Nhãn Áp Và Vấn Đề Lưu Thông Thuỷ Dịch:

+ Gentamicin

+ Tra buổi tối trước khi đi ngủ

- Viêm kết mạc do dị ứng: dùng corticoide dưới dạng thuốc nhỏ mắt như: dexaclo, axitrol, hydrocortisol

Cần lưu ý là thuốc loại này dùng kéo dài sẽ có tác hại gây giảm sút đề kháng đưa tới nhiễm virus hoặc nấm mắt, glocom, đục thủy tinh thể do đó không được lạm dụng.

- Đường toàn thân.

- Kháng sinh uống hoặc tiêm: chỉ dùng cho những

trường hợp viêm kết mạc rất nặng do vi khuẩn

3.2. Phòng bệnh

- Cách ly người bệnh không cho dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.

- Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh.


Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 6

1. Đại cương

Bài 5

BỆNH GLÔCÔM CẤP

- Glocom cấp (còn gọi là glôcôm góc đóng, glôcôm cương tụ, thiên đầu thống) là một bệnh cấp cứu nhãn khoa, nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng gây mù lòa.

- Bệnh thường xuất hiện ban đầu ở một mắt và sau

đó bị cả hai mắt.

- Thường gặp trên người lớn tuổi, địa trạng thần kinh, tâm lý nghệ sĩ.

- Bệnh có tính chất gia đình rõ rệt.

2. Cơ chế bệnh sinh:

2.1. Nhãn áp và vấn đề lưu thông thuỷ dịch:

Thuỷ dịch được sản xuất ra từ đám rối mạch của thể mi, tới hậu phòng rồi qua đồng tử ra tiền phòng, từ tiền phòng, thuỷ dịch đi qua vùng bè (một cấu trúc đặc biệt ở góc tiền phòng), vào ống Schlemm rồi ra các tĩnh mạch nước, các tĩnh mạch ở lớp thượng củng mạc để cuối cùng trở về vào hệ tuần hoàn chung.

Thuỷ dịch có chức năng đảm bảo dinh dưỡng cho nhãn cầu và là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nhãn áp.

(Nhãn áp bình thường từ 15 25 mmHg, trung bình là 20 mmHg).

2.2 Cơ chế bệnh sinh:

- Mắt bị Glôcôm cấp thường có cấu trúc đặc biệt: góc tiền phòng hẹp làm cho tiền phòng nông, mống mắt luôn luôn vồng lên áp phía giác mạc.

- Góc tiền phòng có thể bị đóng lại do hai cơ chế:

+ Nghẽn đồng tử: Thuỷ dịch không thể lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng qua lỗ đồng tử vì bờ đồng tử dính vào thuỷ tinh thể, hoặc mống mắt áp quá sát vào thuỷ tinh thể, thuỷ dịch khi đó bị tích tụ lại ở sau mống mắt và đẩy vồng mống mắt ra phía trước.

+ Nghẽn trước vùng bè: Chân mống mắt bị dính vào mặt sau giác mạc ở ngay trước tiền phòng, như vậy góc bị đóng lại ở ngay trước vùng bè và ống Schlemm.

Góc tiền phòng bị đóng làm cho thuỷ dịch khi đó không thoát được ra ngoài dẫn tới tăng nhãn áp.

3. Triệu chứng

Bệnh hay xuất hiện về đêm, đột ngột và dữ dội.

3.1. Triệu chứng cơ năng:

- Đau nhức: Bệnh nhân cảm thấy nhức vùng quanh hốc mắt, lan lên nửa đầu cùng bên. Có thể đau nhức dữ dội, vật vã.

- Nhìn mờ: Thị lực giảm nhiều so với trước khi bị bệnh, bệnh nhân cảm thấy như có màn sương trước mắt.

- Nhìn vào nguồn sáng thấy quầng xanh, quầng đỏ.

- Có triệu chứng buồn nôn và nôn.

3.2. Triệu chứng thực thể

- Mi: co quắp, hơi phù nề, khó mở mắt.

- Giác mạc: Mờ đục, có thể xuất hiện những bọng biểu mô do nuôi dưỡng giảm và do tổn thương tế bào nội mô.

- Kết mạc: Cương tụ rìa thường rất đậm có thể phù nề kết mạc.

- Tiền phòng: Rất nông do mống mắt áp sát vào giác mạc.

- Đồng tử: Giãn nửa vời và mất phản xạ với ánh sáng (do nhãn áp tăng làm liệt các dây thần kinh mi ngắn chi phối cơ vòng đồng tử).

- Nhãn áp: Sờ tay thấy nhãn cầu cứng như hòn bi. Đo nhãn áp tăng > 30mmHg, có thể tới 40mmHg hoặc cao hơn.

4. Điều trị

4.1. Dùng thuốc

Glôcôm cấp là bệnh cần mổ mới khỏi được nhưng việc dùng thuốc cũng rất quan trọng. Thuốc có tác dụng nhanh chóng hạ nhãn áp bảo tồn chức năng của thị giác và tạo thuận lợi cho phẫu thuật.

- Giảm sản xuất thuỷ dịch (D):

+ Fonurit 0,25g x 2 viên/ uống 1 lần/ngày, tối đa 10

ngày (10mg/kg thể trọng).

Hoặc tiêm 500mg x 1 ống /tĩnh mạch (thuốc có tác dụng ức chế men sản xuất thủy dịch anhydrazacacbonic ở thể mi).

- Giảm trở lưu thủy dịch:

Pilocarpin 1% nhỏ 15-30 giọt/1 lần cho khi nhãn áp về mức bình thường. Duy trì 3 4 lần/ngày (thuốc có tác dụng co cơ thể mi mở vùng bè).

- Giảm nề phù tổ chức nội nhãn: Manitol 20% x 500ml truyền tĩnh mạch.

- An thần: xeduxen 5mg hoặc rotunda 30 mg x 2 viên/uống.

4.2. Phẫu thuật:

- Ở mắt bệnh: cắt bè củng mạc tạo lỗ rò cho thủy dịch lưu thông.

- Ở mắt chưa lên cơn (mắt tiềm tàng bệnh): cắt mống mắt chu biên tạo thêm một đường lưu thông thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Động tác này có giá trị dự phòng cho mắt không bị lên cơn Glôcôm cấp.

Bài 6.

VIÊM MỐNG MẮT THỂ MI,

ĐỤC THỦY TINH THỂ

I. VIÊM MỐNG MẮT THỂ MI

1. Đại cương

- Mống mắt thể mi là phần trước của màng bồ đào có nhiều mạch máu thần kinh đảm bảo dinh dưỡng một phần cho nhãn cầu.

- Mống mắt có đồng tử hình tròn ở giữa để điều tiết ánh sáng. Khi bị viêm thường đồng tử bị co lại, dính vào mặt nước thể thủy tinh và hậu quả sẽ méo mó ảnh hưởng đến sự lưu thông thủy dịch.

- Bệnh hay tái phát từng đợt, có thể dẫn tới tăng nhãn áp và mù lòa vĩnh viễn.

- Nguyên nhân: chấn thương mắt, sang chấn phẫu thuật, nhiễm trùng, nhiễm độc, các tổn thương lao, giang mai, nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng cơ năng và toàn thân:

- Đau rức mắt và hố mắt, đau tăng khi vận nhãn.

- Chảy nước mắt, sợ ánh sáng, chói mắt ở những mức độ khác nhau.

- Thị lực giảm: Cảm giác như có một màn sương mờ che trước mắt.

- Toàn thân có thể sốt, ăn ngủ kém.

2.2. Triệu chứng thực thể:

- Kết mạc có cương tụ rìa, có thể thấy rất rõ những mạch máu giãn to, màu tím sẫm, ngoằn ngoèo.

- Mống mắt: màu sắc bong, sẫm màu, kém xốp, các hốc mống mát bị xóa mờ.

- Đồng tử co lại, bờ đồng tử méo mó, phản xạ đồng tử với ánh sáng giảm. (đây là dấu hiệu rất khác biệt do với dấu hiệu đồng tử giãn trong bệnh glôcôm cấp.

- Soi đáy mắt: dịch kính vẩn đục.

- Thể thuỷ tinh: Có những chấm sắc tố mống mắt bám ở mặt trước.

- Mặt sau giác mạc: Có thể có tủa là những chấm lắng đọng protein từ thuỷ dịch của quá trình viêm.

- Nhãn áp: Tăng thứ phát do nghẽn đồng tử, nghẽn vùng bè hoặc có thể hạ do teo thể mi.

3. Điều trị

3.1. Điều trị theo nguyên nhân: Cố gắng tìm nguyên

nhân như lao, giang mai, viêm xoang, bệnh răng … Phối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2024