Quy Định Về Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Chuyển Nhượng Chứng Khoán

về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế. Cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí thì thu nhập chịu thuế được xác định theo mức ấn định của cơ quan thuế. Mặc dù cùng được tính giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo và khuyến học nhưng cá nhân kinh doanh có thu nhập bấp bênh hơn, không ổn định liên tục như cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công vì phải chịu ảnh hưởng do chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội. Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ thì cá nhân kinh doanh không còn nguồn thu để nộp thuế nữa. Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lan Hương đã đề nghị để bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế là cá nhân kinh doanh thì cần xem xét việc giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế bằng việc áp dụng ưu đãi bằng cho phép chuyển lỗ với thời hạn phù hợp [12], tác giả cũng đồng tình với ý kiến này. Đồng thời, cũng nên xem xét giảm trừ cho đối tượng nộp thuế cao hơn so với cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương là cần thiết để bảo đảm công bằng và khuyến khích các nhân đăng ký kinh doanh kê khai nộp thuế để được hưởng quyền lợi về thuế. Mức giảm trừ cho CNKD có thể được xác định dựa trên thống kê liên quan đến vốn đầu tư, mức thu nhập, ngành nghề kinh doanh trên cơ sở duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của cá nhân.

2.2.2.4 Quy định về phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định hai cách tính thuế từ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Cách thứ nhất được tính bằng 20% trên thu nhập tính thuế cả năm với điều kiện người nộp thuế có chứng từ xác định được giá bán và giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán. Cách tính thứ hai được tính bằng 0.1% giá trị từng lần giao dịch. Hiện nay cách tính thứ hai được các công ty chứng khoán

áp dụng khá phổ biến nếu đối tượng nộp thuế chưa đăng ký tính thuế theo cách thứ nhất mỗi đầu năm. Với cách thứ hai thì thậm chí giá bán chứng khoán thấp hơn giá mua, có nghĩa là giao dịch chuyển nhượng chứng khoán bị lỗ vẫn phải nộp thuế.

Những năm gần đây TTCK liên tục bị giảm điểm trong suốt một thời gian dài nhiều cổ phiếu có giá tham chiếu trên sàn giao dịch còn dưới mệnh giá, không ít nhà đầu tư bị thua lỗ nhưng vẫn phải nộp ngày 0.1% trên giá trị từng lần chuyển nhượng, cuối năm mới thực hiện quyết toán. Nhà đầu tư chọn phương thức nộp thuế áp dụng thuế suất 20% thì phải có sổ sách kế toán ghi chép giá mua – giá bán và phải hoàn thiện các chứng từ chứng minh thì khi quyết toán nộp thuế thừa mới được hoàn, còn nộp thuế thiếu thì phải nộp bổ sung. Cách làm này khá phức tạp, tốn kém chi phí và dù chuyển nhượng chứng khoán bị lỗ thì vẫn phải nộp thuế gây nên tâm lý bức xúc cho các nhà đầu tư. Đồng thời, việc áp thuế khi nhà đầu tư thua lỗ không khuyến khích nhà đầu tư hào hứng đầu tư vào TTCK, không bảo đảm nguyên tắc “công bằng” cho người nộp thuế, hạn chế giao dịch ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của TTCK.

2.2.2.5 Quy định về phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Tại khản e, Điều 23 của Luật thuế TNCN hợp nhất [20] quy định về thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản như sau:

Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại

khoản 2 Điều 14 của Luật này

25


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 9

Như vậy, đối với chuyển nhượng bất động sản phải nộp thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập (giá bán - giá mua). Trường hợp không xác định được giá bán - giá mua thì nộp thuế theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện đã gặp rất nhiều vướng mắc trong việc xác định thuế suất như:

- Không có căn cứ để xác định giá mua, giá bán của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là chuyển nhượng giữa các cá nhân bằng tiền mặt, việc này dẫn đến việc xác định đối tượng nộp thuế theo thuế suất 25% rất khó khăn.

- Cá nhân đã nộp thuế theo thuế suất 2% sau đó khai điều chỉnh lại theo thuế suất 25% để hoàn thuế hoặc cơ quan thuế yêu cầu cá nhân khai lại theo thuế suất 25% để truy thu thuế. Việc này dẫn đến sự bức xúc của cá nhân, nhiều trường hợp đã khởi kiện ra tòa.

2.2.2.6 Quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế còn bất hợp lý và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cá nhân có các khoản thu nhập khác nhau

Việc quy định miễn thuế TNCN ở các quốc gia khác nhau thường khác nhau tùy thuộc vào định hướng chính sách của mỗi nước (ví dụ có nước cho phép miễn thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn Nam Phi, Ác-hen-ti-na, thu nhập từ các chương trình tiết kiệm nhà ở dài hạn ở Hàn Quốc). Một số nước còn cho phép thu nhập của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp (trong phạm vi nhất định) được miễn thuế (như Hàn Quốc). Một số quốc gia cho phép thu nhập từ việc chuyển nhượng một nhà, đất duy nhất được miễn thuế (Hàn Quốc, Australia) để khuyến khích việc các hộ gia đình cải thiện điều kiện nhà ở.

Ở Việt Nam, thu nhập được miễn thuế TNCN được quy định tại Điều 4 Luật thuế TNCN. Nhìn chung, các khoản thu nhập được miễn thuế là hợp lý,

tuy nhiên nếu so với các khoản thu nhập phải chịu thuế khác thì vẫn còn một số bất hợp lý.

(i) Về các khoản thu nhập được miễn thuế đối với bất động sản

Luật thuế TNCN quy định thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình. Về chính sách, việc quy định như trên nhằm giúp cho gia đình, cá nhân có điều kiện mở rộng diện tích đất và nhà ở nhằm nâng cao đời sống của người nộp thuế. Nhưng thực tế hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước cũng không xác định được nhà ở, đất ở mà cá nhân chuyển nhượng có phải là duy nhất không vì chủ yếu là các cơ quan này chỉ dựa vào tờ kê khai thuế và cam kết của cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở. Trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng; công tác kiểm tra, đối chiếu cần rất nhiều thời gian, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở. Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế. Thực tế này đang diễn ra hàng ngày và khá phổ biến, gây thất thu lớn cho NSNN. Theo báo cáo tổng kết ba năm thi hành Luật thuế TNCN năm 2012 của Bộ Tài chính thì năm 2009 có trên 50.000 trường hợp, năm 2010 có gần 59.000 trường hợp và năm 2011 có gần 55.000 trường hợp chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế.

Quy định của Luật thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là khá thông thoáng, thể hiện rõ xu hướng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng bất động sản, góp phần làm cho thị trường bất động sản sôi động và phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn quá độ khi ý

thức của đại bộ phận người nộp thuế còn thấp, hệ thống CNTT để theo dõi vấn đề sở hữu nhà đất ở Việt Nam cũng chưa phải là tiên tiến, vấn đề minh bạch hóa tài sản cá nhân lại không được công khai và phức tạp, do vậy việc thực thi điều luật trên dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực, làm thất thu NSNN. Cần phải có những giải pháp để chấn chỉnh, kiểm soát nhằm giảm thiểu tình trạng lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật nhằm trốn thuế.

(ii) Việc đánh thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn dẫn đến sự bất bình đẳng giữa nhà đầu tư vốn với người có tiền gửi tại tổ chức tín dụng

Theo quy định của Luật thuế TNCN thì thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh vay, mua cổ phần hoặc góp vốn sản xuất, kinh doanh. Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn được xác định bằng thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân (x) với thuế suất 5%; trong khi đó, lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng được miễn thuế TNCN. Như vậy, việc đánh thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn đã gây bất bình đẳng giữa nhà đầu tư vốn với người gửi tiền nhàn rỗi tại tổ chức tín dụng (cũng là một hình thức đầu tư nhằm hưởng lãi). Bất cập này còn bộc lộ ở một số khía cạnh sau:

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là khuyễn khích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích tổ chức cá nhân bỏ vốn vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Lợi tức cổ phần là kết quả của việc đầu tư vốn trực tiếp vào sản xuất kinh doanh cần phảI khuyến khích hơn so với lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng. Xét về khía cạnh phân phối lại và công bằng thu nhập thì giữa nhà đầu tư vốn, người gửi tiền rõ ràng có mục đích và động cơ tương tự nhau là giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.

Việc đầu tư vốn rủi ro hơn lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng do phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế mà cá nhân góp vốn. Nếu

so sánh với tiền gửi tiết kiệm, tính bảo toàn vốn cao, lãi xuất cũng tương đối cao (tính từ thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực đến nay lãi xuất trên dưới 10%/năm, có những lúc đã tăng lên 18,19%/ năm) mà chưa bị đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm. Trong khi lợi nhuận từ đầu tư vốn có tỷ lệ rủi ro cao hơn, phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải bỏ nhiều thời gian và chi phí nhất định để tìm những địa chỉ đầu tư với tỷ lệ cổ tức sinh lợi. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phải đối mặt với tình hình lạm phát liên tục tăng cao.

2.2.2.7 Quy định về kê khai và quyết toán thuế TNCN

Quyết toán thuế là một hoạt động quan trọng trong hoạt động quản lý thuế TNCN. Theo đó khi kết thúc một năm dương lịch của tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

Theo điều 24 của Luật thuế TNCN:

“1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;

b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo Điều 24 Luật thuế TNCN thì cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định về quản lý thuế.

Điều 10 Luật thuế TNCN quy định xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế từng ngành, nghề sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy định này nhằm mục tiêu kiểm soát thu nhập nhưng phát sinh thêm nhiều thủ tục mà không tăng thêm số thuế, nhiều trường hợp cá nhân có số thuế nộp thừa trong năm không có yêu cầu về hoàn lại thuế hoặc bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau nhưng vẫn phải hoàn thuế. Mặt khác với quy định như trên số lượng người kê khai quyết toán thuế rất lớn trong khi cơ sở vật chất phục vụ công tác thu thuế cũng như lực lượng cán bộ cơ quan thuế chưa đáp ứng kịp thời. Thực trạng này không những gây sức ép cho cơ quan quản lý thuế mà còn gây phiền phức cho người nộp thuế nói chung, cá nhân cư trú nói riêng. Thí dụ: cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nộp thuế khoán theo quy định của luật thuế vẫn phải quyết toán thuế, cá nhân cư trú có nhiều nguồn thu nhập ở nhiều nơi đã nộp thuế tại nguồn cuối năm quyết toán thuế theo quy định; những người làm công ăn lương nhưng lại có thu nhập từ kinh doanh cũng phải cộng gộp tất cả các nguồn thu nhập để tính thuế theo biểu thuế lũy tiến và quyết toán thuế làm tăng thêm thủ tục, làm phiền hà cho người nộp thuế.


CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ TNCN ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ CÁ NHÂN CƯ TRÚ

3.1 Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật về thuế TNCN ở nước ta còn nhiều bất cập, các quy định ở trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, không rõ ràng, thiếu tính khả thi…đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cho phù hợp. Bênh cạnh đó, thực tiễn công tác quản lý thuế TNCN, luật thuế TNCN ở Việt Nam còn nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi những bổ sung sửa đổi hợp lý và kịp thời. Hơn nữa, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng để góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới.

Xuất phát từ thực trạng như trên cũng như những yêu cầu đòi hỏi đối với nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN là một yêu cầu vô cùng cấp thiết, góp phần thực hiện chiến lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo đó các mục tiêu được đặt ra cho việc cải cách và hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN ở Việt Nam như sau:

3.1.1 Hoàn thiện luật thuế TNCN cần đặt trong tiến trình cải cách hệ thống thuế quốc gia

Ngày 17 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt chiến lực cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 theo đó xác định mục tiêu tổng quát trong chiến lược cải cách hệ thống thuế là: “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí