Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 4

mạch máu nằm sau bị mờ đi (bình thường thấy rõ các mạch máu trên bề mặt sụn mi)

- Nhú gai: là tổn thương không đặc hiệu do sự tăng sinh của lớp đệm. Trên lâm sàng nhú gai giống như các đầu đính ghim màu đỏ, mọc khắp trên điện kết mạc nhưng tập trung nhiều ở hai góc kết mạc mi.

2.1. Hột: là tổn thương cơ bản được dùng nhiều nhất để chẩn đoán bệnh mắt hột hoạt tính. Khi mới xuất hiện hột là những chấm trắng tròn rải rác trên diện kết mạc sụn mi trên, thường nằm cạnh cá nhánh mạch máu (giống tổ chim trên cành cây). Khi đã phát triển hột to ra và nổi lên bề mặt tạo thành hình bán cầu màu xám nhạt.

- Sẹo là hột thoái triển tạo thành. Trên lâm sàng, sẹo là những vạch trắng, mảnh, ngắn dài nằm rải rác. Về sau phát triển thành nhiều nhánh hình hoa khế, hình sao, có thể làm thành một dải sẹo dài.


2.2. Biểu hiện ở giác mạc:

Triệu chứng chủ yếu là hột và lõm hột ở vùng rìa, màng máu giác mạc

- Hột hình tròn, dẹt hơn ở kết mạc, màu xám hơi nâu thường xếp thành dãy dọc theo rìa giác mạc phía trên. Có khi chỉ có hai, ba hột.

- Lõm hột: màu trong nổi rõ trên nền trắng của vùng rìa ở phía trên đó là dấu tích của hột.

- Màng máu: là một vùng đục xám nhạt, xâm lấn từ phía trên đi vào giác mạc, giới hạn dưới là một đường cong mà chiều lõm hướng lên trên. Thành phần màng máu mắt hột gồm: tân mạch, thẩm lậu giác mạc và hột. Màng máu che mờ mống mắt ở phía sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

3. Chẩn đoán

Năm 1987 Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh mắt hột để phục vụ cho công tác phòng chống bệnh trên diện rộng. Các dấu hiệu của mắt hột tập trung vào 5 tiêu chuẩn:

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 4

- T.F (Trachomatous Inflammation – Folllicle): viêm mắt hột mức độ vừa, chủ yếu là hột (có 5 hột trên kết mạc sụn mi trên) kèm thẩm lậu vừa.

- T.I (Trachomatous Inflammation – Intense): viêm mắt hột mạnh, chủ yếu là thẩm lậu tỏa lan nặng che lấp

1/2 số mạch máu ở kết mạc sụn mi trên.


trên.

- T.S (Trachomatous scar): sẹo ở kết mạc sụn mi


- T.T (Trachomatous trichiasis): lông xiêu và

quặm, có ít nhất 1 lông mi chọc vào kết giác mạc.

- C.O. (Corneal Opacity): vết đục rõ ở giác mạc do quặm chà xát lên giác mạc lâu ngày.

4. Tiến triển

Bệnh mắt hột có một chu trình tiến triển nhất định qua 4 giai đoạn

4.1. Giai đoạn khởi phát:

- Thẩm lậu nhẹ

- Có hột chưa chín (tiền hột) trên kết mạc sụn mi trên và giác mạc như những chấm trắng nhỏ

- Các chấm nhú gai mọc khắp trên diện kết mạc, xuất hiện nhiều ở hai góc

4.2 Giai đoạn toàn phát:

Có đầy đủ các triệu chứng của giai đoạn 1 nhưng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng

-Hột chín mềm, dễ vỡ, mọc khắp trên diện kết mạc sụn mi, rõ nhất và đặc hiệu là ở kết mạc sụn mi trên

- Có phì đại nhú gai và nhiều hơn

- Có màng máu cực trên giác mạc

4.3. Giai đoạn thoái chuyển

- Xuất hiện sẹo với các mức độ khác nhau.

4.4. Giai đoạn lành sẹo khỏi bệnh:

Trên kết mạc, giác mạc hết các yếu tố hoạt tính chỉ còn lại sẹo ở các mức độ khác nhau

5. Biến chứng

- Viêm kết mạc phối hợp làm cho triệu chứng bệnh rầm rộ, nặng thêm

- Viêm loét bờ mi: bờ mi viêm loét trợt đỏ, nứt kẽ mắt, tiến triển dai dẳng

- Lông quặm: do sẹo xâm nhập vào sụn mi làm cho sụn mi dày lên uốn cong vào trong kéo lông mi quét lên giác mạc

- Loét giác mạc: do quặm gây chấn thương thường xuyên gây viêm loét giác mạc, là tổn thương nặng làm giảm thị lực

- Khô mắt: tuyến lệ bị sẹo mắt hột làm sơ hóa làm

cho tiết nước mắt hạn chế dẫn tới khô mắt.

- Tắc lệ đạo: sẹo hột ở đường lệ gây bít tắc lệ đạo, có khi gây viêm mủ túi lệ.

6. Điều trị

6.1. Nguyên tắc:

- Trước khi điều trị bệnh mắt hột phải điều trị các viêm phối hợp như viêm kết mạc, viêm loét giác, viêm mủ túi lệ.

- Điều trị phải toàn diện, triệt để

- Điều trị phải song song với công tác phòng bệnh (vệ sinh ngoại cảnh, giải quyết tốt vấn đề phân, rác, nước thải)

6.2. Điều trị cụ thể:

Điều trị mắt hột chủ yếu dùng thuốc. Phương hướng chung hiện nay là không dùng thuốc sát trùng và các phương pháp cơ giới như day, kẹp hột vì các biện pháp này gây thêm tổn thương cho mắt.

6.2.1 Điều trị hàng loạt:

- Điều trị đại chúng ở những vùng mắt hột lưu hành địa phương (tra thuốc cho tất cả mọi người trong cộng đồng)

- Áp dụng phương thức điều trị có dự phòng ở những nơi có tỷ lệ mắt hột hoạt tính 15% theo phác đồ:

- Cho tất cả những người có mắt hột hoạt tính trong

gia đình:


tuần

+ Tại mắt: mỡ tetracycline 1% x 2 lần/ngày x 6


Hoặc mỡ Tetracyclin 1% z 1 lần/ngày x 10

ngày/tháng x 6 tháng.

Những ngày khác tra cloroxit 4hoặc sulfacylum 20% x 2 lần/ngày.

+ Toàn thân: zithromax

Liều dùng cho người lớn 500 mg/ngày x 3 ngày Trẻ em dùng 10mg/kg/ngày x 3 ngày (uống 1 lần

trong ngày).

- Cho những người khác trong hộ gia đình (chưa bị

nhiễm hoặc đã khỏi):

+ Cloroxit 4hoặc sulfacylum 20% x 2 lần/ngày x 3 tháng.

6.2.2. Điều trị cá thể

Mỡ Tetracyclin 1% (hoặc sulfacylum 20%) 1 lần/ngày x 3 tháng.

6.2.3. Điều trị các biến chứng:

Mổ quặm, bứng hoặc đốt lông xiêu, điều trị viêm loét giác mạc.

7. Phòng bệnh

- Mục tiêu phòng bệnh mắt hột là xây dựng phương tiện và giáo dục ý thức vệ sinh cho mọi người. Làm tốt công tác vệ sinh trong cộng đồng, gia đình và nhất là vệ sinh cá nhân.

- Chú ý tới nguồn nước, dùng nước sạch rửa mặt, tắm gội dùng khăn riêng. Tạo nhu cầu thói quen cho cá nhân rửa mặt ngày nhiều lần.


1. Đại cương

Bài 3

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC

1.1. Sơ lược giải phẫu:

Giác mạc là một màng trong suốt và là một trong ba thành phần quang học của mắt (giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính). Giác mạc hình gần tròn, đường kính 10

– 11mm tiếp liền với củng mạc, chiếm 1/5 diện tích ở phần trước của nhãn cầu. Giác mạc không có mạch máu nhưng có nhiều đầu mút thần kinh, giác mạc được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu từ vùng rìa nước mắt và thủy dịch.

1.2. Nguyên nhân:

1.2.1. Chấn thương:

- Trong chiến tranh: do các mảnh hỏa khí nhỏ, chất

độc hóa học

- Thời bình: phoi tiện, bụi đá, lá lúa, hạt thóc, bỏng

- Sang chấn giác mạc do lông xiên, lông quặm


1.2.2. Vi khuẩn:

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí