4.4. Tăng cường dinh dưỡng: vitamin A, B, C.
4.5. Loại trừ các yếu tố sang chấn:
- Giải quyết lông quặm, lông xiêu, sạn vôi.
- Tạo hình điều trị hở mi.
4.6. Điều trị các biến chứng:
- Viêm màng bồ đào: chống nhiên trùng tích cực kết hợp với giãn đồng tử.
- Doạ thủng, thủng giác mạc phải khâu phủ kết mạc.
- Viêm mủ toàn nhãn: cắt bỏ nhãn cầu.
- Điều trị di chứng sẹo giác mạc có nhiều phương pháp, các phương pháp này được chỉ định cho tưng trường hợp cụ thể, nhưng nói chung: Sẹo mới, nông cho chạy điện bằng dionin hoặc hydrocortison làm bào mòn mắt sẹo Thời gian chạy điện từ 10 đến 15 ngày.
- Sẹo mới, nông hoặc sâu cho tiêm hydrocortison
dưới kết mạc.
- Ghép giác mạc trong trường hợp sẹo to dầy.
1. Đại cương
Bài 4
VIÊM KẾT MẠC
1.1. Sơ lược giải phẫu
- Kết mạc là một màng keo mỏng, trong, bong che phủ một phần nhãn cầu, mặt sau mi và hốc mắt
- Kết mạc được chia ra các phần: kết mạc mi, kết mạc nhãn cầu, kết mạc túi cùng, kết mạc cục lệ
- Trên kết mạc có nhiều mạch máu, được chia làm hai lớp: lớp nông và lớp sâu, khi bị viêm thì hệ thống mạch máu này xung huyết gây triệu trứng đỏ mắt.
1.2. Đặc điểm
- Viêm kết mạc là nhóm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt, chúng chiếm tới 70% trường hợp tới khám ở các phòng khám mắt.
- Kết mạc là tổ chức niêm mạc nên bệnh toàn thân nào có ảnh hưởng đến da và niêm mạc thì ở kết mạc cung có những biểu hiện bệnh lý tương ứng.
- Bệnh có tính lưu hành địa phương, có khi lây thành
dịch
1.3. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn, virus như tụ cầu (57%), lậu cầu, virus
A.P.C (Adeno – Pharyngo –Conjonctivitis) có thể gây thành các loại vụ dịch.
- Tác nhân lý hóa học: gió, bụi, khói, axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hóa học.
- Dị ứng: thuốc, phấn hoa, nấm mốc, đôi khi không
rõ dị truyền
2. Triệu chứng
2.1. Triệu chứng cơ năng:
- Bệnh nhân thấy cộm rát như có cát bụi trong mắt
- Dử mắt (tiết tố) nhiều, nhất là buổi sáng ngủ dậy có thể làm cho hai mi mắt dính chặt vào nhau
- Sợ ánh sáng, chói, chảy nước mắt vừa phải
- Thị lực bình thường
2.2. Triệu chứng thực thể
- Mi sưng nề, có thể mọng đỏ
- Kết mạc phù nề, mọng lên thậm chí kết mạc có thể phòi qua khe mi trong những trường hợp viêm do lậu cầu
- Cường độ kết mạc: các mạch máu lớp nông của kết mạ xung huyết đỏ trên toàn bộ diện tích
- Tiết tố nhiều, màu vàng, hơi xanh hoặc vàng nâu vì lẫn máu. Nếu viêm do dị ứng thì dử trong, dính có thể kéo thành sợi
- Giác mạc bình thường
- Thị lực bình thường (chú ý cần lau sạch dử trước
khi đo thị lực)
2.3. Xét nghiệm:
- Cấy khuẩn (-)
- Soi tươi tiết tố thấy vi khuẩn
- Xét nghiệm máu:viêm dị ứng thì bạch cầu ưa axit
tăng
3. Điều trị và dự phòng
3.1. Điều trị:
- Viêm kết mạc chủ yếu là điều trị tại chỗ
- Thuốc nước:
+ Chloromicetin: 4‰
+ Sulfat kẽm: 1‰
+ Sulfaxylum: 10-20%
Có thể dùng một loại hoặc phối hợp hai loại, nhỏ luân phiên nhiều lần trong ngày .
- Thuốc mỡ:
+ Tetraxyclin 1%
.....