Quy Định Về Các Khoản Giảm Trừ Khi Tính Thuế Tncn

mục đích lợi nhuận và (6) thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì có sự giao thoa về đối tượng nộp thuế có thể bao gồm người cư trú và người không cư trú còn các thu nhập được miễn thuế còn lại hầu như chỉ là thu nhập của cá nhân cư trú. Trong đó, có tới năm loại thu nhập liên quan đến bất động sản (như chuyển nhượng, nhận thừa kế, chuyển đổi đất, v.v.) mà để được chuyển nhượng thì người chuyển nhượng khó có thể là cá nhân không cư trú. Các thu nhập còn lại liên quan đến sản xuất nông nghiệp, kiều hối, tiền lương hưu, v.v. thì rõ ràng đối tượng nộp thuế không thể là cá nhân không cư trú vì tính chất đặc thù của hoạt động mang lại thu nhập hoặc người được nhận thu nhập.

(ii) Việc bổ sung thêm một số loại thu nhập vào thu nhập được miễn thuế đã thể hiện rõ chính sách bảo vệ người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Một trong số các thu nhập được miễn thuế mới của thuế TNCN học bổng nhận từ NSNN và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ. Học bổng là một khoản thu nhập đặc thù dành cho những học sinh có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc và/hoặc có những cống hiến nhất định cho xã hội, cộng đồng vì vậy việc đưa thu nhập này là thu nhập miễn thuế để thúc đẩy hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học đồng thời thể hiện rõ chính sách ưu đãi cho các nhân tài của đất nước.

Thêm vào đó, tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật cũng là một thu nhập được miễn thuế. Phần thu nhập chênh lệch khi làm thêm giờ, làm thêm vào ban đêm là một loại thu nhập phát sinh thuộc tiền lương, tuy nhiên được hình thành do điều kiện làm việc đặc biệt là làm thêm giờ (tức là người lao động phải làm vượt quá số giờ tiêu chuẩn) hoặc làm vào ban đêm (tức là phải làm việc không đúng với nhịp sinh học bình thường của

con người là vận động, làm việc vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm) nên khi quy định là thu nhập miễn thuế là hoàn toàn hợp lý, vừa giúp mang lại công bằng cho người nộp thuế vì đây là khoản thu nhập chênh lệch do người lao động là cá nhân nộp thuế phải làm việc trong những điều kiện vất vả hơn lao động bình thường mới được nhận, vừa giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nộp thuế là không phải tính vào thu nhập chịu thuế, vừa giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển.

Ngoài ra, thu nhập từ tiền lãi gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ bảo hiểm nhân thọ cũng được miễn thuế TNCN với mục đích khuyến khích dân chúng gửi tiết kiệm vào các tổ chức tính dụng, nhằm thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cư để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của xã hội.

Thu nhập được miễn thuế tiếp tục được bổ sung trong Luật sửa đổi luật thuế TNCN 2012 theo đó tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng cũng không còn là thu nhập chịu thuế TNCN. Điều này cũng thể hiện rõ chính sách bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú bởi vì chỉ có cá nhân cư trú mới là đối tượng được hưởng tiền lương hưu. Lương hưu là một thu nhập có tính chất đặc biệt khác với các loại thu nhập thông thường, được hình thành từ việc trích nộp tiền lương của người lao động khi còn trong độ tuổi làm việc, chỉ được trả cho người lao động khi người đó đã đủ một số năm nhất định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đạt đến độ tuổi luật định. Thực chất lương hưu là khoản tích lũy bắt buộc, đều đặn, liên tục của người lao động và đóng góp của người sử dụng lao động trong một thời gian dài để bảo đảm cho chất lượng cuộc sống của người lao động khi không còn khả năng lao động. Vì vậy, quy định tiền lương hưu là thu nhập miễn thuế là hoàn toàn hợp lý và thể hiện rõ

tinh thần bảo vệ quyền lợi cho những người lao động đã nghỉ hưu, một trong những đối tượng là cá nhân cư trú theo quy định của Luật thuế TNCN.

2.2.1.4 Quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN

Đối với Việt Nam, quy định về khoản giảm trừ gia cảnh là vấn đề nhận được sự ủng hộ nhiều nhất nhưng cũng là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi nhất khi dự thảo Luật thuế TNCN được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Áp dụng khoản giảm trừ gia cảnh cho thu nhập chịu thuế của các cá nhân nghĩa là thay vì áp dụng cứng nhắc một mức thu nhập khởi điểm chịu thuế chung, cào bằng với tất cả các cá nhân thì thuế TNCN theo quy định mới đã có tính đến hoàn cảnh của mỗi đối tượng nộp thuế. Điều này sẽ khiến cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mối đối tượng nộp thuế được công bằng hơn, dẫn đến các cá nhân cũng cảm thấy có phần thỏa mãn khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Tuy vậy, mức giảm trừ áp dụng cho bản thân đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc nên là bao nhiêu cho phù hợp lại là nội dung còn đang có nhiều ý kiến tranh luận.

Trong lịch sử, thuế TNCN nhất là khoản khấu trừ gia cảnh đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Thuế TNCN đã ngày càng thể hiện rõ vai trò của nó trong nền kinh tế của các quốc gia và khẳng định những ưu thế của nó. Thuế TNCN đã và đang được thực thi khá thành công ở nhiều nước, không chỉ các nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển, và thực tiễn đó cung cấp những bài học kinh nghiệm quý cho việc xây dựng thuế TNCN ở Việt Nam.

Dưới đây là mức giảm trừ cho người cá nhân người nộp thuế và cho người phụ thuộc của một số quốc gia theo Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2011:

Philippin (thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.254 USD)

Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: Cá nhân độc thân hoặc đã lập gia đình nhưng ly thân không có người phụ thuộc: 20.000 Peso/năm (khoảng 440 USD); Cá nhân đã lập gia đình: 32.000 Peso/năm (khoảng 700 USD).

Giảm trừ cho người phụ thuộc: Mỗi người phụ thuộc được khấu trừ

8.000 Peso (tương đương 175 USD) nhưng không vượt quá 4 người.

Indonexia (thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.469 USD)

Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: Mức giảm trừ 15,84 triệu rupiah/năm cho mỗi cá nhân (tương đương 1800 USD); Giảm trừ 5% tổng thu nhập nhận được và tối đa không quá 6 triệu rupiah/năm (tương đương 690 USD).

Giảm trừ cho người phụ thuộc: Mỗi người phụ thuộc được khấu trừ

8.000 Peso (tương đương 175 USD) nhưng không vượt quá 4 người; 1,32 triệu rupiah cho vợ (hoặc chồng); 1,32 triệu rupiah (tương đương 150 USD) cho mỗi người phụ thuộc trong gia đình với tổng số không vượt quá 3 người.

Các khoản giảm trừ khác: Một số khoản đóng bảo hiểm xã hội (5% tổng thu nhập nhưng tối đa không quá 2,4 triệu rupiah/năm).

Thái Lan (thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.281 USD)

Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: Người nộp thuế: 30.000 Bath/năm (tương đương khoảng 930 USD); Người nộp thuế có thu nhập từ lao động còn được giảm trừ ở mức 40% thu nhập nhận được nhưng không quá

60.000 Bạt mỗi năm (xem như là chi phí để tạo ra thu nhập).

Giảm trừ cho người phụ thuộc: Mỗi người phụ thuộc được khấu trừ

8.000 Peso (tương đương 175 USD) nhưng không vượt quá 4 người; 1,32 triệu rupiah cho vợ (hoặc chồng); 1,32 triệu rupiah (tương đương 150 USD) cho mỗi người phụ thuộc trong gia đình với tổng số không vượt quá 3 người.

Các khoản giảm trừ khác: Khoản đóng bảo hiểm nhân thọ; Lãi tiền vay cho khoản vay mua nhà; Đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của Chính phủ;

Đóng góp từ thiện cho bệnh viện công, tổ chức giáo dục công không vượt quá 10% phần thu nhập sau khi đã trừ các khoản giảm trừ nêu trên.

Malaysia (thu nhập bình quân đầu người khoảng 8.616 USD)

Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: 9.000 RM (tương đương 2.690 USD) (cá nhân bị tàn tật được giảm trừ thêm 6.000 RM).

Giảm trừ cho người phụ thuộc: Giảm trừ cho vợ (hoặc chồng): 6.000 RM (tương đương 1.790 USD) và nếu bị tàn tật được giảm trừ thêm 3.500 RM; Giảm trừ cho con (chưa kết hôn): 1.000 RM học phổ thông (tương đương 300 USD) và 4.000 RM (tương đương 1.200 USD) nếu đang theo học đại học, cao đẳng.

Các khoản giảm trừ khác: Giảm trừ chi phí y tế cho bố mẹ; chi phí giáo dục cho bản thân; chi phí mua máy tính (ba năm một lần) ; giảm trừ cho chi phí mua sách; chi phí trả lãi tiền vay mua nhà (có điều kiện).

Singapore (thu nhập bình quân đầu người khoảng 50.714 USD)

Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: Dưới 55 tuổi: 1.000 SGD (khoảng 810 USD); Từ 55 tuổi đến 59 tuổi: 3.000 SGD (khoảng 2430 USD);

Từ 60 tuổi: 4.000 SGD (khoảng 2440 USD).

Giảm trừ cho người phụ thuộc: Người vợ (hoặc chồng): 2.000 SGD (khoảng 1.620 USD); Con : 4.000 SGD (khoảng 2.440 USD); Bố, mẹ (ông bà) sống phụ thuộc: 4.500 -7.000 SGD, tối đa không quá 2 người.

Các khoản giảm trừ khác: Tiền học phí, tiền đóng góp từ thiện, tiền đóng góp tham gia bảo hiểm xã hội...

Trung Quốc (thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.183 USD)

Áp dụng mức ngưỡng giảm trừ 3.500 NDT/tháng (tương đương khoảng 533 USD) đối với người nộp thuế là người Trung Quốc và 4.800 NDT/tháng đối với người nộp thuế là người nước ngoài. Trung Quốc không tách riêng

mức khấu trừ cho người nộp thuế và cho người phụ thuộc như thực tiễn ở nhiều quốc gia khác.

Thực tế, pháp luật các nước quy định về giảm trừ gia cảnh được chia thành ba nhóm là: (1) giảm trừ cho bản thân người nộp; (2) giảm trừ cho người phụ thuộc của người nộp thuế và (3) các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù. Luật thuế TNCN đã học hỏi kinh nghiệm các nước và vận dụng khi xây dựng và hoàn thiện dần các quy định. Điều đó thể hiện ở chỗ Luật thuế TNCN đã ghi nhận đầy đủ cả ba nhóm giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và có thu nhập từ kinh doanh và có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội các giai đoạn để đảm bảo đời sống của người nộp thuế sau khi nộp thuế TNCN vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống của mình. Điều đó thể hiện trong bảng thống kê như sau:

Bảng 2.3: Thống kê các khoản giảm trừ gia cảnh của Luật thuế TNCN từ 2009 đến nay

Các khoản giảm trừ

Từ 2009 đến tháng 6/2013

Từ tháng 7/2013 đến nay

Cho người nộp thuế

4.000.000 đ/người/tháng

9.000.0000 đ/người/tháng

Cho người phụ

thuộc

1.600.000.000

đ/người/tháng

3.600.000 đ/người/tháng

Các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù

bảo hiểm bắt buộc, đóng góp từ thiện, nhân đạo

bổ sung thêm khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự

nguyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 7

(Nguồn: Luật thuế TNCN 2007 và Luật thuế TNCN hợp nhất [20])

Một điểm đáng nói là Luật thuế TNCN có đặc điểm rất tích cực là được xây dựng nên bởi sự thống nhất ý kiến từ trung ương tới địa phương, từ ý kiến của những người làm luật đến ý kiến của nhân dân. Điều khoản về giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo chính là điểm thể hiện rõ nhất

cho sự thống nhất ý kiến này. Dự thảo Luật thuế TNCN lấy ý kiến của nhân dân không có quy định về khoản giảm trừ này mà đó là nội dung đã được Quốc Hội tiếp thu ý kiến của nhân dân và đưa vào Luật thuế TNCN. Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo trừ vào thu nhập trước khi tính thuế TNCN và chỉ áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú; không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác. Với quy định này, luật đã khuyến khích các hoạt động từ thiện, nhân đạo cũng đồng nghĩa với việc thực hiện một khoản chi tiêu chính phủ theo đường tắt. Một phần thu nhập của cá nhân chịu thuế lẽ ra phải nộp vào NSNN nhưng khi thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo, một phần khoản thu nhập đó lại không nộp vào NSNN nữa mà được trực tiếp chuyển sang cho đối tượng hưởng thụ khoản đóng góp đó.

Quy định các khoản giảm trừ có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân người nộp thuế nói riêng và gia đình của họ nói chung, giúp bảo đảm an sinh xã hội, góp phần đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội.

Thí dụ sau đây sẽ minh chứng về tính công bằng cũng như lợi ích của người nộp thuế được bảo vệ rõ ràng.

Người lao động A có thu nhập tổng cộng từ tiền lương là 30 triệu đồng/tháng, không có người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện nào trong tháng. Người lao động B cũng có thu nhập tổng cộng từ tiền lương tương tự nhưng có 2 con đang học tiểu học, đóng góp từ thiện trong tháng là

500.000 đồng.


Bảng tính thuế TNCN của

người lao động A

Bảng tính thuế TNCN của

người lao động B

Thu nhập được trừ trước khi tính thu

nhập tính thuế của người lao động A là: 9,75 triệu (khoản tiền đóng các

Thu nhập được trừ trước khi tính thu

nhập tính thuế của người lao động B là: 9,75 triệu (khoản tiền đóng các


khoản bảo hiểm bắt buộc) + 9 triệu (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 18,75 triệu

khoản bảo hiểm bắt buộc) + 0,5 triệu (khoản đóng góp từ thiện trong tháng) + 16,2 triệu (giảm trừ gia

cảnh cho bản thân) = 26,45 triệu

Thu nhập tính thuế của người lao động A là: 30 triệu – 18,75 triệu =

11,25 triệu

Thu nhập tính thuế của người lao động B là: 30 triệu – 26,45 triệu =

3,55 triệu

Thuế TNCN người lao động A phải nộp là:

15% x 11,25 triệu – 0.75 triệu =

0,9375 triệu

Thuế TNCN người lao động B phải nộp là:

3, 55 triệu x 5% = 0,1775 triệu


Thí dụ trên thể hiện rõ sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Mặc dù có mức thu nhập tổng cộng là như nhau nhưng người lao động A không chịu nhiều ràng buộc về kinh tế (không có người phụ thuộc, không đóng góp từ thiện) trong khi người lao động B phải nuôi dưỡng, chăm sóc 02 con và có các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nên số thuế TNCN người lao động A phải nộp nhiều hơn người lao động B là hoàn toàn hợp lý.

2.2.1.5 Quy định về biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế lũy tiến toàn phần

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh trong luật thuế TNCN được áp dụng bởi biểu thuế lũy tiến từng phần – một biểu thuế được thiết kế theo mức độ tăng dần về thu nhập tính thuế và thuế suất. Cá nhân cư trú có các nguồn thu nhập khác thì phải nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến toàn phần với thuế suất ấn định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022