quy định do mình đề ra. Bởi vậy, việc tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng góp phần không nhỏ trong việc phát huy quyền tự do kinh doanh.
- Tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp, các chủ thể có quyền được lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Ưu tiên các bên tự giải quyết trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, hoặc có thể nhờ đến trọng tài thương mại (kể cả trọng tài tại Việt Nam hoặc trọng tài quốc tế). Hoặc có thể nhờ đến cơ quan tài phán là Tòa án. Như vậy, việc hàn gắn các tranh chấp hay tìm đến một phương thức giải quyết tranh chấp khác sẽ do các bên tự lựa chọn, điều đó thể hiện pháp luật về hợp đồng hướng đến việc đề cao vai trò của tự do, đề cao yếu tố thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
- Tự do thỏa thuận để thay đổi, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng
"Quyền tự do hợp đồng còn thể hiện ở chỗ các chủ thể có quyền thỏa thuận để thay đổi, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng đã giao kết" [9, tr. 114]. Có thể thấy một điều hợp lý đó là các chủ thể đã có quyền tạo ra hợp đồng thì đương nhiên họ cũng có quyền định đoạt số phận pháp lý của hợp đồng trong quá trình thực hiện. Nói cách khác, quyền tự do thoả thuận định đoạt số phận pháp lý của hợp đồng là nội dung cấu thành không thể thiếu của quyền tự do hợp đồng và được pháp luật thừa nhận. Từ Điều 423 đến 426 của Bộ luật Dân sự quy định về việc sửa đổi, chấm dứt, đơn phương, hủy bỏ hợp đồng dân sự. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng sẽ được tự do thể hiện ý chí của mình trong việc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng.
2.1.5. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
Pháp luật Việt Nam hiện nay định nghĩa việc cạnh tranh không lành mạnh là "hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái
với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng" [38, khoản 4, Điều 3].
Các nguyên tắc chung được quy định trong Điều 28, Hiến pháp năm 1992 đó là:
Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng [32].
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Trong Định Hướng Kinh Tế Thị Trường Của Trung Quốc
- Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Tự Do Thành Lập Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Tự Do Định Đoạt Trong Việc Giải Quyết Các Tranh Chấp Kinh Tế
- Một Số Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Mang Nặng Dấu Ấn Của Quản Lý Độc Quyền Hành Chính
- Những Căn Cứ Cho Việc Hình Thành Yêu Cầu, Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh
- Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Phải Đáp Ứng Yêu Cầu Xây Dựng, Phát Triển Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Như vậy, việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, trong đó có cạnh tranh không lành mạnh và bảo hộ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng đã được ghi nhận như một nguyên tắc Hiến định. Đó là nền tảng pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho việc thể chế hóa pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh tại các văn bản pháp luật khác.
Bộ luật Dân sự năm 2005 xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự, trong đó bao gồm những nguyên tắc quy định trách nhiệm của mọi đối tượng khi tham gia xác lập quan hệ dân sự, trách nhiệm của các các chủ thể tham gia quan hệ dân sự phải đảm bảo việc giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Bên cạnh việc đề cao giá trị đạo đức trong quan hệ dân sự, trong Bộ luật này cũng quy định: "Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" [39, Điều 10].
Theo những quy định nêu trên thì cạnh tranh trong kinh doanh (là một bộ phận của quan hệ pháp luật dân sự) phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lợi
ích của Nhà nước, tôn trọng lợi ích công cộng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, tôn trọng quyền nhân thân và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong Luật Cạnh tranh năm 2004 đã quy định về quyền cạnh tranh trong kinh doanh như sau:
1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này [38].
Trong kinh doanh thương mại việc khuếch trương, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình để người tiêu dùng biết đến. Quảng cáo là một phương tiện quan trọng trong cạnh tranh thương mại. Các thương nhân được quyền quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ của mình nhưng phải trong khuân khổ pháp luật và không làm thiệt hại đến lợi ích của các chủ thể khác. Pháp luật về quảng cáo nghiêm cấm thương nhân không được lợi dụng quảng cáo để gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân và các thương nhân khác.
Nhà nước khuyến khích cạnh tranh, nhưng không chấp nhận sự cạnh tranh không lành mạnh, nhất là sự cạnh tranh làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng là một trong những nội dung được pháp luật quy định chặt chẽ. Bên cạnh đó, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định những chế tài để xử lý các hành vi vi phạm. Như vậy, ngoài các hành vi bị cấm pháp luật còn quy định những hình thức xử lý khác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng. Đối với các cá nhân, tổ chức nếu vi phạm có thể bị xử lý hành chính, hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Nếu như pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh được coi là luật tư, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và doanh nhân bị hại trước hành vi cạnh tranh vi phạm đạo đức và truyền thống tốt đẹp thì kiểm soát chống độc quyền về cơ bản là luật công, đảm bảo cho quyền lực nhà nước can thiệp một cách có hiệu quả để giữ gìn cạnh tranh.
Xuất phát từ một nền kinh tế tập trung bao cấp, nền tảng kinh doanh dựa trên các doanh nghiệp mà Nhà nước là chủ sở hữu cho nên việc kiểm soát doanh nghiệp hoạt động độc quyền là thiết yếu. Những quy định này phần nào đã thể hiện được vai trò điều phối, quản lý các hoạt động cạnh tranh của nhà nước, là một trong những biện pháp để giảm bớt sự độc quyền đối với các doanh nghiệp nhà nước được hoạt động trong những lĩnh vực đặc biệt có liên quan chặt chẽ tới quốc kế, dân sinh, an ninh, quốc phòng. Với các quy định này cũng cho thấy pháp luật Việt Nam đã dự liệu, điều chỉnh trên phương diện rộng nhằm tạo lập môi trường kinh doanh mà trong đó các chủ thể tham gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Đồng thời, cũng cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng, thúc đẩy tự do kinh doanh.
Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng quy định cấm các trường hợp tập trung kinh tế nhằm thôn tính, lũng đoạn thị trường. Dân doanh Việt Nam đang ở trong giai đoạn từ tiểu chủ trở thành doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng thôn tính lẫn nhau để tập trung tư bản thành các tập đoàn lớn. Pháp luật của chúng ta đã có những quy định để hạn chế trường hợp tập trung kinh tế, nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng. Việc pháp luật Việt Nam cấm các hành vi tập trung kinh tế cũng là những quy định phù hợp với luật pháp của các nước tiên tiến trên thế giới, một khi các doanh nghiệp tập trung tư bản để hình thành những khu vực, những lãnh thổ độc quyền thì khi đó không có cơ hội cho doanh nghiệp mới kinh doanh cùng ngành hàng tồn tại được. Và về cơ bản thì người tiêu dùng sẽ là những nạn nhân đầu tiên của tập trung kinh tế sau đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý kinh tế của các cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định rõ các thiết chế thi hành pháp luật kiểm soát độc quyền. Để thực hiện kiểm soát chống độc quyền một cách có hiệu quả cần tới nhiều thiết chế đa dạng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ
2.2.1. Pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh có sự chồng chéo, mâu thuẫn
“Trong những năm vừa qua, do chúng ta cố gắng làm biến đổi pháp luật một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới” [7, tr. 39], nên đã làm cho một số lĩnh vực pháp luật có sự chồng chéo, mâu thuẫn khiến cho các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do chính vướng mắc phát sinh từ luật pháp.
Thứ nhất, sự chồng chéo trong quy định của pháp luật về hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay nhiều văn bản luật vẫn quy định trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh như Luật Doanh nghiệp, tạo nên những thủ tục hết sức phức tạp trong đầu tư kinh doanh. Ví dụ, trong Luật Đầu tư quy định: giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc theo quy định của Luật về kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính là cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, Luật Người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì trao quyền cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đối với hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; trong Luật Chứng khoán thì Ủy ban Chứng khoán là cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán...
Như vậy, quy định chồng chéo giữa Luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành tạo ra một hệ quả xấu đó là tiêu tốn thời gian, chi phí giao dịch cho việc xin thêm các thủ tục để doanh nghiệp được phép hoạt động. Bên cạnh đó, từ việc chồng chéo này tạo nên một cơ chế xin cho trong quản lý hành chính, tạo điều kiện cho những cá nhân được giao quyền có cơ hội trục lợi bất chính từ pháp luật.
Thứ hai, sự chồng chéo còn được thể hiện giữa các quy định giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành.
Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định mười ba loại hợp đồng dân sự thông dụng. Tuy nhiên, còn rất nhiều quan hệ dân sự khác, với nhiều loại hợp đồng dân sự rất thông dụng, chưa được nhắc đến hoặc không được chỉ rõ trong Bộ luật Dân sự, như: Hợp đồng bảo vệ (dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ); Hợp đồng cấp tín dụng (Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chỉ nhắc đến tên hợp đồng, mà không quy định cụ thể); Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu (dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản). Trong khi đó một số loại hợp đồng thì được quy định trùng lặp tại các đạo luật khác như: Hợp đồng bảo hiểm (Luật Bảo hiểm); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Luật Đất đai); Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng);
Thứ ba, tồn tại mâu thuẫn trong Bộ luật Tố tụng dân sự với pháp luật chuyên ngành.
Trước đây, khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 còn hiệu lực quy định chủ thể của hợp đồng kinh tế là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá thể có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, sau này khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995 đã bỏ khái niệm "hợp đồng kinh
tế", tiếp sau đó là sự ra đời của Luật Thương Mại 2005 (mà đối tượng áp dụng bao gồm cả các đối tượng điều chỉnh của pháp lệnh Hợp đồng kinh tế trước đây), tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh đó là khi nào thì được coi là "Tranh chấp kinh doanh thương mại" để ưu tiên áp dụng Luật Thương Mại và khi nào thì gọi là "Tranh chấp dân sự" để áp dụng triệt để Bộ luật Dân sự 2005. Theo như quy định của Điều 2 Luật thương mại 2005 thì đối tượng điều chỉnh trong Luật Thương mại là thương nhân có hoạt động thương mại và tổ chức cá nhân khác hoạt động liên quan đến thương mại. Như vậy, chiếu theo quy định này thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tham gia hoạt động thương mại đều được điều chỉnh bằng Luật thương mại (hoạt động thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 là "hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác") [42]. Khi đó, tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này sẽ được gọi là tranh chấp kinh doanh thương mại. Tiếp đó, theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, cụ thể tại khoản 1 của điều này đã đưa ra điều kiện về hoạt động thương mại bao gồm: cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Như vậy, hiểu theo quy định này thì chỉ có cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh phát sinh tranh chấp mới được coi là tranh chấp thương mại và áp dụng triệt để Luật Thương mại để giải quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp cả hai chủ thể đều không có đăng ký kinh doanh nhưng lại thực hiện các hành vi thương mại thì lúc đó thiếu căn cứ để xác định là tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại để tòa án xác định quan hệ tranh chấp và giải quyết, điều này gây khó khăn cho cả cơ quan tài phán và các đương sự.
2.2.2. Một số quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh không có tính khả thi
Theo quy định hiện hành thì tiêu chí doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã được đơn giản hóa theo hướng, doanh nghiệp, Hợp tác xã không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu thì bị coi là lâm
vào tình trạng phá sản (Điều 3 Luật Phá sản). Tuy nhiên, quy định này vẫn chỉ là định tính, không phản ánh đúng tình trạng tài chính thực tế của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản.
Trên thực tế, quy định của điều luật này là phù hợp nhưng không có tiêu chí cụ thể để hướng dẫn, nên dễ dẫn đến việc một số doanh nghiệp khi căn cứ vào điều luật này đã "lạm dụng" quyền nộp đơn nhằm gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Trong nhiều trường hợp, các chủ nợ thay vì khởi kiện vụ án dân sự, kinh tế đòi nợ, họ lại làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản để đòi nợ (thậm chí với một khoản nợ rất nhỏ) và Tòa án không thể từ chối yêu cầu này. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bị Tòa án áp dụng biện pháp tuyên bố phá sản. Mặt khác, những quy định về phá sản doanh nghiệp do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cũng rất hiếm khi thực hiện được bởi việc này thường đe dọa sự đổ vỡ dây chuyền và thất nghiệp hàng loạt, uy hiếp trực tiếp tới ổn định trật tự, xã hội. Vì lợi ích chính trị, các cơ quan chủ quản từ Trung ương đến Địa phương đều né tránh việc doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình bị thụ lý và tuyên bố phá sản để che lấp dấu hiệu quản lý kinh tế yếu kém. Sự can thiệp chính trị thường mạnh hơn cả pháp luật, bởi vậy, phá sản doanh nghiệp nhà nước gần như không thể thực hiện, mặc dù Luật phá sản quy định rõ đối tượng điều chỉnh là mọi doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Số vụ phá sản được Tòa thụ lý rất ít, cho thấy hiện tượng vỡ nợ được giải quyết bằng vô số phương án khác một cách tự phát mà chưa theo mô hình phá sản. Những phương cách đó có lẽ bắt nguồn từ thói quen, văn hóa kinh doanh và truyền thống đối xử của người Việt Nam đối với người vỡ nợ. Tuy nhiên, cũng thấy rằng đó là một trong những hạn chế của Luật Phá sản.
Bên cạnh đó, những quy định về giải thể doanh nghiệp chưa phù hợp bởi giải thể doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động kinh doanh hoặc bị buộc phải chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải thể doanh nghiệp cũng tồn tại nhiều hạn