ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH HƯƠNG
BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH HƯƠNG
BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Lan
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thanh Hương
MỤC LỤC
Trang | ||
Lời cam đoan | ||
Mục lục | ||
Danh mục các chữ viết tắt | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRƯỚC HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH | |
6 | ||
1.1. | Khái niệm chung về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em | 6 |
1.1.1. | Khái niệm trẻ em, quyền trẻ em | 6 |
1.1.2. | Khái niệm bảo vệ quyền trẻ em | 9 |
1.2. | Khái niệm chung về bạo lực gia đình đối với trẻ em | 10 |
1.2.1. | Khái niệm hành vi bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với trẻ em | |
10 | ||
1.2.2. | Đặc điểm và các dạng hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em | 12 |
1.2.3. | Hậu quả hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em | 15 |
1.2.4. | Nguyên nhân hiện tượng trẻ em bị bạo lực trong gia đình | 17 |
1.3. | Sự cần thiết của luật Phòng chống bạo lực gia đình đối với việc bảo vệ quyền trẻ em trước hành vi bạo lực | |
20 | ||
Chương 2. | PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM | |
23 | ||
2.1. | Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình | 23 |
2.2. | Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phòng chống bạo lực gia đình | |
27 | ||
2.2.1. | Nghĩa vụ của người thực hiện hành vi bạo lực | 27 |
2.2.2. | Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân là trẻ em | 30 |
2.2.3. | Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em | |
34 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 2
- Khái Niệm Chung Về Bạo Lực Gia Đình Đối Với Trẻ Em
- Sự Cần Thiết Của Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình Đối Với Việc Bảo Vệ Quyền Trẻ Em Trước Hành Vi Bạo Lực
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Các biện pháp cơ bản ngăn chặn, phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trước hành vi bạo lực | ||
41 | ||
2.3.1. | Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em | |
41 | ||
2.3.2. | Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình | |
45 | ||
2.4. | Các biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em | |
54 | ||
2.4.1. | Xử lý kỉ luật | 54 |
2.4.2. | Xử lý hành chính | 55 |
2.4.3. | Xử lý theo pháp luật dân sự | 58 |
2.4.4. | Xử lý theo pháp luật hình sự | 59 |
Chương 3. | THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ | |
61 | ||
3.1. | Thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em | |
61 | ||
3.2. | Một số bất cập trong quá trình thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình | |
70 | ||
3.3. | Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Phòng chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em | |
73 | ||
KẾT LUẬN | 79 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 81 |
Danh mục các chữ viết tắt
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 | |
2. NĐ 167/2013/NĐ-CP | Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình |
3. NĐ 08/2009/NĐ-CP | Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình |
4. NĐ 91/2011/NĐ-CP | Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em |
5. TAND | Toà án nhân dân |
6. CSAGA | Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên |
7. UBND | Uỷ ban nhân dân |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là hành vi bạo lực đối với trẻ em trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và đã trở thành mối quan tâm lớn, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, tình hình trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực vẫn còn xảy ra, thậm chí ngay trong chính môi trường thân thiết nhất của các em là gia đình. Theo số liệu của Tổng Cục cảnh sát -Bộ Công an, từ năm 2002 đến nay số vụ xâm hại trẻ em, số đối tượng phạm tội và số trẻ em bị xâm hại có chiều hướng gia tăng. Thông tin từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em cũng cho biết, trong 3 năm (2006-2008) trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực trong gia đình tăng gấp 3 lần so với mười năm trước đó. Một kết quả thống kê khác cho thấy từ năm 2008 đến 2010, bình quân một năm cả nước có khoảng 3000-4000 vụ bạo lực trẻ em, một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ bị chính cha mẹ, người thân thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực. Cụ thể trong năm 2008, số trẻ em bị xâm hại, bạo lực là 1.613 em; năm 2009 là 1.805 em. Trong năm 2010, theo báo cáo giám sát của Hội đồng nhân dân 46/63 tỉnh, thành phố, thì có 1.245 em bị bạo lực, xâm hại [44].
Trong thực tế, con số bạo hành trẻ em có lẽ còn cao hơn, nhưng vì nhiều lý do khách quan nên chưa được phơi bày trước công luận. Điều đó cho thấy sự gia tăng đến chóng mặt của hành vi bạo lực không chỉ là vấn đề của từng gia đình mà nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Khi quyền trẻ em bị xâm phạm một cách nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển về tâm sinh lí, tình cảm và nhân cách của trẻ em, gây cho các em sự mặc cảm, thù hằn với xã hội. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy bạo lực gia đình đã gây ra những hệ luỵ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu như đứa trẻ chứng kiến bạo lực trong gia đình hay là nạn nhân của bạo lực gia đình, thì sau này khi trưởng
1