lãnh đạo và nhân viên công ty đã bán cổ phiếu mà mình nắm giữ. Kết quả Tòa án địa phương OSAKA đã phạt những người này với mức phạt từ 20 vạn đến 50 vạn yên.
Vì vậy, để đảm bảo được sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân, Nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán theo hướng nâng cao các mức xử phạt quy định trong nghị định nói trên. Mặt khác cần bổ sung quy định xử phạt hình sự đối với một số trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường chứng khoán và nhà đầu tư.
3.3.3. Hoàn thiện các quy định về hoạt động của công ty chứng khoán
Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu được lưu thông buôn bán trên thị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng.
Công ty chứng khoán có ba chức năng chủ yếu trên thị trường tài chính:
- Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền (nhà đầu tư) với những người muốn huy động vốn (người phát hành chứng khoán, ví dụ như các công ty cổ phần, chính phủ…).
- Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư.
- Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư.
Khi thực hiện các chứng năng của mình, các công ty cũng tạo ra sản phẩm, vì các công ty này hoạt động với tư cách là đại lý hay công ty ủy thác trong quá trình mua bán các chứng khoán được niêm yết và không được niêm yết, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, các công ty cổ phần và cả chính phủ nữa.
Hiện nay, pháp luật về chứng khoán quy định công ty chứng khoán có nghĩa vụ "quản lý tách bạch chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán". Thực tế hoạt động trên thị trường chứng khoán cho thấy quy định này đang bị vi phạm. Hiện tượng nhà đầu tư cá nhân bị nhân viên của công ty chứng khoán lợi dụng tiền và tài khoản vẫn tồn tại như đã nêu ở các phần trước. Để ngăn chặn tình trạng này cần sớm thực hiện việc chuyển tiền của nhà đầu tư từ công ty chứng khoán sang cho ngân hàng thương mại quản lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Đầu Tư Cá Nhân Bị Tổ Chức Phát Hành "bỏ Quên" Quyền Lợi
- Công Ty Đại Chúng, Công Ty Chứng Khoán, Công Ty Quản Lý Quỹ Chưa Thực Hiện Công Bố Thông Tin Theo Quy Định Của Pháp Luật
- Căn Cứ Vào Đường Lối Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Của Nhà Nước
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 12
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Chứng khoán 2006, công ty chứng khoán có các nghiệp vụ kinh doanh sau:
- Môi giới chứng khoán.
- Tự doanh chứng khoán.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, công ty chứng khoán được thực hiện đồng thời hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới chứng khoán.
Hoạt động tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên các thị trường tập trung hoặc trên thị trường OTC. Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nhằm thu lợi cho chính mình.
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm về hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Như vậy, có sự xung đột về lợi ích giữa công ty chứng khoán và khách hàng (mà khách hàng chủ yếu ở đây là nhà đầu tư cá nhân) khi công
ty chứng khoán được đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ nói trên. Điều cốt lõi trong sự mâu thuẫn quyền lợi giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư là ở chỗ công ty chứng khoán chủ động về thứ tự nhập lệnh, biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư cá nhân và lại cũng có mong muốn thu về được nhiều lợi nhuận. Hiện nay, không ai có thể kiểm soát được thời gian đặt lệnh của công ty chứng khoán. Về vấn đề này, pháp luật nhiều nước quy định phải tách bạch hai hoạt động nói trên, đi xa hơn có quốc gia còn quy định công ty chứng khoán không được phép thực hiện đồng thời hai nghiệp vụ môi giới và tự doanh.
Hiện nay, những quy định cụ thể để tách bạch hoạt động này ở Việt Nam hầu như chưa có. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư cá nhân nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng, Nhà nước cần có những quy định để gắn trách nhiệm của công ty chứng khoán và người hành nghề kinh doanh chứng khoán với những thiệt hại công ty gây ra cho khách hàng - nhà đầu tư cá nhân, kể cả biện pháp ký quỹ của nhân viên kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra cần tổng hợp kết quả giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán định kỳ công bố ra thị trường như việc công bố giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay. Khi hành nghề, các công ty chứng khoán và nhân viên công ty chứng khoán phải gắn trách nhiệm của mình với những thiệt hại gây ra cho khách hàng, kể cả trách nhiệm vật chất. Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán cũng giống như các hoạt động tư vấn khác, phải có những tiêu chuẩn nhất định cho người hành nghề.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, do đặc điểm riêng của thị trường chứng khoán là giá cả thường xuyên biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Pháp luật các nước đã đề ra những quy định rất cụ thể thậm chí áp dụng tiền ký quỹ đối với tổ chức tư vấn đầu tư và đối với ngay chuyên gia tư vấn.
Do vậy, Nhà nước cần sớm ban hành những quy định chặt chẽ để quản lý hoạt động nghiệp vụ này. Đồng thời cần sớm bổ sung các quy định trong quy trình giao dịch chứng khoán, đặc biệt là bổ sung các quy định về nhập lệnh của khách hàng, của nhân viên công ty và lệnh tự doanh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đây chính là biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân khi sử dụng nghiệp vụ này của công ty chứng khoán.
3.3.4. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán
Điều 131 Luật Chứng khoán quy định: "Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn rất đa dạng vì vậy cần xác định rõ thế nào là tranh chấp trên thị trường chứng khoán. Việc xác định "nội hàm" tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cơ quan áp dụng pháp luật thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tranh chấp trên thị trường chứng khoán, cụ thể có quan điểm cho rằng, "tranh chấp về chứng khoán không chỉ có tranh chấp về mua, bán chứng khoán mà còn có tranh chấp về sở hữu, phát hành, về quản lý, về giám sát…".
Mặt khác, có ý kiến cho rằng tranh chấp trên thị trường chứng khoán gồm tranh chấp xảy ra trong giai đoạn phát hành; tranh chấp ngoài thị trường tập trung và tranh chấp tại thị trường tập trung, cụ thể là:
- Tranh chấp xảy ra trong giai đoạn phát hành.
Tranh chấp xảy ra trong giai đoạn này rất đa dạng, có thể liên quan đến các chủ thể tham gia vào việc phát hành chứng khoán ra công chúng, hoặc liên quan đến việc mua, bán chứng khoán của nhà phát hành với các cổ
đông hiện hữu, tranh chấp đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ. Những hoạt động như tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành… đều có thể xảy ra tranh chấp. Thực tế cho thấy rằng, ngay trong giai đoạn này, nếu không quy định cụ thể và không xác định đây là tranh chấp trên thị trường chứng khoán sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư cá nhân.
- Tranh chấp trên thị trường phi tập trung (OTC).
Hiện nay, quy mô thị trường OTC của nước ta tăng trưởng khá nhanh và tư khi thị trường chứng khoán ra đời, thị trường này luôn lớn hơn thị trường chính thức. Đây là một rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân vì các doanh nghiệp có giao dịch cổ phiếu OTC không chịu sự kiểm soát chặt chẽ như các doanh nghiệp niêm yết. Các giao dịch tại thị trường này hiện nay không có chuẩn mực nào do đó độ rủi ro và nguy cơ xảy ra trách chấp là rất lớn.
- Tranh chấp tại thị trường tập trung.
Trong quá trình thực hiện giao dịch tại thị trường, nhiều loại tranh chấp có thể xảy ra. Những tranh chấp này có thể liên quan đến thời gian thanh toán, quyền sở hữu đối với tiền hoặc chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân và công ty chứng khoán…
Xác định những loại tranh chấp cơ bản của thị trường chứng khoán để từ đó có căn cứ pháp lý thống nhất trong quá trình giải quyết. Điều này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của nhà đầu đầu tư cá nhân.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một vấn đề quan trọng cần phải làm rõ là phải xác định thời điểm phát sinh tranh chấp. Vì việc xác định thờì điểm phát sinh tranh chấp có ý nghĩa quan trọng, gắn với quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan; đồng thời là cơ sở để xác định thời hiệu tố tụng.
Do tranh chấp trên thị trường chứng khoán còn là lĩnh vực mới mẻ và phức tạp cho nên Nhà nước cần sớm ban hành văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động này để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động giải quyết tranh chấp.
3.3.5. Các giải pháp khác
3.3.5.1. Nhà đầu tư cá nhân phải biết bảo vệ mình bằng cách liên kết với nhau
Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình trước hết nhà đầu tư cá nhân phải hiểu rằng khi đã nắm giữ cổ phiếu của một công ty thông qua mua, bán trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân đã trở thành cổ đông của công ty đó. Theo đó có quyền và nghĩa vụ theo luật định (tham dự và phát biểu trong Đại hội cổ đông; thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hay thông qua người đại diện được ủy quyền...).
Tất cả cổ đông (tổ chức hoặc cá nhân) cùng sở hữu một loại cổ phần đều phải được đối xử như nhau và có quyền lợi như nhau. Những quy định pháp lý cơ bản là như vậy nhưng trên thực tế nhiều nhà đầu tư cá nhân không nhận thức đầy đủ các quyền của mình và không biết cách thực hiện quyền của mình theo luật định. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho biết vào "mùa" Đại hội cổ đông họ nhận được nhiều giấy mới họp, nhưng đều không tham gia vì cho rằng Đại hội cổ đông chỉ là thông báo những nghị quyết mà Hội đồng quản trị đã thông qua trước. Việc cổ đông nhỏ lẻ là nhà đầu tư cá nhân tham gia họp cũng chỉ là hình thức, nếu có ý kiến thì cũng không được các cổ đông lớn tiếp thu. Thực tế cũng đã cho thấy ở nhiều Đại hội cổ đông ý kiến của nhà đầu tư cá nhân ít được coi trọng, cho dù những ý kiến đó có thể rất chính đáng. Tuy nhiên, không phải ở Đại hội cổ đông nào cũng vậy. Rất nhiều Đại hội cổ đông mà ở đó Hội đồng quản trị và lãnh đạo công ty đã sáng suốt biết lắng nghe, tập trung được trí tuệ của tất cả các nhà đầu tư.
Để hạn chế việc các cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông Nhà nước lạm quyền, thực hiện quyền trái với luật định, các cổ đông cá nhân ngoài việc tìm kiếm thu thập thông tin, theo dõi hành động của công ty nếu có điều kiện, cần tham dự các cuộc họp Đại hội cổ đông để nắm bắt được kết quả sản xuất, kinh doanh, các thay đổi về hoạt động và nhân sự… của công ty. Đó cũng là cách
thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công ty trên tư cách là một cổ đông. Nắm cổ phiếu trong tay tức là có quyền sở hữu một phần công ty và không thể đầu tư mà không biết gì về công ty đó cả. Nhà đầu tư cá nhân phải nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
Để bảo vệ được quyền lợi của mình, nhà đầu tư cá nhân phải biết sử dụng các quyền mà luật pháp và điều lệ công ty cho phép để tiếp cận thông tin, kiểm tra, quan sát quá trình ra quyết định của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Các cổ đông nhỏ là nhà đầu tư cá nhân có thể liên kết với nhau theo hình thức đại diện để tham gia vào việc kiểm tra, giám sát, dự họp, biểu quyết đối với các vấn đề quan trọng liên quan. Khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường thì phải thực hiện quyền cổ đông của mình trong khung khổ luật định để triệu tập họp, xác minh, tiếp cận thông tin, yêu cầu bãi, miễn nhiệm, thay thế thành viên quản lý… khi có thiệt hại thì phải yêu cầu đòi bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự và ngoài ra, có thể thực hiện quyền công dân để khiếu nại, tố cáo hay tố giác tội phạm.
Hiện nay, số lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã khá lớn. Họ dần trở thành một lực lượng quan trọng, quyết định sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra để tập hợp các nhà đầu tư cá nhân vào trong cùng một tổ chức để từ đó tạo ra tiếng nói chung cho các nhà đầu tư cá nhân. Vì vậy, việc sớm thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân là điều hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Thông qua Hiệp hội, các nhà đầu tư cá nhân có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, nâng cao kiến thức… tạo ra tiếng nói chung và hành động thống nhất nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Trong khi chưa có tổ chức riêng các nhà đầu tư cá nhân của công ty có thể lập ban liên lạc cổ đông để trao đổi, nắm thông tin về doanh nghiệp mà mình đầu tư; khiếu nại trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thông báo hoặc kiến
nghị với cơ quan quản lý chứng khoán có thẩm quyền về những sai phạm của doanh nghiệp.
3.3.5.2. Bảo vệ nhà đầu tư cá nhân bằng giáo dục, phổ cập kiến thức chứng khoán
Đó là một biện pháp, một vấn đề thực sự mới mẻ mà theo khẳng định của bà Gewiwalsh, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Hoa Kỳ (NASD) là chưa từng được đặt ra ở Việt Nam.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cá nhân, các chuyên gia của NASD cho rằng cần phổ cập kiến thức về chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân, gián tiếp bảo vệ họ và bảo vệ thị trường. Nhà đầu tư cá nhân có tiềm lực tài chính nhưng có thể chưa đủ kiến thức để bảo vệ mình. Trang tin nhanh Chứng khoán ngày 04/7/2007 đã viết: "Ngay tại Mỹ, nơi có thị trường chứng khoán phát triển hàng đầu thế giới, một khảo sát của NASD chỉ có 35% nhà đầu tư cá nhân được hỏi trả lời đúng 7 trong số 10 câu hỏi kiến thức cơ bản đưa ra và có tới 97% cho rằng cần phải nâng cao kiến thức của mình".
Theo VAFI, khả năng đào tạo kiến thức chứng khoán của Trung tâm nghiên cứu đào tạo chứng khoán, các trường đại học cho tới thời điểm này còn nhiều hạn chế. Theo quan điểm của VAFI, Trung tâm đào tạo chứng khoán phải có những hoạt động cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận. Trung tâm đào tạo là công cụ của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao là góp phần phổ cập kiến thức chứng khoán đến mọi nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm đào tạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hiện nay hầu như không khác gì hoạt động mang tính kinh doanh so với các sở đào tạo chứng khoán khác trong khi những cơ sở này không được nhà nước tài trợ kinh phí và trụ sở cũng như không có độc quyền về cấp phát chứng chỉ hành nghề (theo quy định hiện hành muốn được cấp chứng chỉ hành nghề trước hết phải có các văn bằng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước