Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐOÀN QUANG HUY


BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU, THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)


Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1


ĐOÀN QUANG HUY


BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU, THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Quốc Toản người đã tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện quá trình nghiên cứu luận văn của mình.

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các quý thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Cục Điều tra - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, … đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và viết luận văn này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015 Học viên


Đoàn Quang Huy

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Đoàn Quang Huy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TRẬT TỰ

QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 12

1.1. Khái niệm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước và sự cần thiết của

quản lý Nhà nước về kinh tế 12

1.1.1. Khái niệm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước 12

1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về kinh tế 13

1.1.3. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý về kinh

tế 17

1.1.4. Đối tượng, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế 20

1.1.5. Các công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế 22

1.2. Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế Nhà nước bằng chế tài hình sự là đòi

hỏi khách quan 28

1.3. Các dấu hiệu pháp lý chung và đường lối xử lý đối với các hành vi

xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế 29

1.3.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 30

1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế . 30 CHƯƠNG II :CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

VỀ CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2014 33

2.1. Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng các pháp luật hình sự từ sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự

năm 1999 33

2.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1985 33

2.1.2. Thời kỳ từ năm 1985 đến năm 1999 38

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế ở thành phố Đà Nẵng

từ năm 2009 đến năm 2014 40

2.2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 41

2.2.2. Tình hình xử lý các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến 2014 42

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định của Bộ luật Hình

sự bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế và nguyên nhân của nó 53

2.3.1. Tồn tại và hạn chế 53

2.3.2. Nguyên nhân 57

CHƯƠNG III: NHU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ TÀI HÌNH SỰ

ĐỂ BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 59

3.1. Nhu cầu và quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng chế

tài hình sự để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế 59

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài hình sự để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế 59

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài hình sự

để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế 61

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế 63

3.3. Một số giải pháp khác tăng cường hiệu quả áp dụng chế tài hình sự để bảo vệ trật tự quản lý nhà nước về kinh tế 70

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước sự hội nhập, phát triển sâu rộng của nền kinh tế đất nước ta với nền kinh tế thế giới, đã mở ra cho đất nước những thời cơ, thuận lợi để phát triển và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nền kinh tế đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ với các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, sự quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tầm vĩ mô nhằm ổn định nền kinh tế, tạo môi trường lành mạnh cho các quan hệ kinh tế phát triển cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại. Tính chất vi phạm, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn, tính chất ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao, hình thành tổ chức xuyên quốc gia…vv, đã và đang đe dọa gây mất ổn định nền kinh tế đất nước.

Pháp luật hình sự đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước ta để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật hình sự còn chưa được hoàn thiện, thực tiễn áp dụng thì hiệu lực, hiệu quả và tính đồng bộ chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời với đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Thành phố Đà Nẵng với vị trí vùng kinh tế trung tâm, đầu mối giao thông trọng yếu của khu vực Miền trung và Tây nguyên đã và đang có những sự đổi thay, phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với nền kinh tế đất nước. Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn cũng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn, đây là cơ sở quan trọng để nghiên

cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế.

Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự để tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự (trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng).” làm luận văn Thạc sĩ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Vấn đề bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế bằng pháp luật hình sự, theo tìm hiểu của cá nhân đã được một số tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là dưới góc độ tội phạm học hoặc Luật Hình sự, chưa có công trình hoặc Luận văn, Luận án nào nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành Luật Kinh tế, đây cũng chính là những khó khăn và thuận lợi của tác giả khi chọn đề tài này làm Luận văn Thạc sĩ.

Về tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận văn được sắp xếp như sau:

- Hệ thống sách, Giáo trình quản lý của Nhà nước về kinh tế; Giáo trình, Bình luận khoa học Luật Hình sự như: “Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế” của trường Đại học Kinh tế quốc dân do GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và PGS.TS Mai Văn Bưu chủ biên; Sách “Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002; “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam” của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Sách “Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999” của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp; “Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm”, tập VI, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, của tác giả Đinh Văn Quế. Đề cương giáo trình “Đặc điểm tội phạm học của tội phạm về trật tự quản lý kinh

tế, chức vụ và giải pháp phòng chống” của TS. Phạm Quang Phúc (Đào tạo cao học - Chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm) năm 2005.

- Luận án Tiến sĩ “Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương; Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Minh Thanh: “Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (năm 2003); Luận án Tiến sĩ của tác giả Mai Thế Bày: “Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (năm 2006). Những công trình này nghiên cứu về chính sách hình sự hoặc nghiên cứu các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chủ yếu dưới góc độ Tội phạm học và Luật Hình sự.

- Các công trình nghiên cứu thể hiện qua những bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành, Hội thảo, các số chuyên đề như: Tài liệu hội thảo “Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác giải quyết án kinh tế - chức vụ ở cấp phúc thẩm” Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (8/2012), “Một số vấn đề về hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi phạm pháp trên lĩnh vực kinh tế trong chính sách hình sự hiện nay” của GS.TS Hồ Trọng Ngũ - UVTT Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội; “Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Ngọc Trí - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật “Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”…

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức chung về quản lý của Nhà nước về kinh tế và chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế qua các thời kỳ lịch sử; thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí