Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 12

cấp phát). Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới khi tham gia lần đầu còn chưa hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản của chứng khoán, chẳng hạn có chuyện nhầm lẫn giữa đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, và thực tế các nhà đầu tư cá nhân mới đã gặp phải nhiều chuyện rủi ro khi gia nhập thị trường.

Để nâng cao hơn nữa kiến thức chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước cần làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, tuyên truyền về thị trường chứng khoán. Trước hết cần phải cải cách hệ thống đào tạo chứng chỉ hành nghề, tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức chứng khoán ra công chúng. Cần xã hội hóa trong công tác đào tạo, giáo dục, phổ cập kiến thức về chứng khoán. Đây không chỉ là công việc của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mà bản thân các công ty chứng khoán cũng cần có chương trình đào tạo khách hàng. Đặc biệt kênh truyền hình là một giải pháp cho mọi người dân có thể dễ dàng được đào tạo chứng khoán một cách thuận tiện nhất.

Hiện nay, sự xung đột lợi ích trong việc đặt lệnh giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư; việc công ty chứng khoán hưởng lợi từ lợi thế thị trường, tranh mua, tranh bán với nhà đầu tư đang là một vấn đề nan giải. Báo Đầu tư Chứng khoán số 48 ngày 14/6/2007 dẫn lời một quan chức Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau: "… công tác giám sát thị trường còn là khâu yếu và sự minh bạch, công bằng trong giao dịch giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán chỉ có thể trông chờ chủ yếu vào đạo đức của người hành nghề".

Để nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cũng như của nhân viên công ty chứng khoán qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thị trường chứng khoán cần có chương trình đào tạo để tiếp tục nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty chứng khoán và ý thức pháp luật của các công ty chứng khoán thành viên.

Đầu tư cổ phiếu là đầu tư vào hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải có niềm tin. Trong đó có niềm tin đối với người quản lý doanh nghiệp. Một trong những yếu tố mà nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng trên thế giới Warren Buffett cho rằng cần quan tâm trước khi đầu tư vào doanh nghiệp là đánh giá mức độ trung thực của người quản lý.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua nhiều hành vi vi phạm luật của người quản lý doanh nghiệp như chuyện phát hành cổ phiếu không xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; đem tiền của cổ đông để mua cổ phiếu; phạm luật trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông; xâm phạm quyền sở hữu của doanh nghiệp thông qua lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để trục lợi…

Những vụ việc nói trên phản ánh một thực tế là ý thức pháp luật của người quản lý chưa đáp ứng những đòi hỏi của thị trường chứng khoán. Vì vậy, tuyên truyền kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho người quản lý, điều hành doanh nghiệp qua đó nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật của người quản lý doanh nghiệp có thể coi là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân và sự phát triển của thị trường chứng khoán.

3.3.5.3. Bảo vệ nhà đầu tư bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý hình sự

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các quy định này đã góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy việc xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán chưa đủ để răn đe đối với nhiều nhà đầu tư. Hiện nay, pháp luật nước ta còn thiếu những quy định cụ thể về xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. Như vậy, có thể nói rằng quy định pháp lý bảo vệ nhà đầu tư của nước ta còn chưa đầy đủ.

Đây cũng có thể là một trong những lý do nước ta bị xếp vào nhóm những nước có mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp, nhất là nhà đầu tư cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Vì vậy, để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định về xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Về lâu dài, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật Hình sự các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, với quan điểm bảo vệ nhà đầu tư chính là bảo vệ thị trường thì ngoài các giải pháp nêu trên, Nhà nước cần ban hành văn bản pháp luật riêng về bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 12

KẾT LUẬN


Trên thị trường chứng khoán, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là một đề tài được các chủ thể tham gia thị trường đặc biệt quan tâm. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chung nhất về vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân, nêu lên thực trạng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân; những ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư cá nhân.

Không có gì còn phải nghi ngờ về vai trò của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư cá nhân đã trở thành chủ thể đặc biệt quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ.

Do tính chất phức tạp và luôn ẩn chứa rủi ro của thị trường chứng khoán nên ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành, vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư đã được đặt ra. Đó là những quy định về chế độ công bố thông tin; các hành vi bị cấm; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán…

Việc ra đời Luật Chứng khoán là một bước phát triển căn bản trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng.

Có thể nói rằng, việc xây dựng khung khổ pháp lý đồng bộ, việc bảo đảm tính minh bạch của thị trường chứng khoán, sự phối hợp đồng bộ giữa

các cơ quan quản lý nhà nước có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng.

Tuy nhiên, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng cần hoàn thiện theo hướng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân ở mức tối đa nhưng không làm giảm tính linh hoạt và tính sáng tạo của nhà đầu tư cá nhân và cản trở sự phát triển của thị trường.

Thời gian qua đi, 8 năm đối với thị trường chứng khoán là quá ngắn nhưng với nhà đầu tư cá nhân không phải là nhỏ. Trong số các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán, có nhiều người thành công (kiếm được tiền từ đầu tư chứng khoán) và cũng có không ít người thất bại và nhiều người trong số này đã "biến" mất.

Bảo vệ nhà đầu tư chính là bảo vệ thị trường. Đây là một quá trình liên tục, lâu dài và đòi hỏi phải thực thi rất nhiều giải pháp đồng bộ.

Trong giai đoạn thị trường chứng khoán suy giảm như hiện nay, những giải pháp cần được tập trung ưu tiên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư cá nhân là:

- Bảo đảm sự minh bạch, chính xác, kịp thời, hệ thống và thuận lợi trong công bố, tiếp cận thông tin thị trường chứng khoán nói chung và của công ty đại chúng nói riêng.

- Khắc phục tình trạng phân biệt đối xử đối với các cổ đông nhỏ là nhà đầu tư cá nhân; có biện pháp giảm thiểu tổn thất của nhà đầu tư cá nhân do công ty chứng khoán gây ra.

- Phát triển mạnh các công cụ và chế tài giám sát, ngăn chặn và xử lý kịp thời và có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Mở rộng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng thông tin chứng khoán... và các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư cá nhân.

Đối với mỗi nhà đầu tư cá nhân, để bảo vệ được quyền lợi của mình, trước hết phải chủ động tự bồi dưỡng kiến thức, bản lĩnh kinh doanh chứng khoán và phải có niềm tin vào thị trường. Ông Don Schellenberg - chuyên gia kinh doanh tiền tệ, nhà sáng lập Master Money Trader (Canada) đã đưa ra lời khuyên đại ý là: Đừng bao giờ đầu tư dựa vào sự may mắn. Nhà đầu tư phải biết phân tích và đọc được đồ thị vì đó là ngôn ngữ của thị trường. Lên đỉnh rồi đi xuống, sự điều chỉnh tất yếu đã xảy ra ở hầu hết các thị trường trên thế giới. Kết thúc giai đoạn này thị trường lại đi lên. Điều quan trọng là ta nhận biết được các chu kỳ của thị trường để biết được đâu là thời điểm mua vào và bán ra hợp lý.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã viết trong phần Lời tác giả, Giáo trình Luật Kinh tế, Tập I, năm 2006 như sau: "Chúng ta mơ cho đến năm 2010 trên đất nước này cứ hai trăm người dân sẽ có một thương gia. Hàng triệu con người dũng cảm ấy tranh đua tự tìm lấy cơ hội nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo việc làm cho cộng đồng, tạo của cải cho xã hội và đóng góp vào ngân khố quốc gia".

Các nhà đầu tư cá nhân cũng là những người dũng cảm, hy vọng rằng, một ngày không xa trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ có hàng triệu con người dũng cảm "tranh đua để tự tìm lấy cơ hội nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo việc làm cho cộng đồng, tạo của cải cho xã hội và đóng góp cho ngân khố quốc gia".

Tuy nhiên, để có ngày ấy đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Đặc biệt nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng trên thị trường chứng khoán.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

4. Chính phủ (2003), Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/8 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

5. Chính phủ (2004), Quyết định số 161/2004/QĐ-Ttg ngày 07/9 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng nhiệm quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.

6. Chính phủ (2005), Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

9. Chính phủ (2007), Quyết định số 63/2007/QĐ-Ttg ngày 10/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.

10. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26-6 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

11. Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2-8 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam, Hà Nội.

12. Chính phủ (2008), Chỉ thị số 20/2008/CT-Ttg ngày 23/6 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, Hà Nội.

13. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

14. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội.


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC


15. Ban pháp chế - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2007), "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán", Chứng khoán Việt Nam, (99+100).

16. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ Đăng ký phát hành, Hà Nội.

17. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3 về hướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, Hà Nội.

18. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13/3 hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng, Hà Nội.

19. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

20. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 8/8 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

21. Nguyễn Dũng (2005), "Giao dịch nội gián", Chứng khoán Việt Nam, (9).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023