Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 10

trị Công ty nói "Cổ đông cũng chưa làm hết nhiệm vụ của mình". Làm sao có thể làm hết nhiệm vụ khi mà mỗi năm Đại hội đồng cổ đông họp một lần mà chỉ có những có 200 cổ phiếu trở lên mới được đi họp. Những công nhân nghèo với số cổ phiếu ít ỏi đành góp lại cử một đại diện đi họp. Vì nỗi lo bị trù dập, người được cử đi cũng chẳng phải là cổ đông mà là người đã nghỉ hưu, người ngoài công ty, làm sao họ có thể phản ánh hết những bất thường của cổ đông.

Niềm hy vọng của người lao động được làm chủ trong công ty cổ phần vốn được dấy lên bởi bài giảng vỡ lòng về cổ phần, cổ đông, bộ phim "Trở về Eden", đã tan thành mây khói.

Giám đốc mới đã lên thay, nhưng cổ đông vẫn chưa hết lo liệu ban giám đốc mới có đủ khả năng vực dậy công ty hay không [59]?

Phần quà vỏn vẹn 3 cân gạo nếp khi năm hết Tết đến của những người lao động - cổ đông trong Công ty chè Trần Phú quả là bài học xót xa cho công cuộc cổ phần hóa. Các khía cạnh về bảo đảm quyền và lợi ít của cổ đông trong vụ việc này là:

Hạn chế quyền tham dự và bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông với quy định (trong điều lệ) về điều kiện nắm 200 cổ phiếu mới được dự họp.

Thiếu công khai về hoạt động quản lý, điều hành, không công khai lợi ích liên quan của giám đốc.

Hoạt động giám sát của Ban Kiểm soát kém hiệu quả do trình độ và điều kiện làm việc yếu kém.

Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt những vi phạm có lẽ nằm ở kiểu cổ phần hóa nửa vời, Nhà nước vẫn nắm giữ lượng cổ phần có khả năng chi phối trong công ty sau cổ phần hóa. Kiểu quản lý dân chủ trong công ty cổ phần không được áp dụng, thay vào đó vẫn là các ban bệ hành chính thời công ty nhà nước.

3.1.4. Bất cập trong cách thức thực hiện quyền cổ đông

Bản thân nhận thức còn yếu của cổ đông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp kéo dài trong nội bộ công ty. Khi Hội đồng quản trị vi phạm điều lệ, không hoàn thành nghĩa vụ, các cổ đông không thực hiện quyền thay thế Hội đồng quản trị của mình mà viết đơn tố cáo yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp; khi công ty có dấu hiệu vi phạm chế độ quản lý tài chính thì cổ đông không yêu cầu Ban Kiểm soát của công ty làm rõ mà lại yêu cầu cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra [47, tr. 57]. Vụ việc tại Công ty cổ phần Hữu Nghị là một dẫn chứng tiêu biểu: Do thiếu hiểu biết về cơ chế hoạt động của Đại Hội đồng cổ đông cùng với sự lôi kéo của một số người lợi dụng, một nhóm cổ đông đã tự ý dựng lên Hội đồng quản trị, kiện cáo yêu cầu tòa tuyên vô hiệu các hợp đồng chuyển nhượng đã được giao kết và thực hiện hoàn toàn tự nguyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Dù doanh nghiệp đã chuyển đổi công ty cổ phần, các cổ đông - người lao động trong doanh nghiệp chưa thể từ bỏ thói quen sử dụng các thiết chế chính trị - xã hội như tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để bày tỏ nguyện vọng của mình. Vì thế Đại hội đồng cổ đông trong các công ty này không phát huy được vai trò của mình.

Trái lại, cũng trong nhiều công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, cổ đông, người lao động lại thực hiện quyền làm chủ một cách "quá trớn". Đến mức trong một doanh nghiệp tại Hà Nội, Ban Giám đốc khi đưa ra một quyết định chi tiêu nào quá 100.000 đồng cũng phải "họp xin ý kiến" rất căng thẳng và mất nhiều thời giờ, không phù hợp với cơ chế thị trường đòi hỏi linh hoạt, phản ứng nhà [59]. Khi điều này diễn ra thì công ty cổ phần có nguy cơ biến thành một hợp tác xã, nơi mà mọi xã viên đều có quyền bình đẳng trong quản lý doanh nghiệp [28, tr. 384].

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 10

Bên cạnh đó, một hiện tượng cũng khá phổ biến là khi không đồng tình với diễn biến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, một số cổ đông liền

quấy rối, cản trở tiến trình họp bằng những cách hết sức "bạo lực" như giật micro, vứt tài liệu, giật giấy tờ của chủ tọa, cản trở chủ tọa điều khiển cuộc họp… [59].

Trong nhiều trường hợp, các cổ đông thiểu số lại không nhận thức được cơ hội mà họ có quyền sử dụng để tạo ra "quản trị" phù hợp nấht với điều kiện thực tế của công ty, hoặc không đủ vị thế và năng lực để đàm phán, tạo ra vị thế có lợi hơn trong quản trị công ty. Thực tế, điều lệ của không ít công ty, quy định về giới hạn về cổ đông không được tham dự Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, một phần lớn cổ đông đã không tiếp cận được với thông tin của công ty, không nhận được các thông báo về các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, thậm chí không nhận được cả thông báo về việc trả cổ tức.

Liên quan đến cổ đông là Nhà nước, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan không phân biệt rạch ròi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính, đã can thiệp trực tiếp vào công việc quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập Đại hội đồng cổ đông, hoặc chỉ đạo triệu tập Đại hội đồng cổ đông, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên hội đồng quản trị.

Chính sự can thiệp hành chính này, đã khiến không ít công ty sau cổ phần hóa vướng vào những mâu thuẫn nội bộ phức tạp như trường hợp của Công ty cổ phần Khách sạn Hữu Nghị (Hà Nội), Công ty cổ phần Khách sạn Phan Thiết.


3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và một số nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra những định hướng quan trọng đối với việc các công ty cổ phần dân doanh và công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước.

Luật Doanh nghiệp 2005, ra đời đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đảm bảo quyền của cổ đông trong công ty cổ phần. Việc ban hành Nghị định về cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng là sự thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, trong đó các vấn đề liên quan đến quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần sau cổ phần hóa cũng được chú ý ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, khung pháp lý bảo vệ quyền của cổ đông trong công ty cổ phần còn có nhiều điểm cần hoàn thiện.

Hơn thế nữa, thực tiễn thực thi và bảo vệ các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần ở nước ta đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần cần đặt trong tổng thể hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam với những cải cách pháp luật đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1. Kiến nghị đối với Luật Doanh nghiệp năm 2005

Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về cổ đông trong công ty cổ phần, chú trọng các vấn đề sau:

- Đảm bảo các quyền cơ bản của cổ đông như quyền tiếp cận thông tin, thiết lập cơ chế để cổ đông thực thi quyền một cách có hiệu quả;

- Quy định các biện pháp nhằm giám sát giao dịch tư lợi, yêu cầu người quản lý công khai hóa lợi ích nhằm chống các xung đột về quyền lợi;

- Tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát;

- Quy định yêu cầu công khai, minh bạch đối với công ty cổ phần như đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Về các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Quyền yêu cầu mua lại này góp phần bảo vệ lợi ích của các cổ đông khi họ có sự thay đổi nguyện vọng. Khoản 1, Điều 90 quy định "Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty

mua lại cổ phần của mình". Theo quy định này, cổ đông chỉ được thực hiện quyền này khi có căn cứ được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp, nếu điều lệ công ty có quy định khác ngoài các trường hợp luật định, thì không có giá trị pháp lý. Nếu quy định như vậy thì chưa đầy đủ, bởi Luật chỉ quy định những trường hợp thực sự cần thiết, bên cạnh đó hoạt động của công ty cổ phần còn dựa trên những cam kết nội bộ của công ty được quy định cụ thể trong điều lệ. Mặt khác, pháp luật hầu hết các nước đều ghi nhận nguyên tắc cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần nếu có căn cứ luật định hoặc điều lệ công ty quy định.

3.2.2. Kiến nghị đối với các quy định pháp luật về cổ phần hóa công ty nhà nước

- Cải cách phương thức bán cổ phần theo hướng tăng cường bán cổ phần cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp nhằm tạo ra cũng cách quản lý mới cũng như thêm nhiều "con mắt" giám sát hoạt động của công ty, tăng cường công khai thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin về đấu giá cổ phần để các nhà đầu tư bình đẳng khi mua cổ phần;

- Đảm bảo quyền cho người mua cổ phần trong giai đoạn doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần cũng như các quyền của cổ đông trong công ty cổ phần sau khi cổ phần hóa, đặc biệt là quyền chuyển nhượng cổ phần.

- Pháp luật về công ty cổ phần cần thiết lập một cơ chế pháp lý để đảm bảo sự can thiệp của Nhà nước vào công ty cổ phần trong những trường hợp cụ thể. Một đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần được hình thành từ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, đó là sự tham gia của Nhà nước với tư cách là cổ đông. Trên thực tế, đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quy định chặt chẽ của Nhà nước. Theo quan điểm của tác giả, cần tách bạch rạch ròi giữa chức năng là cổ đông, với chức năng quản lý của Nhà nước trong công ty cổ phần.

Nhà nước cần giao quyền quản lý cho một cơ quan có quy chế độc lập, như vậy, trong doanh doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, vai trò của Nhà nước chỉ còn là cổ đông với tư cách độc lập, bình đẳng như tất cả các cổ đông khác. Có như thế mới đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông khác trong công ty cổ phần, mới kích thích được quá trình cổ phần hóa và mới tạo được hiệu quả cao trong hoạt động của chúng.

Sự can thiệp của Nhà nước vào công ty cổ phần còn thể hiện ở vấn đề về đại diện phần vốn Nhà nước trong công ty cổ phần. Cần có những quy định cụ thể về số lượng người tối đa được đại diện cho phần vốn Nhà nước đối với từng tỷ lệ vốn còn lại trong công ty cổ phần. Song việc đưa ra quy định này cần đảm bảo vẫn giữ được tính chủ đạo của kinh tế nhà nước, mặt khác không làm ảnh hưởng đến quyền tự do, bình đẳng của các cổ đông khác trong công ty cổ phần.

3.2.3. Kiến nghị về các vấn đề chung nhằm bảo vệ tốt quyền của cổ đông trong công ty cổ phần

Bảo vệ cổ đông không phải là nhiệm vụ duy nhất của Luật Doanh nghiệp. Để bảo vệ tốt quyền cổ đông trong công ty cổ phần cần có sự phát triển đồng bộ của các thể chế như thị trường chứng khoán, thị trường quản trị công ty, cùng sự hoàn thiện của các thiết chế như tòa án, cơ quan đăng ký kinh doanh, kiểm toán, kế toán…Các giải pháp cụ thể là:

- Cần có điều chỉnh pháp lý thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) để đảm bảo quyền sở hữu và chuyển nhượng cổ phần của cổ đông, hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung (thời điểm chuyển giao quyền sở hữu);

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh, nâng cao trình độ thẩm phán;

- Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; tăng cường năng lực và nâng cao năng

lực của các công ty kiểm toán. Nếu so sánh chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chúng ta có thể thấy chế độ kiểm toán Việt Nam có rất nhiều điểm còn cần phải được cải tiến. Điều có thể nhận thấy đầu tiên là chế độ kiểm toán của Việt Nam nghiêng về khía cạnh phục vụ công tác quản lý nhà nước hơn là phục vụ các cổ đông của công ty.

Như đã đề cập ở trên, thông tin minh bạch là một điều kiện tiên quyết để có thể có được một chế độ quản trị công ty tốt. Do vậy, để có thể áp dụng được các nguyên tắc quản trị công ty tốt tại Việt Nam, trong thời gian trước mắt cần thực hiện một số công việc sau:

Cần có những quy định cụ thể về việc công bố thông tin đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết. Điều này góp phần tạo môi trường lành mạnh giữa các công ty niêm yết và các công ty chưa niêm yết, khuyến khích các doanh nghiệp làm quan với việc công bố thông tin, giúp các nhà quản trị công ty có ý thức hướng tới việc kinh doanh trung thực, lành mạnh… để từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông.

Pháp lệnh kế toán thống kê của Việt Nam cần phải được nhanh chóng thay đổi và tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế: Trước hết, để tăng cường tính pháp lý và tạo môi trường thuận lợi cho Việt Nam hội nhập kế toán quốc tế và khu vực, Pháp lệnh Kế toán cần được nâng cấp thành Luật Kế toán, trong đó nội dung văn bản này cần được xây dựng phù hợp với tiến trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc, thông lệ và tập quán quốc tế về kế toán.

Để nâng cao trách nhiệm trong việc công khai hóa thông tin, một điều đặc biệt quan trọng là văn bản này cần quy định bắt buộc tất cả các loại hình doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính với sự xác nhận của kiểm toán độc lập; các quy định về báo cáo tài chính phải chặt chẽ về nội dung, thời gian, căn cứ, yêu cầu, nguyên tắc và trách nhiệm lập báo cáo. Đồng thời, giảm bớt yêu cầu báo cáo những thông tin kế toán không cần thiết nhằm đơn giản

hóa thủ tục lập báo cáo tài chính và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty cổ phần thực thi trách nhiệm báo cáo của mình.

Ngoài ra, cần có quy định chế tài thích hợp cho các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Một đặc thù trong các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán là rất khó hoặc không thể xác định cụ thể được người bị hại. Ví dụ, như hành vi giao dịch nội gián sẽ làm tổn hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp của các nhà đầu tư.

Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ một tội danh nào quy định trực tiếp cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, rải rác trong Bộ luật và trong chương "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" có một số tội danh có thể được áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, chứng khoán là mọt lĩnh vực kinh tế đặc thù, nên cần có những chế tài chính sự cụ thể để áp dụng cho các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí