1.1.2. Những đặc điểm của tài sản trí tuệ
+ Thứ nhất: Đó là tài sản vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể và khó kiểm soát.
Tài sản trí tuệ là nguồn khai thác vô tận không bao giờ cạn kiệt, có thể rất nhiều người chiếm hữu và sử dụng nó mà không làm giảm đi giá trị thực tế của nó. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người. Có thể vô số người cùng sử dụng một tri thức mà không ai mất phần. Một người có thể sử dụng nhiều lần mà không phải trả thêm tiền. Người sau có thể kế thừa “tài sản trí tuệ” của người đi trước để tạo ra một tri thức mới. Bởi vậy, tài sản trí tuệ là tài sản khó kiểm soát nhất.
+ Thứ hai: Chi phí cho nghiên cứu rất lớn nhưng sản phẩm lại rẻ.
Ví dụ: Chi phí cho việc nghiên cứu đĩa CD đầu tiên tổn phí hết 50 triệu USD, nhưng đĩa thứ hai và các đĩa tiếp theo chỉ tốn 3 USD [51].
Như vậy sản phẩm phải được bán với giá bao gồm cả chi phí cho nghiên cứu thì mới thu hồi được vốn, có lợi nhuận và bản quyền dành cho tác giả. Nếu không những người có phát minh hay sáng chế sẽ bị phá sản.
+ Thứ ba: Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, một tri thức mới ra đời dễ dàng được lưu chuyển khắp thế giới. Bởi vậy lợi ích thu được từ tri thức và công nghệ mới không nhất thiết thuộc về nơi phát minh ra chúng mà tuỳ vào khả năng ứng dụng và việc tổ chức sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.
Ví dụ: Hoa Kỳ đã phát minh ra máy quay phim và máy ghi âm, máy fax. Hà Lan phát minh ra máy CD nhưng phần lớn lợi nhuận của sản phẩm này lại rơi vào tay Nhật Bản [72].
Do những đặc điểm trên việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ở đây nảy sinh hai xu thế đối lập nhau: Muốn sử dụng tài sản trí
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 1
- Mục Đích Của Việc Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Số Lượng Đơn Theo Pct Do Người Sử Dụng Pct Ở Các Nước Đang Phát Triển Được Lựa Chọn Nộp
- Tình Hình Đăng Ký Quyền Sở Hữu Trí Tụệ Ở Việt Nam Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
tuệ có hiệu quả phải phổ biến nhanh, rộng rãi và toàn bộ tri thức với giá rẻ, thậm chí bằng không. Nhưng việc sản xuất ra tri thức rất tốn kém, đòi hỏi phải tạo điều kiện cho những người đã sáng tạo ra tri thức bù lại được những chi phí và có lãi gắn với việc sử dụng tri thức để họ tiếp tục sáng tạo ra tri thức mới.
Mâu thuẫn giữa một bên là mục tiêu bảo đảm quy mô toàn xã hội được sử dụng tri thức với một bên là động lực khuyến khích sáng tạo tri thức bằng đãi ngộ vật chất, chỉ có thể giải quyết bằng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật phải thừa nhận quyền sở hữu trí tuệ của người đã sáng tạo ra tri thức như một tài sản cá nhân, cho phép họ độc quyền các phát minh, sáng chế của mình trong một thời gian và không gian nhất định. Hoặc là nhà nước trả cho họ những chi phí để sáng tạo ra tri thức mới ấy, khi đó họ sẽ từ bỏ quyền chuyên hữu tri thức của mình, cái đã được sản xuất ra thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích người có óc sáng chế, dọn đường cho những phát minh tiếp theo. Người phát minh muốn được cấp bằng sáng chế thì phải công bố chi tiết phát minh của mình và dựa vào những thông tin này, có thể sẽ xuất hiện những phát minh tiếp theo. Tuy nhiên, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cấp bằng sáng chế nhiều khi lại hạn chế việc sử dụng và khai thác tri thức mà nếu được tự do sử dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn. Do đó thời gian bảo hộ quá dài, sẽ cản trở tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ví dụ: Việc Quốc hội Anh kéo dài thời gian bảo hộ bằng sáng chế cấp cho Watt tới 25 năm đã dẫn tới chỗ Watt cản trở việc ứng dụng hơi nước có áp lực cao vào nghành đường sắt. Nếu độc quyền của Watt chấm dứt trước năm 1783 thì nước Anh sẽ có đường sắt sớm hơn [84].
Việc công nhận và ứng dụng những thành tựu sáng tạo của con người, khai thác nó như một tài sản kinh tế sẽ là chìa khoá để đạt được sự thịnh vượng
của các quốc gia. Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã nhận thức sâu sắc vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên đã chủ động gắn các chính sách về sở hữu trí tuệ với chiến lược phát triển tổng thể kinh tế xã hội của nước mình.
Khái niệm “tài sản trí tuệ” và “luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” đã được đưa vào hệ thống luật của các nước phát triển từ cuối thế kỷ XIX và trở thành một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Tại Vương quốc Anh, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được luật hoá tại bộ luật Anne năm 1709, tại Pháp hệ thống bảo hộ được triển khai từ năm 1789 và tại Mỹ từ năm 1787.
Khái niệm “quyền sở hữu trí tuệ” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Có học giả cho rằng không có một khái niệm chung đơn nhất có thể bao quát được tất cả các tài sản trí tuệ. Có học giả lại cho rằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng như: Sáng chế, quyền tác giả, bí mật thương mại, tên thương mại, và tập hợp các quyền khác. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã đưa ra một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất: “Sở hữu trí tuệ được hiểu rộng rãi hơn và bao gồm các quyền liên quan tới các sản phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, sự trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình, các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực, các phát minh khoa học, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh và các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Văn học nghệ thuật” (Điều 2 Công ước Stockholm 1967 về việc thành lập WTO).
Hiệp định TRIPS (1994) đã quy định 7 đối tượng thuộc phạm vi của quyền sở hữu trí tuệ là: Sáng chế, quyền tá giả, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa
lý, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật. Tại Việt Nam, vấn đề sở hữu trí tuệ đã được đề cập từ những năm 1980 nhưng trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, pháp luật đã coi sở hữu trí tuệ là sở hữu toàn dân, nhà sáng chế được cấp bằng tác giả sáng chế, được trả thù lao, xong quyền sở hữu thuộc về nhà nước. Do vậy, không phát huy được trí sáng tạo của các cá nhân. Kể từ năm 1989 khi pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời thì nhà nước thừa nhận quan điểm cho rằng: Các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo ra và chính con người có quyền sở hữu chúng. Nhà nước phải bảo hộ quyền tư hữu đó. Chính vì vậy, nhà nước đã cấp bằng độc quyền sáng chế, công khai thừa nhận quyền tư hữu đối với các tài sản trí tuệ. Đến năm 1995 sau khi quốc hội ban hành “Bộ luật dân sự” chúng ta mới có những quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ mang đầy đủ hiệu lực pháp lý.
1.1.3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc pháp luật bảo đảm các điều kiện để chủ sở hữu trí tuệ có thể thực thi các quyền của mình, đồng thời ngăn chặn, xử lý mọi hành vi sử dụng quyền nói trên do người thứ ba thực hiện nếu không được phép của chủ sở hữu.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng việc nhà nước cấp văn bằng độc quyền cho chủ sở hữu trí tuệ trong một thời gian nhất định, nhằm chống lại bất kỳ một sự xâm phạm nào của bên thứ ba.
Đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là phải dựa vào pháp luật và các cơ chế thực thi đủ mạnh để ngăn chặn việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách bất hợp pháp của bên thứ ba. Bởi vì tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình và công khai với công chúng (trừ bí mật thương mại) tài sản trí tuệ có thể bị lấy đi tự do nếu không có sự bảo hộ nghiêm ngặt của pháp luật.
Ví dụ: Một tác phẩm văn học vừa được in ra nếu thiếu sự bảo hộ ngay lập tức nó sẽ bị sao chép và bán với giá rẻ hơn, làm cho nhà sản xuất bản gốc không những không thu được lợi nhuận và còn không thu hồi được vốn và những chi phí dành cho tác giả.
Công nghệ cho phép số hoá các từ ngữ, âm thanh, hình ảnh cũng chính là công nghệ cho phép bất kỳ người nào cũng đều dễ dàng sao chép một cách trái phép, công nghệ cũng cho phép người khác giả mạo một cách dễ dàng nhãn mác của người khác và dán nhãn mác đó vào hàng hoá của mình. Và sáng chế một khi đã được cấp bằng trở thành tài liệu công khai mà người khác có thể sao chép lại mà không xin phép. Do đó, biện pháp duy nhất để phòng chống “trộm cắp” sáng chế đã được cấp bằng, tác quyền, hoặc nhãn hiệu hàng hoá… là thực hiện các chế tài nghiêm khắc như chế tài hành chính, dân sự, hình sự.
Tác phẩm được bảo hộ phải là tác phẩm nguyên gốc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, bao gồm phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu. Bảo hộ quyền tác giả không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được thể hiện bằng việc nhà nước cấp bằng bảo hộ cho chủ thể sở hữu công nghiệp. Bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chứng chỉ duy nhất của nhà nước xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể được cấp văn bằng, quyền tác giả của các tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và xác nhận khối lượng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996).
Quyền sở hữu công nghiệp của một chủ thể phát sinh từ thời điểm được cấp bằng bảo hộ.
Ví dụ: Một người có sáng chế nhưng không nộp đơn đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ nên chưa được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc họ làm thủ tục nói trên sau một người thứ hai thì họ không được nhận sự bảo hộ bằng pháp luật từ phía nhà nước. Đây là điểm khác với quyền tác giả, quyền tác giả được bảo hộ từ khi tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức nhất định.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của từng nước và các hiệp ước quốc tế mà nước đó cam kết tham gia.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điều 766 (Bộ luật Dân sự) và Điều 14 Nghị định 76/CP là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết cho mọi loại hình tác phẩm, không có quy định về thời gian bảo hộ quyền của người biểu diễn. Như vậy pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan về cơ bản tương thích với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên cần bổ sung quy định cụ thể về chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu. Về nội dung và thời hạn bảo hộ đối với các quyền liên quan, đồng thời quy định về quyền tác giả không tính theo đời người trong Nghị định 76/CP (cần được sửa đổi).
Điều 759 (Bộ luật dân sự) quy định: “Tác giả chủ sở hữu tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm, có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại”. Điều này thể hiện quan điểm và cơ chế bảo hộ đối với quyền tác giả. Pháp luật không dùng từ “Bảo vệ” mà dùng từ “Bảo hộ” hàm ý tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có quyền tự bảo vệ trong trường hợp không tự bảo vệ được mới yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi các biện pháp cần thiết để
chấm dứt hành vi xâm phạm và phục hồi quyền bị xâm phạm. Tức là theo cơ chế bảo hộ tự động.
Về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại điều 791 (Bộ luật Dân sự), các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn bảo hộ có hiệu lực và có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật.
Bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp cho đến khi kết thúc hoặc chấm dứt thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế về nhãn hiệu.
Thời gian bảo hộ ở đây là thời gian nhà nước bảo đảm cho chủ sở hữu, chủ sử dụng có quyền khai thác các đối tượng của mình nhằm bù đắp lại các chi phí đã bỏ ra và để hưởng lợi từ các đối tượng đó.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì:
+ Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
+ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
+ Bằng đối tượng kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể gia hạn liên tiếp hai lần mỗi lần 5 năm.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất sứ hàng hoá có hiệu lực vô thời hạn từ ngày cấp.
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Thời gian bảo hộ theo pháp luật Việt Nam phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới, bảo đảm thời gian cần thiết bù đắp những chi phí mà tác giả
chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích đã bỏ ra, do đó khuyến khích sự sáng tạo của các thành viên trong xã hội.
Phạm vi bảo hộ mang tính lãnh thổ. Tất cả các nhà đầu tư đến nước nào đều phải tuân theo pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở nước đó. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển với mức độ nhanh chóng như hiện nay thì các nước cần hoàn thiện luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho phù hợp với những quy định của hệ thống pháp luật quốc tế.
Hệ thống luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoàn thiện và bộ máy thực thi đủ mạnh sẽ đạt các mục đích: Ngăn ngừa và xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.
WIPO là tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đang quản lý hai văn bản lâu đời nhất điều chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ. Đó là Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 (sửa đổi năm 1979) và công ước Berne về bảo hộ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật năm 1886 (sửa đổi năm 1971). Những văn bản này đã điều chỉnh hai lĩnh vực quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Theo quy định mới đây những nước nào muốn trở thành thành viên của WTO thì phải tham gia vào công ước Paris và công ước Berne.
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định “Để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu phải thực hiện chương trình này và các quy định có nội dung kinh tế của: Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật; Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp và một số công ước khác” [18].
Tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hệ thống pháp