bóc lột, ngược đãi người khuyết tật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng về các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Qua đó thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý, hỗ trợ thành lập các tổ chức tự lực của người khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo việc làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác của người khuyết tật.
3.4.6. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay Việt Nam là đất nước gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc chiếm số dân đông
nhất là dân tộc Kinh, còn lại là 53 dân tộc thiểu số. Đảng và nhà nước ta luôn xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng cũng là những địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, giao lưu quốc tế. Ngay từ khi mới ra đời, nhà nước đã thấy rõ tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc và bình đẳng dân tộc. Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển là nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chính sách pháp luật. Pháp luật thời Lê sơ đã có nhiều quy định để góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết các dân tộc, bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số. Những chính sách đó thể hiện sự dung hòa giữa pháp luật và phong tục tập quán, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo ra sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa các truyền thống đó, nhà nước hiện nay cần phải hoàn thiện pháp luật theo hướng:
Thứ nhất: Nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân
Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, giao thông, thông tin văn hóa, xã hội tiếp cận và hưởng thụ chưa được đầy đủ và trọn vẹn, nên việc hiểu biết về chính trị - xã hội, ý thức chấp hành và thực hiện
tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Rất nhiều tập quán, thói quen của đồng bào dân tộc thiểu số là vi phạm pháp luật mà họ không biết như khi sinh con cha, mẹ không đăng ký khai sinh cho con, gia đình có người chết không khai tử, tục nối dây, nam nữ xây dựng gia đình không cần đăng ký kết hôn, hiện tượng tảo hôn, cướp dâu, phạt vạ, phá rừng làm nương rẫy…Không những vậy, do thiếu hiểu biết pháp luật nên một bộ phận người dân tộc thiểu số dễ bị lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ theo các tà đạo, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, vi phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và một số lĩnh vực khác. Vì vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng cần phải được tăng cường, đẩy mạnh, thực hiện thường xuyên, liên tục để từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, hạn chế các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật do không hiểu biết đầy đủ về pháp luật. Đồng thời từng bước vận động đồng bào xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, vi phạm pháp luật, khuyến khích các phong tục, tâp quán nhân văn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Công tác vận động phải được thực hiện bằng các hình thức, biện pháp và nội dung thích hợp để từng bước thay đổi nhận thức, hành vi của người dân. Cùng với việc nâng cao hiểu biết pháp luật cần có nhiều giải pháp khác nhau để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân để tạo ra sự thay đổi về nhận thức và tư duy. Từ đó góp phần tiến tới mục tiêu bình đẳng thực sự giữa các dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ hai: Tăng cường sự tham gia của các dân tộc thiểu số vào bộ máy nhà nước
Trong những năm vừa qua, nhà nước luôn tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số được tham gia tích cực vào hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương cho đến địa phương. Pháp luật quy định công dân có quyền bình đẳng về chính trị không phân biệt dân tộc, được quyền tham chính thông qua thực thi dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc ít người có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân như mọi công dân khác chỉ cần từ đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy mà tỷ lệ đại biểu của dân tộc ít người giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo của Quốc hội và Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp
khá cao và không ngừng tăng lên đặc biệt ở những tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Để tăng cường sự tham gia của các dân tộc thiểu số vào hoạt động của nhà nước, cần có nhiều biện pháp để quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Chăm lo, đãi ngộ đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ công tác ở vùng dân tộc, các vị chức sắc tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc. Quan tâm công tác phát triển Đảng viên, đoàn viên là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt tất cả những nội dung trên là góp phần tích cực để tăng cường sự tham gia của các dân tộc thiểu số vào bộ máy nhà nước qua đó gián tiếp góp phần bảo vệ quyền lợi của đồng bào dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại: Bộ luật Hồng Đức có nhiều điểm hạn chế không thể tránh khỏi do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của thế kỷ XV. Nhưng bên cạnh những điểm hạn chế ấy vẫn có những giá trị tiến bộ, phù hợp với xu hướng thế giới, có thể vận dụng được để hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện đại. Đặc biệt là trong việc giải quyết một số vấn đề về bảo vệ nhóm xã hội yếu thế. Tuy vậy, nhiều vấn đề của Bộ luật Hồng Đức không thể áp dụng một cách máy móc cho hiện nay vì 500 năm đã trôi qua, bối cảnh xã hội đã thay đổi, bản chất của nhà nước và pháp luật cũng không còn giống như cũ…nhưng Bộ luật Hồng Đức vẫn còn những giá trị có thể vận dụng trên cơ sở bổ khuyết thêm những nội dung mới. Việc nghiên cứu những nội dung mang tính bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng ngày càng nhân văn, tiến bộ hơn, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới, bảo vệ tốt hơn các quyền con người, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu các giá trị đó còn góp phần khẳng định những giá trị tiến bộ, nhân đạo của truyền thống pháp lý Việt Nam, khẳng định tính độc lập, độc đáo của Bộ luật Hồng Đức. Từ đó phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các giá trị của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời còn góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những nhược điểm hiện tại của pháp luật Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Thừa Những Giá Trị Của Bộ Luật Hồng Đức Trong Quá Trình Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Của Trẻ Em Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Kế Thừa Những Giá Trị Của Bộ Luật Hồng Đức Trong Quá Trình Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Cao Tuổi Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 15
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Bộ luật Hồng Đức được khởi thảo trong hoàn cảnh đất nước vừa chiến thắng giặc ngoại xâm với nhiều khó khăn vẫn còn hiển hiện trước mắt và nhu cầu xây dựng nhà nước giàu mạnh, củng cố được địa vị vẫn còn chưa vững vàng của triều Lê sơ. Bộ luật này được hoàn thiện dưới triều vua Lê Thánh Tông, khi nhà nước Lê sơ đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị. Bộ luật Hồng Đức ra đời từ sự kế thừa những thành tựu lập pháp của các triều đại trước, phong tục tập quán của dân tộc, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa của pháp luật Trung Hoa cùng với tư duy tự chủ, độc lập, sáng tạo các nhà làm luật thời Lê sơ đặc biệt là Lê Thánh Tông. Sự ra đời của Bộ luật đã đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của tình hình đất nước và trở thành thành tựu lập pháp tiêu biểu của lịch sử lập pháp Việt Nam.
Các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức đều linh hoạt, dễ hiểu, dễ vận dụng nhưng cũng thể hiện rõ tính nghiêm minh, giáo dục, răn đe, phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Dung hòa được mối quan hệ giữa pháp luật, đạo đức và phong tục tập quán để lại nhiều giá trị mà đến nay vẫn được tiếp thu và vận dụng. Đặc biệt Bộ luật Hồng Đức đã rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế là phụ nữ, người già, trẻ em, người phạm tội, người tàn tật, tâm thần, người dân tộc thiểu số…Không những quan tâm mà Bộ luật Hồng Đức còn có nhiều phương pháp, cơ chế hiệu quả để làm cho những quyền lợi đó được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Điều đó thể hiện sự nhân đạo, tiến bộ, độc lập của Bộ luật Hồng Đức. Trong hoàn cảnh nhà nước ta đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về nhân quyền là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.
Việc nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế là việc làm cần thiết để phát huy và kế thừa lịch sử và truyền thống pháp lý của dân tộc. Khẳng định một lần nữa các giá trị lịch sử, văn hóa và pháp lý của Bộ luật Hồng Đức. Từ đó phát hiện các giá trị quan trọng để kế thừa, phát huy những giá trị và kinh nghiệm đó vào việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô ̣tư Pháp (2009), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam.
2. Bô ̣tư Pháp (2008) Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Bảo và Nguyễn Xung Xác (1498), Văn bia Khôn nguyên chí đức, Lam Sơn.
4. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội.
5. Lương Minh Cừ, Nguyễn Thị Hương (2007), Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tạp chí Triết học số (11/2007).
6. Nguyễn Chí Dũng (2005), “Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật” Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số
7. Doãn Chính, Nguyễn Sinh Kế (tháng 9, 2004), Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX), Tạp chí Triết học số (9 (160)/2005).
8. Nguyễn Chí Dũng (2005), “Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật” Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số (12/2005).
9. Phan Đại Doãn Phan Huy Lê, (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,.
10. Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Kỷ nhà Lê, quyển XII.
11. Đại Việt sử ký toàn thư Tập II (2004), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
12. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (2006), Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
13. Giáo trình Lịch sư nhà nước và pháp luật Việt Nam (2014), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội,.
14. Vũ Công Giao (2014), Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự.
15. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Hải Kế, Nước Đại việt thời Lê Sơ - một vài đặc điểm căn bản của nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, website: khoalichsu.edu.vn.
17. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược.
18. Nguyễn Phương Lan (2004), Giá trị của Quốc triều hình luật qua các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình; Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
19. Phan Huy Lê (1999), Tìm về cội nguồn, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
20. Phan Huy Lê, Lê Thánh Tông và Bộ luật Hồng Đức, Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
21. Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 (1993), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Vũ Văn Mẫu (1960), Dân luật khái luận, Sài Gòn.
23. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Quyển thứ nhất, Sài Gòn.
24. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, quyển thứ nhất, tập nhất, Sài Gòn.
25. Đỗ Đức Minh (2013), Học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
26. Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người (2014), Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,.
28. Hoàng Thị Kim Quế (2012)., Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật Hồng Đức – Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 28
29. Nguyễn Văn Quyết & Phạm Anh Tuấn (2012), Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế, Kỷ yếu hội thảo ngày công tác xã hội thế giới năm.
30. Quốc triều hình luật – Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (2003), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
31. Quốc triều hình luật, những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (2008), Nhà xuất bản Tư pháp,Hà Nội.
32. Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị (2004), Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
33. Lê Văn Siêu (2004), Văn minh từ thời Hồng Đức đến thời Nguyễn, Nhà xuất bản Thanh niên.
34. Mai Văn Thắng, Tư tưởng chính trị - pháp luật của Nguyễn Trãi, maivanthangsl.blogspot.com.
35. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky (2009) ,Tiền cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
37. Lê Đức Tiết (2008), Đào tạo, sử dụng quan lại dưới triều Lê Thánh Tông, Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
38. Lê Đức Tiết (2010), Bộ luật Hồng Đức – Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
39. Nguyễn Minh Tuấn (2014), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.
40. Nguyễn Minh Tuấn, Mô hình chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, tuansl.blogspot.com.
41. Viện sử học (1983), Quốc triều hình luật, Lời nói đầu, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, 2013,.
42. Viên
sử hoc
(2006), Viêṭ Nam những sư ̣ kiên
lic̣ h sử (từ khởi thuỷ đến 1858),
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
43. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,.
Tiếng Anh
44. John Barrow (1806), A Voyage to Cochin China in the Year 1792 and 1793, London.