Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


NGUYỄN THỊ THU TRÀ


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS ĐỖ THẾ TÙNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN ThS KINH TẾ


Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 1

HÀ NỘI 2006


MỤC LỤC‌‌

Mở đầu................................................................................................................. 2

Chương 1. Sở hữu trí tuệ và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh tế thị trường............................................................................. 7

1.1. Sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ............................... 7

1.2. Kinh nghiệm của một số nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tụê. 22

Chương 2. Tình hình về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong

thời gian qua..................................................................................... 34

2.1. Tình hình đăng ký quyền sở hữu trí tụệ ở Việt Nam trong thời gian qua 34

2.2. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 51

2.3.Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ............................... 68

Chương 3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam....................................................... 79

3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí

79

tuệ..................................

3.2. Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm thực

thi 82

3.3. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ 90

3.4. Trừng trị nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí

tuệ ...................................................................................................... 94

Kết luận..................................................................................................... 97

Danh mục tài liệu tham khảo 100

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện cách mạng Khoa học và Công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một số nước phát triển nhất đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì tri thức ngày càng trở thành nhân tố sản xuất hàng đầu và là một loại hàng hoá công cộng. Hiệu quả sử dụng đòi hỏi phải truyền bá miễn phí các tri thức, nhưng nếu không có phí sử dụng thì không thể khuyến khích sản xuất ra tri thức. Bởi vậy phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới nói chung có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Việt Nam nói riêng theo xu hướng tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, khung pháp lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được hoàn thiện.

Số lượng các tổ chức, các nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí MinhTrong số các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vào Việt Nam phải kể đến các nước hàng đầu như: Pháp, Đức, Mỹ, Italia, Nhật, Hàn Quốc, Trung QuốcTrên cơ sở xác định cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước an tâm hơn trong việc sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam, chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh, cấm sản xuất và buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sản xuất và người tiêu dùng. Nhiều đơn vị sản xuất và buôn bán hàng giả đã bị phát hiện và xử lý.

Tuy nhiên các hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có nhiều hạn chế như: Số lượng các tổ chức, cá nhân trong nước đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn ít, chưa tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, tình


trạng vi phạm luật kéo dài gây nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng.

Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt kể từ ngày 26/10/2004 công ước Berne mà Việt Nam cam kết thực hiện để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh bắt đầu có hiệu lực.

Trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ta đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Song thực tiễn cho thấy rằng số lượng các vụ tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn không giảm mà ngược lại càng gia tăng.

Từ tình hình trên buộc chúng ta phải nhìn lại một cách thẳng thắn, khách quan về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó vạch ra những giải pháp đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Do đó Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Namđược chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ này.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trên thế giới việc nghiên cứu sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được các nước và các tổ chức quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian qua.

Ở Việt Nam cho đến nay vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề mới mẻ vì vậy việc nghiên cứu quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn ít ỏi. Trong Thư viện Quốc gia chỉ có hai luận án tiến sỹ viết về đề tài này:


- Tiến sỹ Lê Xuân Thảo: “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”- Chuyên ngành Luật học.

- Tiến sỹ Nguyễn Thị Quế Anh: “Bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam dưới ánh sáng của hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)”- Chuyên ngành Luật học.

Năm 2001 - 2005 Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có một số luận văn thạc sĩ về đề tài này như: Nguyễn Thị Hồng Yến: “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS/WTO trong so sánh với pháp luật Việt Nam” - Chuyên ngành Luật học.

Các đề tài trên đều nghiên cứu dưới góc độ pháp luật chưa đi sâu nghiên cứu dưới góc độ kinh tế và ảnh hưởng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2005 tại Học viện Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tuấn Nghĩa đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ: “Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường” - Chuyên ngành Kinh tế chính trị nhưng đó là một đề tài rất rộng nghiên cứu về sở hữu trí tuệ chứ chưa nghiên cứu dưới góc độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường.

Thời gian gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế do Cục sở hữu trí tuệ tổ chức, đã có nhiều báo cáo trình bầy về từng vấn đề cụ thể về Luật sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, nhất là phân tích một cách sâu


sắc sự tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích của luận văn là tìm hiểu lý luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp khả thi nhằm thực hiện nghiêm việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Nhiệm vụ của luận văn:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phân tích tác động của nó đến sự phát triển kinh tế nói chung.

+ Khảo sát tình hình thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển kinh tế xã hội.

+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu ở tầm vĩ mô để thực thi nghiêm việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu.

Tuy có đề cập cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng luận văn không đi sâu nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn làm nổi bật vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói riêng.

* Phạm vi nghiên cứu


Tập trung vào bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, có tham khảo kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này.‌‌‌‌

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Chính trị, nhất là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê.

6. Những đóng góp của luận văn

- Nêu rõ được tầm quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng.

- Khắc họa thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.

- Luận giải có cơ sở khoa học một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Sở hữu trí tuệ và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh tế thị trường.

Chương 2: Tình hình về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.


Chương 1

SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO HỘ

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1.1. Sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

1.1.1. Quyền sở hữu trí tuệ

Sang đầu thế kỷ XXI, nhiều nước phát triển trên thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh đó, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Con người có tri thức khoa học và công nghệ cùng với kỹ năng lao động cao là lợi thế có ý nghĩa quyết định sự phát triển của mọi quốc gia, các lợi thế tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên, nhân lực rẻ, vốn) ngày càng lui xuống hàng thứ yếu. Chính vì vậy trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức hay là quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất hơn cả quyền sở hữu về vốn, tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Giá trị xã hội cũ lấy sản phẩm vật chất làm chủ đạo nay đang được thay thế bằng giá trị mới lấy việc sản xuất thông tin, tri thức để tiến hành sản xuất làm chủ đạo. Ai nắm được tri thức thì người đó dành được ưu thế và thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Đây là tài sản vô hình nhưng có khả năng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần to lớn, mang lại sức mạnh và ưu thế cạnh tranh cho chủ sở hữu.

Sở hữu trí tuệ được thể chế hoá thành các quyền cụ thể bao gồm quyền tác giả (đối với tác phẩm), quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền đối với sự trình diễn tác phẩm) và quyền sở hữu công nghiệp (quyền đối với phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh...).

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí