đã đạt được những kết quả nổi bật trong việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân cư trú như sau:
Quy định về giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế (9 triệu/người/tháng) và người phụ thuộc (3,6 triệu/người/tháng), các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, đóng góp từ thiện nhân đạo để tính thu nhập tính thuế và biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc (5%; 10%; 15%; 20%; 25%; 30%; 35%) đã thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của người có thu nhập.
Sau 05 năm triển khai luật thuế TNCN 2007, số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công chưa đến mức phải nộp thuế năm 2009 là: 3.293 nghìn người; năm 2010 là: 6.582 nghìn người; năm 2011 là: 8.777 nghìn người; năm 2012 là: 9.378 nghìn người; năm 2013 là: 11.376 nghìn người.
Số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp thuế ở bậc 1 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người phải nộp thuế (năm 2009: 76,6%; năm 2010: 73,3%; năm 2011: 73,3%, năm 2012: 73,5%, năm 2013: 76,9%) nhưng số
thuế nộp không lớn so với tổng số thuế thu từ tiền lương, tiền công (năm 2009: 7,0%; năm 2010: 10,06%; năm 2011: 10,0%, năm 2012: 9.8%, năm
2013: 10,4%). Số người nộp thuế từ bậc 2 trở lên không lớn (2009: 23,4%;
năm 2010: 26,7%; năm 2011: 26,7%, năm 2012: 26,7%, năm 2013: 23%)
nhưng số thuế nộp chiếm tỷ trọng lớn (năm 2009: 93,0%; 2010: 90,04%;
2011: 90,0%, năm 2012: 90,2%, năm 2013: 89,8%), qua việc điều tiết thuế TNCN như nêu trên đã góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư [9].
Các nội dung sau đây sẽ phân tích chi tiết hơn về thực trạng bảo vệ quyền lợi của cá nhân nộp thuế theo quy định của luật thuế TNCN từ năm 1990 đến nay.
2.2 Thực trạng bảo vệ quyền lợi người nộp thuế là cá nhân cư trú của pháp luật thuế TNCN
2.2.1 Các kết quả đã đạt được
2.2.1.1 Quy định về việc xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Hội đồng nhà nước ban hành năm 1990 chưa có quy định về cá nhân cư trú. Cho đến khi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1991 được sửa đổi năm 1994, quy định về cá nhân cư trú mới được luật hóa, nhưng chỉ dừng ở quy định cá nhân cư trú là người nước ngoài, cụ thể là: “Người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt nam; được coi là không cư trú nếu ở tại Việt nam dưới 183 ngày”. Nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú v.v. thì nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập thường xuyên, ngược lại nếu họ là cá nhân không cư trú thì phải nộp thuế TNCN theo thuế suất ấn định.
Bảng 2.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập thường xuyên của công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam
Đơn vị: 1000 đồng
Thu nhập bình quân tháng/người | Thuế suất (%) | |
1 | đến 3.000 | 0 |
2 | Trên 3.000 đến 6.000 | 10 |
3 | Trên 6.000 đến 9.000 | 20 |
4 | Trên 9.000 đến 12.000 | 30 |
5 | Trên 12.000 đến 15.000 | 40 |
6 | Trên 15.000 | 50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thuế Tncn Có Đối Tượng Chịu Thuế Là Thu Nhập Của Cá Nhân
- Khái Quát Chung Về Pháp Luật Thuế Tncn Và Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Cư Trú
- Cơ Sở Lý Luận Về Việc Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Cư Trú
- Quy Định Về Các Khoản Giảm Trừ Khi Tính Thuế Tncn
- Quy Định Về Miễn Giảm Thuế Tncn Giai Đoạn 2011-2012
- Quy Định Về Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Chuyển Nhượng Chứng Khoán
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001 [19])
Bảng 2.2: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài
Đơn vị: 1000 đồng
Thu nhập bình quân tháng/người | Thuế suất (%) | |
1. | đến 8.000 | 0 |
2. | Trên 8.000 đến 20.000 | 10 |
3. | Trên 20.000 đến 50.000 | 20 |
4. | Trên 50.000 đến 80.000 | 30 |
5. | Trên 80.000 đến 120.000 | 40 |
6. | Trên 120.000 | 50 |
(Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2001 [19])
Kể từ khi Luật thuế TNCN 2007 được Quốc Hội thông qua, quy định về đối tượng cư trú bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được quy định cụ thể rõ ràng, không có sự phân biệt giữa người nộp thuế là công dân Việt Nam và người nước ngoài. Cách xác định đối tượng cư trú mới thể hiện rõ tư duy tiến bộ của nhà làm luật khi tiếp cận rất gần các tiêu chuẩn về đối tượng cư trú tại các điều ước quốc tế về thuế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, quy định của Luật thuế TNCN 2007 cũng phản ánh khá rõ nguyên tắc công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, khi không còn áp dụng hai biểu thuế lũy tiến từng phần riêng biệt cho người Việt Nam và người nước ngoài. Theo quy định mới này, người nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện cá nhân cư trú thì được đối xử bình đẳng như người Việt Nam. Còn cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cá nhân cư trú theo pháp luật của một nước khác, phải nộp thuế thu nhập toàn cầu tại nước mà cá nhân đó được xem
là cá nhân cư trú và chỉ phải nộp thuế TNCN cho NSNN đối với phần thu nhập phát sinh trong lãnh thổ tại Việt Nam.
Quy định của luật thuế TNCN 2007 về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú làm thay đổi cơ bản nghĩa vụ thuế của cá nhân. Như vậy luật thuế TNCN 2007 đã ghi nhận quốc tịch không phải là yếu tố quyết định nghĩa vụ thuế của một cá nhân đối với nhà nước mà là sự gắn bó về lợi ích kinh tế, sự hiện diện thường xuyên lâu dài và ổn định của cá nhân đó tại Việt Nam sẽ quyết định nghĩa vụ thuế của họ. Điều này không những thể hiện sự “công bằng” đối với các đối tượng nộp thuế mà còn thể hiện sự phù hợp trong mối quan hệ tương tác hai chiều giữa nhà nước – công dân, Nhà nước nào nơi công dân gắn bó lợi ích nhiều hơn thì phải thực hiện nghĩa vụ công dân nhiều hơn.
2.2.1.2 Quy định về các loại thu nhập chịu thuế TNCN
Theo quy định tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ năm 1990-2008, thu nhập chịu thuế được phân chia làm 02 loại chính theo mức độ, tần suất phát sinh thu nhập, bao gồm: (1) thu nhập thường xuyên và (2) thu nhập không thường xuyên.
Thu nhập thường xuyên bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng; các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN và đối tượng không phải chịu thuế TNCN.
Thu nhập không thường xuyên là thu nhập dưới hình thức như: Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển; Chuyển giao công nghệ, bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế công nghiệp và dịch vụ khác, trừ trường hợp biếu, tặng; Trúng thưởng xổ số.
Quy định về thu nhập chịu thuế như trên chưa phản ánh đúng các nguồn thu nhập của các cá nhân trong xã hội, dễ dẫn đến tình trạng bỏ sót những cá nhân có thu nhập cao nhưng lại không phải nộp thuế TNCN như cá nhân chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, trúng thưởng…
Khắc phục được vấn đề này, Luật thuế TNCN đã quy định khá chi tiết mười loại thu nhập chịu thuế bao gồm: (1) Thu nhập từ kinh doanh; (2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công; (3) Thu nhập từ đầu tư vốn; (4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; (5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; (6) Thu nhập từ trúng thưởng; (7) Thu nhập từ bản quyền; (8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại; (9) Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; (10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng [20, Điều 3].
Quy định về thu nhập chịu thuế ở một số nước như sau [15, trang 4-5]: Trung Quốc: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2) Thu nhập từ sản xuất kinh doanh; (3) Thu nhập về cho thuê tài sản; (4) Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; (5) Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; (6) Thù lao dịch vụ; (7) Thu nhập từ nhuận bút; (8) Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (9) Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; (10) Thu nhập ngẫu nhiên; (11) Thu nhập khác.
Malaysia (1) Thu nhập từ lao động làm công bao gồm tất cả các hình thức tiền thù lao như tiền công, tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng, trợ cấp về hưu; (2) Thu nhập từ kinh doanh, lãi cổ phần, lãi tiền vay, tiền cho thuê và những khoản có tính chất tương tự.
Philippin: (1) Phí dịch vụ được chi trả dưới bất kỳ hình thức nào; (2) Tổng thu nhập thu được từ việc thực hiện kinh doanh; (3) Lãi buốn bán tài sản; (4)
Lãi tiền vay; tiền cho thuê; (5) Tiền bản quyền; (6) Cổ tức; (7) Tiền trợ cấp hàng năm; (8) Phần thưởng và tiền thắng; (9) Tiền lường hưu; (10) Khoản phân chia từ thu nhập ròng của công ty hợp danh chuyên nghiệp chung cho người vay vốn.
Thái Lan: (1) Thu nhập từ các dịch vụ lao động; (2) Thu nhập từ kinh doanh.
(3) Thu nhập từ cho thuê tài sản; (4) Thu nhập từ bản chất công việc vị trí hoặc dịch vụ lao động cung cấp; (5) Thu nhập từ tín nhiệm quyền tác giả, bản quyền, các quyền khác; (6) Thu nhập có bản chất là cổ tức, lãi tiền gửi ngân hàng; (7) Thu nhập từ các nghề tự do; (8) Thu nhập từ xây dựng và các hợp đồng công việc khác;
Hàn Quốc:
- Thu nhập toàn cầu: (1) Thu nhập từ lao động; (2) thu nhập từ kinh doanh;
(3) Thu nhập từ cho thuê bất động sản; (4) Thu nhập từ tài sản tạm thời;
(5) Thu nhập khác.
- Thu nhập chịu thuế riêng biệt: (6) Thu nhập từ lương hưu; (7) Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản; (8) Thu nhập từ trồng rừng và khai thác gỗ.
Nhật Bản: (1) Thu nhập từ công việc lao động; (2) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh; (3)Thu nhập do buốn bán bất động sản; (4) Thu nhập từ tiền lãi cổ phần; (5) Thu nhập từ lợi tức; (6) Thu nhập từ các khoản hưu trí; (7) Thu nhập từ buôn bán gỗ; (8) Thu nhập từ các khoản vốn; (9) Thu nhập bất thường; Thu nhập khác.
Nhìn chung, khi so sánh với các quốc gia nêu trên thì số thu nhập chịu thuế TNCN của Việt Nam cũng gần tương tự, với một số quốc gia thậm chí còn nhiều hơn (như so sánh voiwsii Malaysisa, Hàn Quốc). Ngoài ra, các loại thu nhập chịu thuế của luật thuế TNCN tiếp tục kế thừa quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ 1994-2008 (thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh) và bổ sung các loại thu nhập
mới phát sinh theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh phần lớn thu nhập của các giao dịch dân sự, thương mại thường xuyên phát sinh, một phần giúp điều tiết được thu nhập của các tầng lớp cư dân, duy trì sự công bằng giữa các cá nhân có thu nhập, một phần giúp tăng nguồn thu cho NSNN.
Cũng cần phải nói rõ thêm là mặc dù Luật thuế TNCN quy định 10 loại thu nhập chịu thuế nhưng Luật cũng có những quy định rất nhân văn, đảm bảo sự công bằng và hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Đó là các quy định về miễn trừ không tính vào thu nhập tính thuế một số khoản thu nhập có tính chất đặc thù như các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; quy định của luật bảo hiểm xã hội như trợ cấp thai sản, ốm đau, v.v.; các khoản tiền thưởng đối với các giải thưởng quốc gia, cải tiến kỹ thuật, khai báo hành vi vi phạm đối với cơ quan nhà nước; hoặc các khoản hỗ trợ của người sử dụng cho người lao động như tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, tiền ăn giữa ca vượt mức quy định của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, v.v. Những thu nhập này mặc dù làm gia tăng nguồn thu nhập của người lao động nhưng được trừ không tính là thu nhập chịu thuế thể hiện rõ chủ trương chính sách cơ bản của nhà nước như bảo vệ quyền lợi của người lao động, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, các cống hiến của cá nhân cho xã hội, cộng đồng. Đối tượng được hưởng các khoản miễn trừ này hầu như đều là cá nhân cư trú theo quy định của Luật thuế TNCN và qua đó cho thấy rõ tinh thần bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú đã được luật hóa rất chi tiết và khá đầy đủ.
2.2.1.3 Quy định về các loại thu nhập miễn thuế TNCN
Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao không có khái niệm "thu nhập miễn thuế" mà chỉ có khái niệm "thu nhập không chịu thuế". "Thu nhập miễn thuế" là những thu nhập mà có thể sẽ không phải nộp thuế
TNCN trong giai đoạn này, nhưng tùy theo chính sách đề ra trong từng giai đoạn của chính phủ mà có thể sẽ lại là thu nhập chịu thuế TNCN trong giai đoạn khác. Còn "thu nhập không chịu thuế" là những thu nhập sẽ không là đối tượng chịu thuế TNCN và không có sự điều chỉnh nào về mặt chính sách. Do có sự khác nhau như vậy nên việc thay đổi từ khái niệm "thu nhập không chịu thuế" sang khái niệm "thu nhập miễn thuế" đã thể hiện được đúng được bản chất của loại thu nhập.
Luật thuế TNCN quy định mười bốn loại TNCN được miễn thuế mà phần lớn các thu nhập được miễn thuế này có liên quan đến cá nhân cư trú như: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất một nhà ở, đất ở hoặc chuyển nhượng bất động sản giữa những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc quan hệ con nuôi; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất, thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; thu nhập từ học bổng; thu nhập từ kiều hối, v.v. Thu nhập được miễn thuế trong thuế TNCN trên cơ sở kế thừa quy định về các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và bổ sung thêm một số khoản thu nhập được miễn thuế khác.
Các loại thu nhập được miễn thuế thể hiện rõ chính sách bảo vệ người nộp thuế là cá nhân cư trú vì các lý do như sau:
(i) Phần lớn thu nhập miễn thuế là thu nhập của cá nhân cư trú Trong 14 loại thu nhập được miễn thuế theo Luật thuế TNCN, trừ (1)
thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; (2) thu nhập từ tiền lương làm thêm giờ; (3) thu nhập từ học bổng; (4) thu nhập từ bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tai nạn lao động; (5) thu nhập từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm