Biểu thuế lũy tiến từng phần hiện nay gồm bảy bậc thuế suất, thuế suất thấp nhất là 5% (đối với thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng/ tháng), thuế suất cao nhất là 35% (đối với thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/ tháng) giữa các bậc thuế cách nhau 5% và tính theo số tiền/ tháng.
Bảng 2.4: Biểu thuế lũy tiến từng phần
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) | |
1 2 3 4 5 6 7 | Đến 60 Trên 60 đến 120 Trên 120 đến 216 Trên 216 đến 384 Trên 384 đến 624 Trên 624 đến 960 Trên 960 | Đến 5 Trên 5 đến 10 Trên 10 đến 18 Trên 18 đến 32 Trên 32 đến 52 Trên 52 đến 80 Trên 80 | 5 10 15 20 25 30 35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Việc Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Cư Trú
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Lợi Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Cư Trú Của Pháp Luật Thuế Tncn
- Quy Định Về Các Khoản Giảm Trừ Khi Tính Thuế Tncn
- Quy Định Về Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Chuyển Nhượng Chứng Khoán
- Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 10
- Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Luật thuế TNCN hợp nhất [20])
Do đó số thuế phải nộp cũng tăng theo lũy tiến và giúp đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập dân cư, thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, đối với biểu thuế lũy tiến từng phần có quan điểm cho rằng khi cá nhân có thu nhập tăng dần đến mức độ nhất định thì việc chi cho tiêu dùng có khuynh hướng giảm dần và thay vào đó khuynh hướng tiết kiệm tăng lên, thông qua các hình thức: đầu tư, kinh doanh, mua trái phiếu, gửi ngân hàng… nhằm gia tăng lợi tức. Do đó bằng các hình thức tiết kiệm nào thì nó cũng có vai trò tích cực với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Nếu áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần thì thu nhập càng cao dẩn đến thuế suất càng lớn, từ đó tỉ lệ tiết kiệm sẽ hạ thấp và tất nhiên xảy ra trường hợp có người không muốn tạo ra thu nhập cao, hạn chế phát triển của xã hội. Tuy
nhiên nếu chỉ quan sát biểu thuế lũy tiến ở một góc độ đó có thể phiến diện bởi khi xét ở khía cạnh khác biểu thuế lũy tiến thật sự giúp phân phối đồng đều gánh nặng thuế khóa giữa những cá nhân có mức thu nhập chênh lệch. Do đó nếu lấy ra một đồng thu nhập tăng thêm của cá nhân có thu nhập cao sẽ ít gây hy sinh hơn so với người thu nhập thấp, nên khi TNCN tăng lên một mức nào đó thì phần tăng thêm phải chịu một tỷ lệ thuế như vậy mới đảm bảo phân phối công bằng. Có như vậy mới đảm bảo mục tiêu dùng thuế để thực hiện công bằng xã hội chứ không chỉ là bình đẳng trước thuế.
Thứ hai, trong xã hội luôn tồn tại hai cực giàu - nghèo, thông thường người giàu ít hơn nhưng họ lại nắm giữ và chi phối một tỷ lệ của cải và thu nhập gấp nhiều lần so với người nghèo. Chỉ có cách là thông qua quyền lực của Nhà nước gia tăng tỷ lệ thuế TNCN khi thu nhập đã qua ngưỡng xác định, điều tiết một tỷ lệ hợp lý để một phần thu nhập của người giàu chuyển sang Nhà nước, Nhà nước lại chuyển sang người nghèo qua nhiều cách như: trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội…như vậy thu nhập xã hội sẽ được phân phối một cách hợp lý.
2.2.1.6 Quy định về miễn giảm thuế TNCN giai đoạn 2011-2012
Sau khi Luật thuế TNCN 2007 có hiệu lực thi hành, kinh tế thế giới và Việt Nam lâm vào giai đoạn khủng hoảng, khó khăn, lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia, cùng với sự thoái trào của TTCK sau một thời gian dài phát triển quá “nóng”, sự đóng băng của thị trường bất động sản, doanh nghiệp khan hiếm nguồn vốn huy động để sản xuất kinh doanh trong khi tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng tăng cao. Hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, chấm dứt hoạt động do không đủ khả năng tài chính mà vẫn phải gánh một khoản lãi lớn từ ngân hàng do giai đoạn trước để lại, cá nhân nộp thuế có thu nhập từ tiền lương tiền công hoặc từ sản xuất kinh doanh cũng không phải ngoại lệ trong vòng ảnh hưởng đó. Luật thuế TNCN 2007 chỉ quy định mức giảm trừ cho
bản thân người nộp thuế là 4.000.000 đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 1.600.000 đồng/người/tháng dẫn đến những lao động chỉ có mức lương trung bình dưới 10.000.000 đồng/người/tháng chỉ vừa đủ duy trì cuộc sống.
Đứng trước tình hình đó, Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011, trong đó quy định một số giải pháp thóa gỡ khó khăn cho cá nhân nộp thuế TNCN có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công; từ kinh doanh; từ cổ tức được chia do đầu tư vào TTCK, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp; từ chuyển nhượng chứng khoán như sau:
- Giảm 50% thuế TNCN từ quý III năm 2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010.
- Miễn thuế TNCN từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào TTCK, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng.
- Giảm 50% số thuế TNCN phải nộp từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân.
Miễn thuế TNCN từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế TNCN.
Sau 4 tháng triển khai Nghị quyết, kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2012 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, đời sống của người nộp thuế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu dùng đình trệ vì vậy năm 2012 Quốc Hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 trong đó nâng cao hơn mức miễn giảm thuế cho các cá nhân, chủ yếu là cá nhân cư trú của luật thuế TNCN so với năm 2011, cụ thể là:
- Miễn thuế khoán thuế TNCN năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, phòng trọ, giá chăm sóc trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
- Miễn thuế TNCN từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Luật thuế TNCN.
Theo kết quả tổng kết, việc thực hiện các giải pháp về miễn, giảm thuế TNCN sẽ hỗ trợ các hộ kinh doanh, cá nhân trong năm 2011- 2012 ước tính khoảng 2.790 tỷ đồng (trong đó số miễn, giảm thuế TNCN giảm nghĩa vụ thuế năm 2011 khoảng 1.920 tỷ đồng và năm 2012 khoảng 870 tỷ đồng). Khi các Nghị quyết nêu trên được thực hiện vào thực tiễn cuộc sống đã nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của nhân dân về sự kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội thời điểm đó để tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh lạm phát tăng cao, cá nhân giảm bớt căng thẳng, ổn định cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, Nghị quyết của Quốc Hội cũng giúp kích thích tiêu dùng, giải phóng nguồn hàng sản xuất, phần nào giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Các vấn đề còn bất cập
2.2.1.1 Quy định về cá nhân cư trú
Theo quy định của Luật thuế TNCN thì cá nhân cư trú phải nộp thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam trong khi cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Các trường hợp được coi là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính theo số ngày hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm cả trường hợp cá nhân có đăng ký thường trú theo pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở với thời hạn hợp đồng từ 183 ngày trở lên). Tuy nhiên những quy định này còn có một số bất cập như sau:
- Quy định xác định cá nhân cư trú của luật thuế TNCN chưa có quy định về đối tượng mới đó là người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là cá nhân cư trú.
Theo quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc Hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật được mua nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Theo các hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì điều kiện có nhà ở thông thường sẽ là điều kiện đầu tiên để quốc gia đánh thuế xem xét một cá nhân có phải là đối tượng cư trú tại nước đó hay không để xác định nghĩa vụ thuế TNCN. Vì vậy, việc bổ sung các cá nhân có nhà ở tại Việt Nam (không phân biệt là người có quốc
tịch Việt Nam hay người nước ngoài) là cá nhân cư trú là phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên.
- Quy định xác định cá nhân cư trú chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và phần nào gây khó khăn về thủ tục kê khai thuế cho cá nhân cư trú
Hiện nay, điều kiện xác định người nộp thuế là cá nhân cư trú được quy định ở một số quốc gia như sau [15, trang 1-2]:
Tại Trung Quốc, cá nhân cư trú là cá nhân có chỗ ở hoặc không có chỗ ở trong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ một năm và phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc.
Tại Hàn Quốc, đối tượng cư trú được quy định là người có nhà ở hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc từ một năm trở lên. Đối tượng không cư trú là người không có nhà ở tại Hàn Quốc hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc dưới một năm. Đối tượng cư trú phải chịu thuế thu nhập đối với tất cả các khoản thu nhập nhận được phát sinh ở trong hay ngoài Hàn Quốc (kê khai thu nhập toàn cầu). Đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, cá nhân cư trú tại Nhật Bản là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật trong một thời gian dài liên tục từ một năm trở lên. Cá nhân không cư trú tại Nhật Bản là người có thời gian cư trú tại Nhật dưới một năm.
Như vậy, hầu như các quốc gia đều quy định đối tượng cư trú là người có thời gian sinh sống ở nước sở tại dài hơn rất nhiều mốc 183 ngày như quy định tại Luật thuế TNCN hiện hành của Việt Nam. Ngoài ra, quy định khoảng thời gian hiện diện của cá nhân ngắn hơn một năm tại Việt Nam (chỉ cần trên 183 ngày trong năm) được xem là cá nhân cư trú cũng dễ dẫn đến bất cập là các cá nhân có đăng ký thường trú tại Việt Nam nhưng đi công tác, học tập ở
nước ngoài từ 183 ngày trở lên có thể là đối tượng cư trú tại Việt Nam và tại quốc gia mà họ đến học tập, công tác và do vậy họ phải nộp thuế TNCN với thu nhập toàn cầu.
2.2.2.2 Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế
Theo quy định của Luật thuế TNCN thì giảm trừ gia cảnh sẽ chỉ áp dụng cho cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh – những đối tượng cá nhân cư trú chiếm tỷ lệ lớn trong những người nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú.
Có nhiều ý kiến cho rằng mức giảm trừ như hiện nay đã không còn phù hợp, nhất là khi trong Luật thuế TNCN quy định: “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc Hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo” [20, Điều 19].
Quy định về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế theo chỉ số CPI dường như không phải là giải pháp được nhiều chuyên gia ủng hộ. Một phần bởi vì theo thông lệ xây dựng pháp luật của nước khác thì mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế có giá trị trong một thời gian dài, nếu sửa mức giảm trừ thì thường đi đôi với việc sửa luật thuế TNCN. Thực tế điều chỉnh Luật thuế TNCN 2007 đã mình chứng cho điều này. Chỉ sau khi Luật thuế TNCN có hiệu lực chính thức được hơn 03 năm (từ ngày 01/01/2009) thì đến năm 2012 Quốc hội đã phải thông qua luật sửa đổi bổ sung Luật thuế TNCN, trong đó quy định nâng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế từ 4.000.000 đồng/người/tháng lên 9.000.000 đồng/người/tháng, mỗi người phụ thuộc là 1.600.000 đồng/người/tháng lên
3.600.000 đồng/người/tháng. Như vậy, Luật thuế TNCN 2007 có thể xem là
một trong những luật có thời gian phải điều chỉnh lại ngắn nhất so với các luật khác. Một lý do khác cho rằng việc quy định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo CPI không hợp lý là do yếu tố cấu thành nên CPI chỉ đại diện cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhưng giảm trừ gia cảnh lại tác động trực tiếp vào cuộc sống, thu nhập còn lại của người nộp thuế nên mối liên hệ không mật thiết. Xây dựng giảm trừ gia cảnh có tính khả thi, bảo đảm sau khi đã nộp thuế, người nộp thuế vẫn giữ lại được phần thu nhập tối thiểu trung bình xã hội dùng để tái tạo sức lao động của bản thân người nộp thuế và phần để nuôi dưỡng những người phụ thuộc là một vấn đề mà luật thuế TNCN tiếp tục phải xem xét, điều chỉnh.
2.2.2.3 Quy định về phương pháp tính thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh
Theo quy định của luật thuế TNCN, có hai phương pháp tính thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh như sau:
Phương pháp thứ nhất là xác định thu nhập tính thuế trên cơ sở doanh thu trừ (-) chi phí, trừ (-) các khoản đóng BHXH bắt buộc các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện (tối đa không quá một triệu đồng/tháng), các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thu nhập còn lại là thu nhập tính thuế sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần để xác định số thuế cá nhân phải nộp. Phương pháp này áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Phương pháp thứ hai là ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật