Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 2

Từ đó, Luận văn làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước ta về kinh tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu về trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế, chính sách hình sự về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế qua các thời kỳ lịch sử lập pháp và thực trạng đấu tranh, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 05 năm trở lại đây (từ năm 2009 đến 2014).

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong Chính sách hình sự về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng; sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh, …

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự.

Chương 2: Các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2014.

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 2

Chương 3: Nhu cầu, quan điểm và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ trật tự quản lý nhà nước về kinh tế.


CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước và sự cần thiết của quản lý Nhà nước về kinh tế

1.1.1. Khái niệm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước

Trước hết có thể hiểu trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... [19, tr.16]. Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (hoặc vắn tắt là quản lý Nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước [25, tr.21]. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện qua ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý kinh tế có tính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được điều hành bởi cơ quan hành hành pháp là Chính phủ [18, tr.51].

Từ các khái niệm nêu trên, thấy rằng Nhà nước quản lý về kinh tế để đảm bảo nền kinh tế, các quan hệ kinh tế phát triển ổn định theo đúng định hướng và theo trật tự do Nhà nước đặt ra. Bản chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước, sự đặc trưng này thể hiện rõ tính giai cấp của Nhà nước. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đây là mối quan hệ có tính biện chứng V.I. Lê-nin đã rút ra nguyên lý về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.

Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế" [31, tr 311 – 312]. Từ đó cho thấy, đường lối, chính sách phải phản ánh được nhu cầu và quy luật kinh tế; chỉ trong điều kiện đó, chính trị mới lãnh đạo, quản lý kinh tế có hiệu quả, mới giữ được vai trò chính trị.

“Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường” [10]. Như vậy, Nhà nước chỉ quản lý về kinh tế trên tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ vĩ mô liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, mà không can thiệp vào công việc nội bộ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.

Tóm lại, sự quản lý của Nhà nước về kinh tế đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định thì Nhà nước luôn có sự điều chỉnh, thay đổi về chính sách, đường lối trong hoạt động quản lý về kinh tế nhằm đảm bảo phù hợp với khả năng, điều kiện của đất nước và xu thế chung của thế giới. Bên cạnh đó để đảm đảm bảo sự ổn định, có trật tự của nền kinh tế thì Nhà nước cũng đặt ra những chế tài nghiêm khắc để trừng trị, răn đe những hành vi xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế. Tùy theo mức độ của hành vi xâm phạm thì sẽ có những chế tài khác nhau. Đối với những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có mức độ nguy hiểm cao thì pháp luật hình sự sẽ điều chỉnh và sẽ bị cho là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về kinh tế

Nhà nước cũng như pháp luật là những hiện tượng có tính lịch sử. Nó chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động xã hội làm xuất hiện chế

độ tư hữu và xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng không thể điều hòa được, thì Nhà nước ra đời. Nhà nước đặt các quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thay cho tập tục lạc hậu và thừa nhận các quy tắc tập quán còn phù hợp để nâng lên thành luật để điều hành cá c quan hệ xã hội [25, tr.10].

Nhà nước quản lý kinh tế là một xu hướng tất yếu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, vì đất nước muốn phát triển, muốn đi lên tất yếu là phải đi từ kinh tế, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước, để nền kinh tế đi đúng hướng và phát triển thì phải có sự quản lý của Nhà nước. Sự cần thiết Nhà nước phải quản lý về kinh tế thể hiện ở những lý do sau:

Thứ nhất, Kinh tế là lĩnh vực hoạt động xã hội chứa đựng mâu thuẫn giai cấp trực tiếp và sâu sắc nhất:

V.I.Lê-nin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được” [29, tr 9]. Giai cấp được phân hoá và hình thành trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực này thì mâu thuẫn luôn gay gắt vì đây là mối quan hệ có tính lợi ích và bóc lột, khi mâu thuẫn này đến đỉnh điểm thì sẽ xảy ra sự đấu tranh bằng bạo lực, gây mất ổn định kinh tế, xã hội và đất nước.

Nhà nước về bản chất “chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” [30, tr 303 ] và “bất cứ Nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác” [31, tr 122]. Nhưng Nhà nước ta, với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy bảo vệ tính giai cấp của Nhà nước - chính là bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, xóa bỏ sự áp bức, bóc

lột, Nhà nước phải can thiệp vào lĩnh vực kinh tế để giải quyết và điều hòa các mâu thuẫn lợi ích về kinh tế giữa chủ - thợ, qua đó Nhà nước góp phần ổn định nền kinh tế đất nước.

Thứ hai, Nhà nước quản lý về kinh tế là để khắc phục nhược điểm, kiểm soát các quy luật và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ. Ba quy luật trên cơ bản điều chỉnh nền kinh tế thị trường – dẫn đến lý thuyết kinh tế thị trường tự do. Thực tế chứng minh, kinh tế thị trường luôn có những mặt trái tồn tại là: Luôn luôn có nguy cơ mất cân đối cung - cầu tạo ra các cuộc khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu; vì mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh, doanh nghiệp ít quan tâm đến lợi ích chung của xã hội, lợi ích của cộng đồng (gây ô nhiễm, phá hoại môi trường, trốn thuế, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…); bản chất kinh tế thị trường là làm giàu cho một bộ thiểu số trong xã hội chứ không phải đa số trong xã hội vì vậy luôn tạo ra sự phân hóa về giàu – nghèo trong xã hội.

Nhận thức được vấn đề trên, từ khi đất nước mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong các văn kiện Đại hội đảng, Nhà nước ta đã nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của quản lý Nhà nước về kinh tế thị trường là "Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" [32, tr 78].

Thứ ba, Nhà nước quản lý về kinh tế nhằm hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển đồng đều:

Nhà nước ta đảm bảo phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, trong đó: Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng

mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, Nhà nước quản lý về kinh tế vì trong nền kinh tế quốc dân có một phần kinh tế Nhà nước:

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã nhấn mạnh “Phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế Nhà nước. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô” [10]. Nhà nước ta khẳng định vai trò quan trọng, chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, Nhà nước xây dựng trò của kinh tế Nhà nước để có phương tiện và điều kiện để can thiệp một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế. Thông qua kinh tế Nhà nước, Nhà nước ta can thiệp và điều tiết nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế, các quan hệ xã hội phát triển theo đúng định hướng, trật tự Nhà nước đã đề ra.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với những ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế hay còn gọi là mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực đến bản chất xã hội chủ nghĩa như xu hướng phân hóa giàu. Vì vậy, quản lý nhà nước về kinh tế là một yêu cầu cần thiết khách quan, nhằm điều tiết các thành phần kinh tế và

thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực xã hội [27].

1.1.3. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý về kinh tế

1.1.3.1. Mục tiêu của Nhà nước về quản lý kinh tế


Mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước ta xác định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, giai đoạn 2010 – 2012 là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Tóm tại, mục tiêu chung, cuối cùng cần phấn đấu đạt được chính là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh….” [14]

Qua đó thấy rằng quản lý Nhà nước về mục tiêu cũng gắn liền với mục tiêu chung của kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, Nhà nước đặt mục tiêu quan trọng nhất, hàng đầu là mục tiêu “Đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô”, bên cạnh các mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu công bằng xã hội. Ba mục tiêu này là mục tiêu cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước trong nền kinh tế thế giới.

1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong của quản lý Nhà nước về kinh tế

Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí