Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Marketing, Thông Tin, Quảng Bá, Ứng Dụng Các Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật Và Tăng Cường Đầu Tư Cho Hoạt Động Du Lịch

Điều 25 Luật Di sản văn hoá cũng quy định: "Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật” [60, tr.16-22].

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành một số nghị quyết về quy hoạch phát triển văn hoá, quy hoạch phát triển du lịch như Nghị quyết 01/NQTU ngày 02/01/2006 về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006-2010. UBND tỉnh xây dựng chương trình số 987- CTr- UBND ngày 02/06/2006 về chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến 2020. UBND tỉnh cũng xây dựng quy hoạch phát triển văn hoá đến năm 2020, trong đó cũng đề cập đến bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá, các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch. Trong quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 cũng xác định các dự án trọng điểm đầu tư tập trung để xác định nguồn tài nguyên chính cho du lịch Phú Thọ là các di sản văn hoá, tập trung chủ yếu là lễ hội Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, rừng quốc gia Xuân Sơn…

Tuy nhiên Tỉnh uỷ Phú Thọ chưa có Nghị quyết chuyên đề về việc bảo tồn các di sản văn hoá, bảo tồn các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch. Có một thực trạng là ngành Văn hoá thông tin theo chức năng nhiệm vụ thì chủ yếu tham mưu công tác văn hoá nói chung, trong đó có một số chương trình về bảo tồn di sản văn hoá và lễ hội truyền thống. Còn ngành thương mại du lịch thì tham mưu hoạch định phát triển du lịch mà chưa chú trọng đến việc quy hoạch bảo tồn các di sản văn hoá. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định lập Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch; Cấp tỉnh có Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch. Việc hợp nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các chương trình dự án bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá, lễ hội truyền thống để phát triển kinh tế xã hội mà trọng tâm là du lịch.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về lĩnh vực này rất cần thiết phải ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo tồn lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đồng thời tuyên truyền thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá Luật Du lịch.

Cấp uỷ chính quyền các cấp phải lãnh chỉ đạo thực hiên tốt Chỉ thị 27/CT - TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII và chỉ thị 14/1998-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các cấp uỷ chính quyền phải tổ chức đánh giá sơ tổng kết Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tổ chức và quản lý lễ hội.

Để quản lý và tổ chức tốt lễ hội truyền thống bảo tồn và phát huy giá trị của từng lễ hội nhất thiết phải thành lập ban tổ chức lễ hội dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp. Lễ hội ở cấp nào thì cấp đó thành lập ban tổ chức. Phải làm tốt công tác tuyên truyền để toàn dân nhận thức và tự giác trong việc bảo tồn các di sản văn hoá nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng."Tận dụng thế mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu cái hay cái đẹp của lễ hội, cũng chỉ ra những yếu tố tiêu cực, lạc hậu cần phê phán, loại bỏ” [53].

Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Chính quyền các cấp phải giao nhiệm vụ cụ thể từng cấp, từng ngành trong việc phối hợp thực hiện công tác bảo tồn và các quy định của luật di sản văn hoá, luật du lịch.

Chính quyền các cấp phải có chế tài xử phạt đối với các hành vi của tổ chức cá nhân vi phạm Luật di sản văn hoá, Luật du lịch và các quy định khác, đảm bảo cho quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hoá nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng để phát triển du lịch. Các hành vi như lấn chiếm đất đai, xây dựng các công trình trái phép hoặc công trình làm ảnh hưởng đến không gian văn hoá của lễ hội truyền thống đều phải được kiểm tra xử lý nghiêm minh.

3.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, thông tin, quảng bá, ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch

Kết quả phát triển của du lịch văn hóa trong thời gian qua có sự đóng góp của công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, marketing du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tính đến tháng 6 năm 2009, Phú Thọ đã có 249 di tích xếp hạng (trong đó: 69 di tích quốc gia, 180 di tích cấp tỉnh), gắn liền với mỗi di tích là một lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, là khối di sản giàu có có sức thu hút mạnh mẽ khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, truyền thuyết và cổ tích, sản phẩm thủ công, ẩm thực truyền thống còn

lưu truyền rất nhiều trên miền đất này. Đó là yếu tố quan trọng và là những nguồn tư liệu hết sức quý hiếm để tuyên truyền, quảng bá thu hút, hấp dẫn khách du lịch.

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 14

Tỉnh cần chú ý tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý du lịch. Việc tham gia các sự kiện du lịch quốc tế như hội chợ, hội nghị, hội thảo...thông qua đó để kêu gọi đầu tư, tìm cơ hội hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực du lịch có ý nghĩa lớn đối với phát triển văn hoá du lịch.

Khi nói đến công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thường đề cập đến nhiều các vấn đề có tầm vĩ mô, công nghệ hiện đại...Còn việc tuyên truyền quảng bá du lịch tại chỗ ở các điểm đến du lịch thì lại rất ít được quan tâm. Điều này cần có sự nhận thức đầy đủ của cả cộng đồng vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động văn hóa, vừa là người tham gia hoạt động du lịch. Nghĩa là tại các điểm du lịch phải có sự quản lý tốt hơn, thái độ ứng xử với du khách tốt hơn, dịch vụ tốt hơn. ở một số nơi còn xem khách du lịch là cơ hội để ép mua, ép giá, tận thu vô điều kiện, hiện tượng này đã gây phản cảm cho khách du lịch. Do vậy, cần có hình thức tuyên truyền, quảng bá khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc, truyền thống mến khách của người dân ở địa phương nơi tổ chức lễ hội du lịch. Khách du lịch ở nơi xa có nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng internet, trong khi đó lượng thông tin về du lịch lễ hội Phú Thọ trên mạng còn ít và sơ sài. Đây là điều cần lưu ý trong quá trình hội nhập của thời đại bùng nổ về thông tin.

Cần đẩy mạnh công tác in ấn và xuất bản bản đồ, tờ rơi, tờ gấp, sách hướng dẫn du lịch Phú Thọ, đồng thời cần thiết phải có các biển quảng cáo tấm lớn, pano, áp phích tại sân bay Nội Bài, trục đường Quốc lộ từ Hà Nội đến Lào Cai và các tuyến du lịch khác nhằm phục vụ cho các sự kiện lễ hội trong năm, trong chương trình du lịch về cội nguồn.

Thông qua báo nói, báo viết, báo hình của Trung ương và địa phương tuyên truyền, quảng bá chương trình du lịch về cội nguồn thông qua các tin bài, bài viết, phóng sự, chuyên đề, video clip để giới thiệu về mảnh đất, con người và tiềm năng du lịch của Phú Thọ.

Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa hướng tới thị trường nguồn, trong đó có các đối tượng cụ thể sau:

- Thị trường nội địa: Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế của cả nước, thu nhập của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của mọi đối tượng cũng tăng

trưởng theo. Phú Thọ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước. ở các đô thị lớn của nước ta, nhiều người có mức thu nhập cao, họ có nhu cầu đi du lịch gia đình kết hợp với nghỉ dưỡng, viếng thăm các điểm du lịch văn hóa tâm linh. Đối tượng này giàu về tiền, nhưng nghèo về thời gian nên thường lựa chọn các hãng lữ hành lớn có uy tín, hoặc qua mạng để mua tuor du lịch trọn gói ngắn ngày. Họ rất cần thông tin chính xác, tin cậy về điểm đến du lịch.

Khí hậu Phú Thọ cũng như khí hậu Miền Bắc có 4 mùa và lễ hội truyền thống chủ yếu vào mùa xuân, nên du lịch cũng hình thành mùa du lịch. Vì vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng cần phải quan tâm đến đặc thù này để xây dựng chương trình quảng bá thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả.

- Thị trường quốc tế: Trung Quốc liền kề với Lào Cai, từ đó đi sâu vào Yên Bái, Phú Thọ. Khách du lịch Trung Quốc quan tâm nhiều đến các điểm du lịch văn hóa lịch sử tiêu biểu của địa phương và họ cảm thấy hài lòng khi được chào đón nhiệt tình. Người Hàn Quốc, Nhật Bản thường đi du lịch hướng về văn hóa, tham quan tìm hiểu kiến trúc cổ, địa danh lịch sử, bảo tàng và văn hóa thổ dân. Và như vậy, Phú Thọ sẽ là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu á.

Bên cạnh đó, khách du lịch Thái Lan, khách du lịch châu Âu cũng quan tâm rất nhiều đến du lịch văn hóa, trắc nghiệm du lịch văn hóa thổ dân.

Cần nhanh chóng xây dựng trang Web quảng bá tổng thể bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau về du lịch của Phú Thọ. Tổ chức giới thiệu tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Thọ ở các thành phố lớn trong nước và các nước được xác định là thị trường nguồn. Dùng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch, đây là con đường nhanh nhất và ngắn nhất để đưa thông tin về du lịch lễ hội của Phú Thọ đến với khách du lịch trong cả nước và thế giới.

Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để quang bá hình ảnh du lịch của Phú Thọ.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự việc sẽ diễn ra trên địa bàn vào từng thời điểm như các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá thể thao, tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề;

tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của Phú Thọ nhất là các giá trị đặc trưng, bản sắc riêng có của vùng đất Tổ.

3.2.8. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước để bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội gắn với hoạt động du lịch

Việc giao lưu hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản lễ hội để phát triển là hết sức cần thiết. Hoạt động này vừa tạo ra môi trường để bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc vừa tạo môi trường để hợp tác trong việc bảo tồn, vừa là hoạt động quảng bá hình ảnh giới thiệu nét văn hoá đặc sắc của địa phương ra nước ngoài. ở Phú Thọ, hàng năm đến dịp 10/3, nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến Phú Thọ để giao lưu nghệ thuật như đoàn nghệ thuật Nhật Bản, đoàn nghệ thuật Thành phố Wasowng - Hàn Quốc. Họ đem tiết mục đặc sắc nhất của quê hương đất nước họ để biểu diễn phục vụ khách du lịch Việt Nam, và Phú Thọ cũng đem những tiết mục nghệ thuật dân tộc độc đáo nhất như: Hát Xoan, Hát trống quân, một số trò diễn để giao lưu giới thiệu với nước bạn. Quá trình giao lưu, giới thiệu nét văn hoá đặc sắc và các lễ hội tiêu biểu của vùng đất Tổ, tạo môi trường để các tổ chức quốc tế đầu tư hỗ trợ cả về kinh phí lẫn đào tạo, giúp đỡ về chuyên môn, giúp về vật chất và nguồn nhân lực để phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống có nguy cơ thất truyền mai một. Chẳng hạn lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã-Lâm Thao, một lễ hội độc đáo bậc nhất ở Việt Nam đã được một số tổ chức nước ngoài tài trợ để phục dựng hoặc một số lễ hội khác như hát Xoan ở Kim Đức Việt Trì…Tổ chức Ford đã tài trợ hoạt động cho 3 phường Xoan ở xã Kim Đức. Vương quốc Thái Lan cũng mời đoàn nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ tham gia hội thảo Quốc tế tại Băng Cốc với chủ đề “Âm nhạc và diễn xướng trong nghi lễ”. Một số tổ chức quốc tế khác cũng tài trợ phục dựng lễ hội đặc sắc ở Phú Thọ tránh nguy cơ mai một.

Mặt khác thông qua giao lưu, hợp tác với giới thiệu các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học đã giúp chúng ta trong việc tôn vinh các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Ví dụ hát Xoan Phú Thọ đang được các nhà khoa học, một số tổ chức quốc tế ủng hộ trong việc lập hồ sơ đề nghị Unesco công nhận là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và xây dựng hồ sơ không gian văn hoá Hùng Vương là di sản văn hoá thế giới.

Giao lưu và hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ giữ gìn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong công tác bảo vệ phát huy các di sản văn hoá. Bất kỳ một di sản văn hoá nào dù là vật thể hay phi vật thể muốn bảo vệ và nâng cao giá trị cũng cần phải có hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn, điều đó phù hợp với Công ước quốc tế về du lịch văn hoá (1999). Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể (2003) đã nêu: “Cộng đồng quốc tế cần phải tham gia đóng góp, cùng với các quốc gia thành viên của công ước nhằm bảo vệ loại hình di sản này trên tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau” [87]. Các quốc gia cần có trách nhiệm chung, đồng thời có cơ chế hợp tác, hỗ trợ về nội dung, kinh nghiệm trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, nhất là các di sản đặc sắc được coi là kiệt tác của nhân loại, là di sản văn hoá thế giới, các di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Công ước nêu rõ:

1. Theo mục đích của công ước này, ngoài những yếu tố khác, hợp tác quốc tế bao gồm việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm, các sáng kiến chung và thành lập một cơ chế hỗ trợ cho các quốc gia thành viên trong nỗ lực bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.

2. Không gây ảnh hưởng đến những quy định của luật pháp quốc gia, luật tục và những tập quán khác, các quốc gia thành viên nhận thức rằng việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể thuộc mối quan tâm chung của nhân loại và với mục đích đó cần tiến hành hợp tác ở cấp độ song phương, tiểu vùng, khu vực và toàn cầu [87].

Bên cạnh việc đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo tồn di sản để phát triển du lịch cần phải có sự hợp tác trong nước, trong khu vực để phát huy giá trị di sản trong khu vực nội địa, phát huy thế mạnh từng vùng để tạo nên các tuyến du lịch lễ hội liên tỉnh. Những năm gần đây khi du lịch bắt đầu phát triển mạnh thì sự liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành trong nước đã hình thành tua tuyến du lịch liên tỉnh và rất hiệu quả. Bắt đầu từ năm 2004, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã đi đầu trong việc ký cam kết, hợp tác liên kết phát triển du lịch thông qua việc triển khai chương trình “Du lịch về cội nguồn”. Đây là chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch có hiệu quả đảm bảo sự kết hợp thế mạnh của từng vùng, từng điểm du lịch. Phú Thọ lấy trung tâm là

du lịch lễ hội Đền Hùng, Lào Cai với tâm điểm là nghỉ dưỡng Sa Pa, văn hoá dân tộc thiểu số tạo nên sự sáng tạo và hấp dẫn trong chương trình du lịch. Kể từ khi ba tỉnh liên kết thực hiện "Chương trình du lịch về nguồn” hoạt động du lịch của cả 3 tỉnh đã có những khởi sắc đáng kể. Lượng khách đến 3 tỉnh đã tăng trưởng nhanh, đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá cho chương trình này. Đồng thời để thúc đẩy phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của ba tỉnh, Tổng cục Du lịch đã tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch cho khách Quốc tế và nội địa tới thăm các tuyến điểm du lịch trong khu vực thông qua việc tổ chức các chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch của ba tỉnh, cùng với các hoạt động tham quan một số lễ hội truyền thống, danh thắng, như: lễ hội trò Trám (Phú Thọ), ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Yên Bái), chợ dân tộc Cắn Cấu (Lào Cai)...Các đoàn khảo sát đã đánh giá một cách thực tế tiềm năng du lịch của ba tỉnh và kiến nghị những giải pháp xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc thù của mỗi địa phương để thu hút khách du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã rất hưởng ứng các chương trình khảo sát này. Họ đã tiếp cận trực tiếp những địa danh du lịch mới và đưa ra nhiều ý tưởng tạo những sản phẩm đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Nhờ vậy, các doang nghiệp lữ hành cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tới ba địa phương và thúc đẩy du lịch ba tỉnh phát triển.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác trên một số lĩnh vực như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch giữa Phú Thọ với các thành phố lớn có tiềm năng du lịch như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ và nhiều tỉnh thành trong cả nước, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển du lịch văn hóa và thúc đẩy các hoạt động kinh tế cho cả hai phía. Mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương có tính chất hai chiều, bổ sung tạo điều kiện để cùng nhau khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch của từng địa phương, khu vực.

Cần phải tăng cường hơn nữa sự hợp tác, phối hợp về bảo vệ giá trị di sản lễ hội, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch văn hóa - tiềm năng du lịch của Phú

Thọ. Để thương hiệu "Du lịch về nguồn" ngày càng được khẳng định, cùng với việc quảng bá mạnh mẽ các hoạt động của chương trình ở trong và ngoài nước, cần có sự hợp tác xây dựng các tuyến, điểm du lịch đặc sắc, thực sự hấp dẫn của Phú Thọ, của ba tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và các tuyến du lịch liên tỉnh khác tạo nên một thương hiệu mạnh trong du lịch văn hoá.

3.2.9. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch văn hóa

Trong những năm qua, hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ đã bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Mặc dù dội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ được bổ sung và từng bước trưởng thành, nhưng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá và du lịch... chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vẫn còn tồn tại sự chênh lệch, chưa đồng bộ về chất lượng lao động giữa các điểm du lịch, các địa phương và các cơ quan kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chất lượng lao động ở các trung tâm du lịch, ở các cơ sở kinh doanh với nước ngoài cơ bản đạt yêu cầu. Chất lượng lao động ở các cơ sở kinh doanh của tư nhân nhìn chung còn yếu, còn thiếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng phục vụ du lịch hạn chế.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hoá là chìa khóa để phát triển du lịch. Du lịch là ngành kinh tế - dịch vụ, là một ngành có giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lao động. Đối tượng phục vụ của ngành là khách du lịch. Thành phần của khách du lịch rất đa dạng. Họ có trình độ học vấn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên nhu cầu dịch vụ cũng khác nhau. Chất lượng lao động dịch vụ du lịch phụ thuộc vào các tiêu chuẩn sức khỏe, đạo đức, hình thức, tay nghề, trình độ chuyên môn và đặc biệt là khả năng ứng xử. Chất lượng lao động trong ngành du lịch được đánh giá từ phía khách du lịch là chính.

Du lịch lễ hội đòi hỏi yếu tố con người, nguồn nhân lực phục vụ cho mọi công đoạn của chu trình du lịch văn hoá lễ hội một phẩm chất riêng, vừa phải am hiểu văn hoá, vừa phải am hiểu du lịch. Đối tượng khách du lịch lễ hội cũng rất đa dạng phong phú, họ chủ yếu có nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hoá. Do vậy, cần phải đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có đầy đủ nghiệp vụ, tố chất làm du lịch văn hoá, họ là cầu nối giữa du khách và dân

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí