của trẻ em gái. Đảm bảo quyền bình đẳng về học tập với con trai. Gia đình phải đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau cho con trai cũng như con gái trong học tập để tạo điều kiện tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con gái.
Thứ hai: đảm bảo mọi trẻ em đều bình đẳng về cơ hội phát triển
Tất cả trẻ em đều cần phải được sống trong môi trường an toàn và thân thiện, không bị phân biệt đối xử. Trước hết là không bị phân biệt đối xử về giới. Trẻ em trai cũng như trẻ em gái đều cần được đến trường, được học tập và vui chơi như nhau, được chăm sóc sức khỏe, được hưởng các quyền như nhau trong xã hội mà không bị phân biệt về đặc điểm, hoàn cảnh, xuất thân, tầng lớp, tôn giáo. Có chính sách riêng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em sống ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số để thu hẹp khoảng cách so với trẻ em ở thành thị. Trẻ em trai và trẻ em gái được tạo điều kiện học tập ở môi trường an toàn, gần gũi. Không phân biệt đối xử với tất cả các trẻ em thuộc mọi thành phần khác nhau, tạo ra môi trường lành mạnh để trẻ phát triển về sức khỏe, lợi ích và tinh thần. Quan tâm đến quyền lợi của các trẻ em gái trong việc nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Thực hiện bình đẳng về quyền chăm sóc y tế giữa trẻ em trai và trẻ em gái, nông thôn và thành thị bằng việc tiếp tục thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ em có quyền ngang nhau trong việc được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Quy định trách nhiệm của gia đình trong sự chăm sóc đối với trẻ em gái. Trẻ em là trai hay gái bị tàn tật về tinh thần hay thể chất đều được chăm sóc, được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế. Điều đó có nghĩa không có trẻ em nào dù là trẻ em gái, trẻ em tàn tật, nghèo, sống ở vùng sâu vùng xa, nông thôn hay trẻ em là người dân tộc thiểu số… bị tước đoạt quyền được hưởng sự quan tâm chăm sóc của gia đình và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ xã hội khác. Điều này cần phải trở thành nguyên tắc mang tính chân lý của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cần phải hoàn thiện pháp luật, chính sách, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình, dự án và hướng dẫn thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em để mọi trẻ em đều được bảo vệ, không bị lạm dụng, xâm hại, giải quyết có hiệu quả và bền vững những vấn đề bức xúc của trẻ em.
Thứ ba: Nghiêm cấm các hành vi bạo lực, ngược đãi, xâm hại thân thể nhân cách trẻ em và xử phạt nặng hơn các hành vi bạo lực, ngược đãi, xâm hại
trẻ đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em
Trẻ em là những đối tượng còn non nớt, phụ thuộc, dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi người lớn và hoàn cảnh xã hội. Những tổn thương về tâm lý và thân thể trong tuổi thơ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất và tinh thần khi lớn lên. Bộ luật Hồng Đức đã có những quy định xử phạt những hành vi xâm hại, ngược đãi, xâm hại tình dục đối với trẻ em…nhưng những quy định đó chưa đầy đủ và chủ yếu là điều chỉnh các hành vi xâm hại về mặt thể chất chứ chưa đề cập đến vấn đề tinh thần (một yếu tố rất quan trọng và dễ bị tác động trong thời điểm hiện tại). Chính vì vậy pháp luật cần phải nghiêm cấm các hành vi bạo lực, ngược đãi, xâm hại về cả thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Đặc biệt là các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em. Bên cạnh việc áp dụng nhiều biện pháp như giáo dục, tuyên truyền, phòng ngừa…cần phải xử phạt nặng hơn các hành vi bạo lực, ngược đãi, xâm hại trẻ em đồng thời hoàn thiện quy định pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm. Mặc dù hiện nay hệ thống pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền con người, trong đó có quyền trẻ em và quy định các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm đó. Song trên thực tế, một số hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh, một số hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa có biện pháp chế tài để xử lý, dẫn đến hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao. Mặt khác, từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở một số gia đình đã không được quan tâm nhiều làm tổn hại đến quyền, lợi ích và sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ, tinh thần của nhiều trẻ em. Một bộ phận nhân dân chạy theo lối sống thực dụng đã lợi dụng trẻ em để trục lợi, xô đẩy trẻ em rơi vào tệ nạn xã hội, ép buộc trẻ em làm những việc trái pháp luật. Một số hành vi vi phạm quyền trẻ em mới phát sinh và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây chưa được pháp luật hiện hành điều chỉnh kịp thời.
Thứ tư: Có chính sách đặc biệt đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm HIV – AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai đặc biệt là trẻ em vi phạm pháp luật. Bộ luật Hồng Đức đã giải quyết một cách hiệu quả vấn đề bảo vệ quyền lợi cho nhóm đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như
trẻ em mồ côi bằng cách quy định trách nhiệm cho người giám hộ, đặc biệt là người tôn trưởng trong dòng họ. Việc quản lý tài sản của trẻ mồ côi không chỉ được giao cho cá nhân người giám hộ nào mà đó là trách nhiệm của cả dòng họ, đặc biệt là người đứng đầu, theo đó tài sản của trẻ em chỉ được bán khi thật cần thiết với sự cân nhắc kỹ lưỡng chứ không được bán một cách tùy tiện. Thậm chí nếu những người khác mua tài sản của trẻ em thì không chỉ giao dịch ấy là vô hiệu mà còn phải bồi thường về tài sản cho đứa trẻ. Đây là một cơ chế rất hiệu quả để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em mồ côi. Những đối tượng trẻ em nghèo, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, bị nhiễm HIV – AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng là những đối tượng cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của nhà nước và xã hội để giúp các em hòa nhập cộng đống, không bị phân biệt đối xử hay bị kỳ thị. Đặc biệt là đối với trẻ em vi phạm pháp luật. Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, thực hiện những hành vi nguy hiểm, hung hãn, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng ngày càng có xu hướng tăng cao đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách pháp luật và nhiều biện pháp xã hội để giải quyết tình trạng này như đề cao vai trò của gia đình, quy định trách nhiệm cụ thể cho cha mẹ, nhà trường và giáo viên, sự quan tâm của toàn xã hội với trẻ em phạm tội. Việc tăng nặng hình phạt để đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều vụ án nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện không phải là giải pháp hiệu quả nhất mà cần phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em. Để giải quyết vấn đề này cần phải tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội đối với việc giáo dục trẻ em và tạo cơ hội cho các em tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ năm: phát triển mạng lưới tổ chức, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, quy định trách nhiệm của đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Diện Các Giá Trị Kế Thừa Từ Quy Định Bảo Vệ Quyền Lợi Các Nhóm Xã Hội Yếu Thế Của Bộ Luật Hồng Đức
- Thực Tiễn Thực Hiện Và Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Của Nhóm Xã Hội Yếu Thế
- Kế Thừa Những Giá Trị Của Bộ Luật Hồng Đức Trong Quá Trình Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Của Trẻ Em Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 15
- Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Trong Bộ luật Hồng Đức, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em được nhà làm luật gắn với những chủ thể cụ thể như người giám hộ, người đứng đầu dòng họ, quan địa phương. Trong mỗi quy định mang tính bảo vệ quyền lợi trẻ em đều gắn với trách nhiệm của những đối tượng này đồng thời có chế tài xử lý nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Chính cơ chế đảm bảo này giúp cho quyền lợi của trẻ em được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Đây là bài học có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em hiện nay khi mà pháp luật
vẫn còn ít những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhiều cơ quan có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vẫn còn có tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, chưa sâu sát và có trách nhiệm với công việc được giao. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm cụ thể hơn nữa cho các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng cần phải phát triển mạng lưới tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thứ sáu: Bảo đảm quyền tham gia của trẻ em trong các vấn đề xã hội
Thời Lê sơ, quyền tham gia của trẻ em trong các vấn đề xã hội chưa được đề cập. Trẻ em vẫn là những đối tượng lệ thuộc, không được tự do bày tỏ những quan điểm, nhu cầu, mong muốn của mình về các vấn đề liên quan đến chính mình. Xu hướng của pháp luật hiện nay là công nhận và phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề xã hội. Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20/11/1989 với 54 điều quy định về quyền trẻ em đã chia các quyền cơ bản này thành 4 nhóm: Quyền sống còn, quyền phát triển, quyền bảo vệ và quyền tham gia. Quyền tham gia cũng đã được thể chế hoá tại nhiều văn bản pháp luật có liên quan ở nước ta trong đó Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991 là văn bản pháp lý quan trọng nhằm đưa các quyền của trẻ em vào cuộc sống. Việc trẻ em cũng được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan đã thực sự đưa các em lên vị trí người chủ tương lai của đất nước, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ tốt hơn những quyền lợi của trẻ em. Theo đó, trẻ em được hình thành quan điểm riêng và tự do phát biểu về những quan điểm đó. Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác phải coi trọng những quan điểm này đặc biệt là trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào mà trẻ em đó tham gia có thể là trực tiếp hoặc thông qua giám hộ. Quyền tham gia các vấn đề xã hội và tự do bày tỏ ý kiến của trẻ em được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tuy vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải đảm bảo cho đứa trẻ thực hiện quyền tham gia của mình theo quy định tại Điều 12 Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Các hình thức tham gia cũng chưa có quy định rõ. Quy trình
tiếp nhận, giải quyết, phản hồi đôi khi còn chưa tuân theo quy định, thường có hiện tượng giải quyết chưa đúng thời hạn theo quy định, người lớn tự quyết, không tôn trọng ý kiến trẻ em. Do đó, cần quan tâm hơn nữa tới việc thực hiện quyền và những giải pháp để đảm bảo quyền tham gia của trẻ em, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em thực hiện quyền tham gia của mình.
3.4.3. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay
Theo Điều 2, Luật người cao tuổi thì người cao tuổi được hiểu là những công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Họ là những người có vai trò lớn trong gia đình và xã hội nhưng do tuổi cao, sức khỏe yếu, khả năng lao động suy giảm nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy họ là những đối tượng yếu thế cần được nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc. Hiện nay thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng già hóa dân số. Tốc độ già hóa dân số khá nhanh đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mà Đảng và nhà nước phải quan tâm giải quyết. Mặc dù người cao tuổi có sức khỏe yếu, khả năng lao động không còn như trước nhưng trên thực tế nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục lao động, đóng góp sức lực vào phát triển kinh tế gia đình để có thêm thu nhập, giúp đỡ con cái, sống có ích cho xã hội. Tuy không còn là trụ cột kinh tế nhưng người cao tuổi vẫn là trụ cột về tinh thần trong gia đình, có vai trò quan trọng trong nuôi dạy, giáo dục con cháu, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. Về mặt tài chính, tuy người cao tuổi có nhu cầu không cao nhưng nhiều người vẫn bị động, phải phụ thuộc vào con cái. Tôn trọng, bảo vệ người cao tuổi cũng là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa tới nay. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập, nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề phát huy vai trò và bảo vệ người cao tuổi. Nhiều văn bản thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đã được ban hành. Những văn bản pháp lý đó là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Thứ nhất: bảo vệ người cao tuổi trước hết là phải đảm bảo các nhu cầu cơ bản của người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại không quá cao nhưng do sức khỏe giảm sút nên đôi khi việc thực hiện các nhu cầu bình thường đó lại trở nên khó khăn. Do đó nhà nước, xã hội và gia đình cần tạo các điều kiện thuận lợi để bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho người cao tuổi đặc biệt là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Đối với người cao tuổi không có người chăm sóc, hoặc có người chăm sóc nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, người cao tuổi không có thu nhập ổn định, không có lương hưu, thuộc hộ nghèo… nhà nước cần phải có trợ cấp để đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ. Đồng thời cần phải có những chính sách để chăm sóc sức khỏe cho họ như chính sách trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ mai táng….đồng thời quan tâm đến việc chăm sóc đầy đủ hơn về tinh thần trong các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư.
Thứ hai: quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với việc chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi
Quyền lợi thực sự của người cao tuổi chỉ được đảm bảo thực hiện khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người cao tuổi và tự giác thực hiện nó. Tuy vậy, trong xã hội hiện đại, cơ chế thị trường và nhiều yếu tố tiêu cực của cơ chế thị trường, sự du nhập của nhiều dòng văn hóa khác nhau, sự lỏng lẻo của các mối liên hệ trong gia đình, sự suy thoái xuống cấp của đạo đức và nhiều yếu tố tiêu cực khác đã làm cho sự tự ý thức và tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trở nên khó khăn, thiếu tính bảo đảm. Do đó pháp luật cần phải quy định một cách cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đó của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Đồng thời phải có quy định rõ về các chế tài nếu như thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời những trách nhiệm và nghĩa vụ đó. Bộ luật Hồng Đức đã rất tiến bộ khi quy định trách nhiệm cụ thể của hệ thống chính quyền địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi và gắn việc bảo vệ quyền lợi của họ với trách nhiệm của quan sở tại. Đấy là bài học quý giá đối với vấn đề hoàn thiện pháp luật về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Thứ ba: Nghiêm cấm những hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử, cản trở người cao tuổi thực hiện những quyền lợi hợp pháp, chính đáng
Bộ luật Hồng Đức đã có đề cập đến việc không được sử dụng các hình thức tra tấn tàn bạo về mặt thân thể chứ chưa nghiêm cấm những hành vi ngược đãi, lăng mạ về mặt tinh thần, phân biệt đối xử hay cản trở người cao tuổi thực hiện quyền của mình. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi, pháp luật hiện nay đã có một hệ thống những quy định về các hành vi bị cấm thực hiện đối với người cao tuổi như: Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi; xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác; không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi hay lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi….
Thứ tư: tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình
Người ta thường nói “khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Tức là người cao tuổi, tuy sức khỏe không còn như xưa nhưng tuổi tác và sự từng trải đã đem lại cho họ uy tín, tri thức và kinh nghiệm sống quý báu. Nhà nước và xã hội cũng như gia đình cần phải tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy được những tri thức, kinh nghiệm quý báu đó vào cuộc sống thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh…Bộ luật Hồng Đức tuy chưa đề cập đến điều này nhưng ý thức được vai trò người cao tuổi cũng như nhu cầu được tôn trọng, được chấp nhận, được cảm thấy mình vẫn còn có ích cho gia đình và xã hội, nhà nước cần phải ban hành cơ chế để phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội hiện nay nhất là đối với những người cao tuổi là các nhà trí thức, nhà nghiên cứu, các bác sĩ, nhà giáo…là những người có trình độ cao, hiểu biết sâu sắc về chuyên môn. Gia đình và xã hội cũng cần có sự khuyến khích động viên, tạo điều kiện để người cao tuổi tiếp tục phát huy vai trò của mình trong gia đình và xã hội, đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3.4.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, người phạm tội trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. Điều đó không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. Đó là lĩnh vực dễ bị xâm phạm, bị tổn thương nặng nề nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất. Bởi vì nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do, uy tín, danh dự, nhân phẩm và sinh mệnh chính trị của một cá nhân.
Phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm bảo vệ lợi ich của nhà nước, của xã hội, của cá nhân trong đất nước đó. Tuy nhiên, con người khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong môi trường an toàn, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm…Do đó trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự, việc bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, người phạm tội chính là biểu hiện của một nhà nước văn minh, tiến bộ và của hệ thống pháp luật nhân văn.
Pháp luật quốc tế có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, người phạm tội. Những quy định đó nằm rải rác trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người như: Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985…Việt Nam đã tham gia phần lớn và cam kết thực hiện ở cả hai phương diện lập pháp và thực tiễn các văn kiện về quyền con người. Điều đó được thể hiện trong các văn bản pháp luật như các bản Hiến pháp và các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Hiến pháp 2013 quy định: người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án; mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức