3.2.4 Quy định lại một số thu nhập được miễn thuế
3.2.4.1 Điều chỉnh thu nhập được miễn thuế
Việc xác định thu nhập miễn thuế chính là thể hiện ưu đãi của Nhà nước đối với đối tượng nộp thuế và thường hướng tới mục tiêu kinh tế- xã hội nhất định. Nếu những mục tiêu này đặt ra và không khả thi thì cũng phải tính tới việc loại bỏ những thu nhập miễn thuế này và đưa vào diện chịu thuế. Do đó, để đảm bảo tính công bằng của thuế TNCN thì Luật thuế TNCN cần quy định những thu nhập được miễn thuế như sau vào diện thu nhập chịu thuế:
(i) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giưa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em, ruột với nhau (khoản 4, Điều 4 Luật thuế TNCN).
Kinh nghiệm của các nước thì các khoản thu nhập trên đều phải chịu thuế, tùy thuộc vào giá trị tài sản mà mức thuế phải trả là khác nhau. Người thừa kế phải nộp thuế thu nhập (hoặc thuế thừa kế di sản) khi giá trị của tài sản thừa kế vượt qua một mức nào đó và tùy thuộc vào việc đối tượng nộp thuế thuộc hàng thừa kế nào. Việc miễn thuế đối với thu nhập từ thừa kế bất động sản theo Luật thuế TNCN của Việt Nam hiện nay cần được xem xét để sửa đổi theo hướng đưa thu nhập này vào diện chịu thuế, nhằm bảo đảm luật thuế là công cụ để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập có hiệu quả.
(ii) Thu nhập từ tiền lãi gửi từ các tổ chức tín dụng, lãi từ bảo hiểm nhân thọ (khoản 7, Điều 4 Luật thuế TNCN).
Rõ ràng khi cá nhân có tài sản thì cá nhân có thể lựa chọn nhiều cách thức đầu tư để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình như đầu tư bất động sản, chứng khoán, gửi tiết kiệm…Những cá nhân có tiền lãi gửi từ các tổ chức
tín dụng, lãi từ bảo hiểm nhân thọ thì không phải đối tượng có khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật thuế TNCN thì nhu nhập trên lại được miễn thuế. Trong khi đó, đa số các nước đều thu thuế TNCN trên tiền lãi tiết kiệm như Trung Quốc là 20%, Indonêxia là 20%, Philippin là 20%, Thái Lan 15%. Để tạo sự công bằng theo nguyên tắc khả năng trả thuế và nguyên tắc lợi ích giữa các cá nhân có tài sản, nên quy định thu nhập của các cá nhân từ tiền lãi tại các tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được miễn thuế TNCN.
(iii) Thu nhập từ lãi trái phiếu Chính Phủ
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Miễn Giảm Thuế Tncn Giai Đoạn 2011-2012
- Quy Định Về Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Chuyển Nhượng Chứng Khoán
- Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Việc quy định miễn thuế đối với thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ là không hợp lý bởi sẽ tạo sự không công bằng với những hình thức đầu tư khác như mua trái phiếu doanh nghiệp; kỳ phiếu ngân hàng,…Bởi lẽ Nhà nước trong mối quan hệ với người nắm giữ trái phiếu cũng giống như các tổ chức phát hành khác nên không thể có đặc quyền dành riêng cho nhà nước. Chính vì vậy cần quy định đây là thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN.
(iv) Thu nhập từ kiếu hối:
Kiều hối là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước. Việt Nam hiện có khoảng 4 triệu Việt kiều sinh sống tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng trăm nghìn lao động ra nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động, du học sinh ở lại làm việc. Thống kê những năm gần đây cho thấy Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước có lượng kiều hối chuyển về lớn nhất và mức tăng bình quân luôn trên 10% năm. Lượng kiều hối được chuyển về chủ yếu từ các quốc gia: Mỹ, Canađa, Australia, Đức, Pháp, Nhật Bản…Qua các năm lượng kiều hối đổ vào Việt Nam ngày càng tăng. Như vậy, nếu quy định đánh thuế với khoản thu nhập này sẽ mang lại một nguồn thu không nhỏ cho
NSNN bởi lẽ cá nhân có thu nhập từ quà tặng trên 10 triệu đồng/ lần đã bị đánh thuế trong khi cá nhân nhận kiều hối với giá trị lớn lại không bị đánh thuế.
3.2.4.2 Bổ sung thêm hai loại thu nhập được miễn thuế bao gồm: Miễn thuế đối với thuyền viên và Miễn thuế đối với chủ tàu cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
(i) Miễn thuế đối với thuyền viên
Theo quy định tại Điều 5 của Luật thuế TNCN thì chỉ quy định giảm thuế đối với đối tượng là cá nhân bị thiệt hai do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo. Việc miễn, giảm thuế còn được thực hiện theo các điều ước quốc tế (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, ODA, Phi Chính phủ, Liên Hợp Quốc) và giảm thuế trong khu kính tế theo Quyết định của Chính phủ. Theo kiến nghị của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong đó có các thuyền viên thì: Đối với cá nhân là thuyền viên làm việc cho hãng tàu nước ngoài, cùng mức lương được chủ tàu trả thì thu nhập thực nhận của thuyền viên người Việt Nam thường thấp hơn so với thuyền viên nước ngoài do chịu thuế TNCN hoặc do chủ tàu phải trả thuế TNCN cho thuyền viên Việt Nam trong khi nhiều nước có quy định không thu thuế TNCN hoặc thu thấp hơn đối với thu nhập của thuyền viên. Do đó, làm giảm sức cạnh tranh của lao động là thuyền viên Việt Nam.
Đồng thời, cá nhân Việt Nam là thuyền viên làm việc cho các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế là đối tượng đặc thù thường không hiện diện ở nước nào quá 183 ngày nên không là đối tượng cư trú của nước ngoài. Theo Luật thuế TNCN sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam và nộp thuế trên thu nhập phát sinh toàn cầu tại Việt Nam.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có nước quy định một số khoản thu nhập được miễn thuế (trong đó có thu nhập từ làm thuê cho hãng tàu nước
ngoài có ràng buộc về thời gian làm việc trên tàu nếu như đáp ứng điều kiện làm việc trên tàu nhiều hơn 182 ngày trong năm (Anh, Ấn Độ, Úc, Lithuania…), có nước thì cho phép giảm trừ một khoản khi xác định thu nhập tính thuế (Ailen cho giảm trừ 6.350 EUR nếu thuyền viên làm việc trên tàu trên 161 ngày/năm. Vì vậy cần xem xét miễn thuế cho thuyền viên.
(ii) Miễn thuế đối với chủ tàu cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ khai thác hải sản xa bờ
Theo quy định của Luật thuế TNCN “Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường” là thu nhập được miễn thuế TNCN [20, Điều 4]. Như vậy, đối với các chủ tàu trực tiếp khai thác hải sản xa bờ, Luật thuế TNCN đã cho miễn thuế TNCN. Tuy nhiên để phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ, còn có tàu dịch vụ hậu cần cung cấp nước ngọt, xăng dầu ... cho tàu đánh cá cũng rất cần thiết cho miễn thuế đẻ khuyến khích chủ tàu là cá nhân cung cấp các dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản đảm bảo các điều kiện cần thiết cho ngư dân bám biển góp phần đảm bảo an ninh trên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
KẾT LUẬN
Thuế TNCN là một công cụ quan trọng của Nhà nước để đảm bảo nhiều mục tiêu như bảo đảm công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, ổn định nguồn thu cho NSNN, bảo đảm an ninh trật tự và ổn định đời sống xã hội, v.v. Để đạt được tất cả các mục tiêu đó thì một trong những vấn đề quan trọng mà Nhà nước cần phải ưu tiên hàng đầu đó là bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú, nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ đa số trong những người nộp thuế TNCN.
Từ các vấn đề lý luận chung của luật thuế TNCN, luận văn đã phân tích lý do cần phải bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú, cung cấp những đánh giá sơ bộ về tình hình bảo vệ quyền lợi của người nộp thuê Việt Nam.
Tại Chương 2, luận văn đi từ các đánh giá tổng quát về lộ trình triển khai các quy định về thuế TNCN tại Việt Nam theo hai giai đoạn: trước khi có Luật thuế TNCN 2007 và kể từ khi Luật thuế TNCN 2007 có hiệu lực thi hành chính thức đến nay. Trên lộ trình đó, luật thuế TNCN đã cho thấy luật ngày càng hoàn thiện hơn và thể hiện rõ tinh thần bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế TNCN nói chung.
Trong hơn hai thập kỷ thực hiện các quy định về thuế TNCN, việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế đã đạt được nhiều kết quả như xác định rõ đối tượng nộp thuế là người cư trú, người không cư trú - điều mà các Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở giai đoạn trước chưa có quy định rõ ràng; các quy định về thu nhập tính thuế và các thu nhập loai trừ; các quy định về thu nhập miễn thuế, giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế; giảm trừ nghĩa vụ thuế trong giai đoạn kinh tế khó khăn từ 2010-2012 là
những dấu ấn đáng ghi nhận trong của luật thuế TNCN trong việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN vẫn còn một số tồn tại chưa thể hiện rõ sự công bằng, bình đẳng khi xác định nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu nhập của đối tượng nộp thuế là người cư trú.
Tại Chương 3, luận văn phân tích các mục tiêu để hoàn thiện quy định pháp luật về thuế TNCN hướng đến việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Luận văn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các vấn đề còn tồn tại như phân tích tại chương 2 với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn quy định pháp luật thuế TNCN hiện nay.
Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân theo Luật thuế TNCN là một trong những bổ sung góp phần hoàn thiện các quy định của luật thuế TNCN nói riêng và hoàn thiện pháp luật thuế Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Thị Thu An (2011), Hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học luật Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo tổng kết ba năm thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân.
3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 119/2014/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 8 năm 2014 sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT- BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.
5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 151/2014/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ- CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
6. Bộ Tài chính (2015), Phụ lục 2: Thu ngân sách nhà nước theo lĩnh - Phần III: Phụ lục số liệu về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước thực hiện năm 2014 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn)
7. Chính phủ (2013), Nghị định 65/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 06 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN.
8. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.
9. Chính phủ (2014), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNCN, luật thuế GTGT, luật thuế TNCN, luật thuế tài nguyên và Luật quản lý thuế.
10. Th.s Trần Vũ Hải (2007), “Thực trạng pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí luật học, số 10/2007, trang 11-14
11. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội
12. TS. Nguyễn Thị Lan Hương (2011), “Ưu tiên quyền lợi của người nộp thuế khi sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
13. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự
14. Quốc hội (2007), Luật thuế TNCN
15. Quốc hội, Thuế thu nhập cá nhân các nước, cổng thông tin điện tử: www.quochoi.vn,
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Tư pháp
17. PGS. TS. Lê Thị Thu Thủy (2012), “Luật Thuế thu nhập cá nhân: Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử