Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1


---- o ---

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


NGUYỄN THẾ DUY


BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số:60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG


Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009

LỜI MỞ ĐẦU‌


1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Tháng 12 năm 2008, thế giới tài chính toàn cầu sững sốt khi nghe tin Lehmon Brother, một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tuyên bố phá sản. Điều này đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ 19. Sự sụp đổ của các tổ chức tài chính toàn cầu một thời là niềm kêu hãnh của quốc gia có nền tài chính hùng mạnh nhất thế giới đem đến nhiều thắc mắc cho các nhà kinh tế thế giới. Hàng loạt các câu hỏi, giả thuyết được đặt nhằm tìm hiểu những lý do. Tuy nhiên, khi căn bệnh còn chưa kịp chuẩn đoán thì mức độ lây lan càng thêm nghiêm trọng, khi mà chính phủ các nước giàu và nghèo cùng nhau can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để tránh một sự đổ vỡ mang tính dây chuyền xảy ra.


Đến đây các nhà kinh tế cũng như những người dân nộp thuế tự hỏi rằng: sự kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn tại các tổ chức tài chính trong quá khứ như thế nào? Các chính sách kiểm soát độ an toàn hoạt động, mức độ rủi ro kinh doanh và đầu tư đã được theo dòi khoa học, chặt chẽ hay chưa?…Rất nhiều các câu hỏi được đặt ra trong các kỳ họp của hội đồng kinh tế quốc gia hoặc khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều trần trước Quốc hội.


Tại Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng không nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (do chúng ta chưa đầu tư vào các sản phẩm tài chính phức tạp của thế giới) nhưng nền kinh tế nói chung và các tổ chức tài chính trong nước nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Do đó việc nhìn nhận lại các cơ chế hay chính sách quản lý rủi ro, quản lý vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần là việc cần phải làm và nên làm trong giai đoạn hiện nay khi mà cả thế giới đã có những thay đổi trong quan điểm về tái cơ cấu nền tài chính toàn cầu cũng như các phương pháp quản lý, điều hành kinh tế.

Và đây cũng là một trong những lý do mà tôi chọn đề tài này: “ Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”.


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


- Đánh giá việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu và trước sự tác động của cuộc khủng hoãng tài chính thế giới.


- Chỉ ra các thực trạng trong công tác kiểm soát và phát triển nguồn vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần.


- Cuối cùng là đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.


3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn tự có trong phạm vi hoạt

động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp và kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu khác.


5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:


Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu làm 03 chương:


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTMCP

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN


Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO Hiệu quả CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTMCP


1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC NH TMCP‌


1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại


Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: ngân hàng, tổ chức công nghiệp/ hiệp hội, tổ chức tín dụng nghiệp đoàn, đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới, các hình thức công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí. Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay người ta nhắc đến những khái niệm là ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng đầu tư…Ngân hàng bán lẻ chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp , cho vay các các nhân, các loại thẻ tín dụng…Ngân hàng bán buôn là loại ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp.


1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần


Ngân hàng thương mại cổ phần là các ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng nhà nước khi hoạt động. Ngân hàng thương mại cổ phần có những đặc thù khác biệt với các ngân hàng thương mại

nhà nước và ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài.


1.1.3 Chức năng của NHTMCP


Chức năng tập trung vốn của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay lại. Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình. Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư, chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán, đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…


Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…)


Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán…)

đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua séc và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.


Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng séc ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.


Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp: Vào cuối thế kỷ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.


1.2 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI VỐN TỰ CÓ NHTMCP


1.2.1. Khái niệm vốn tự có: vốn tự có là nguồn vốn ban đầu để một doanh nghiệp bắt đầu tiến hành quá trình hoạt động. Hay nói các khác vốn tự có là nguồn vốn riệng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này quyết định quy mô hoạt động của một ngân hàng cũng như các khả năng bảo vệ chính tổ chức sinh ra nguồn vốn này trong suốt quá trình hoạt động.

1.2.2. Chức năng của vốn tự có


Trong hoạt động của một ngân hàng, nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc giúp duy trì hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng, một ngân hàng với nguồn vốn phong phú giúp tạo nên tính thanh khoản cho toàn hệ thống tài chính thông qua các kênh phân phối vốn lại trên thị trường, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của chính phủ trong từng thời kỳ cụ thể cũng như các chiến lược kinh tế cơ bản của Nhà nước.


Trong tương quan so sách quy mô hoạt động của các ngân hàng trong nước và các ngân hàng trong khu vực, nguồn vốn là chỉ tiêu so sánh cơ bản giúp phản ánh sức mạnh, tiềm lực của từng ngân hàng cũng như khả năng chống đỡ các cú sốc tài chính nếu xảy ra. Từ đó, giúp phân loại, xếp hạng các ngân hàng với nhau để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý…đánh giá, lựa chọn, tìm cơ hội đầu tư và giám sát tốt hơn nền tài chính của quốc gia.


Bởi vì là thành phần cơ bản trong nguồn vốn của ngân hàng nên vốn tự có đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng chung của nguồn vốn ngân hàng. Và chức năng của vốn tự có giúp chúng ra có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về chức năng của nguồn vốn. theo đó, bản thân vốn tự có có thêm các chức năng chính sau đây:


Chức năng bảo vệ: Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng. Ngoài ra, do mối quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022