Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 13


các hàng hoá vi phạm hay các hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu biết hàng giả mà vẫn cứ mua sẽ bị xử phạt.

Ở các quốc gia đang phát triển, khi các biện pháp thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự đạt hiệu quả thì cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao nhận thức bằng hình thức thông tin tuyên truyền, từ việc phát tờ rơi khuyến cáo, thông báo đến việc tuyên truyền có hệ thống trên các phương tiện thông tin đại chúng... Ở nước ta hiện nay có tình trạng các nhà sản xuất cũng không thể kiểm soát được sản phẩm của mình có bị làm giả hay không và thường bị “té ngửa” khi khách hàng khiếu kiện, than phiền về chất lượng sản phẩm, những phản ứng sau đó của nhà sản xuất để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ khách hàng chỉ mang tính đối phó và chấp nhận “sống chung” với hàng nhái, hàng giả, hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Một số vụ kiện về quyền tác giả, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, chỉ khi được đưa lên báo chí mới được sự quan tâm của giới tác giả và các cơ quan có thẩm quyền. Trước những vụ kiện “tai tiếng” như vậy rất hiếm khi có một tiếng nói chung của các tác giả, nhà sản xuất, toà án và cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả. Từ đó dẫn đến hoặc kiện tụng kéo dài, hoặc có phán quyết của toà song các bên liên quan chưa thực sự “tâm phục, khẩu phục” lỗi ở đây một phần là do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng. Các cơ quan thông tin đại chúng không chỉ thông tin về các hành vi vi phạm đối với phát triển kinh tế - xã hội, mà còn phải giáo dục và hướng dẫn mọi người thực hiện tốt pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

Nhóm đối tượng là cán bộ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhất thiết phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn và pháp luật sở hữu trí tuệ, luôn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ có như vậy mới bảo đảm việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.


Cùng với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật theo các nhóm đối tượng trên nhà nước cần có chính sách khuyến khích, động viên các đối tượng khác trong xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ dưới nhiều hình thức khác nhau như các câu lạc bộ, các hiệp hội nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, đặc biệt là các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tham gia một cách tích cực hơn vào nhiệm vụ này với nhiều nội dung khác nhau như quảng bá về các đối tượng được bảo hộ, các đặc điểm của hàng hóa mang dấu hiệu vi phạm bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác về tình hình sở hữu trí tuệ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bên cạnh đó cần tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn, thông tin vế sở hữu trí tuệ củng cố và nâng cao vai trò của các hội về quyền sở hữu trí tuệ.

3.4. Trừng trị nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ

Như đã phân tích ở trên một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ kém hiệu quả là do sự thiếu minh bạch và nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cần phải nhận thức rằng sở hữu trí tuệ không chỉ mang khía cạnh pháp luật mà thực chất nó là quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ thương mại. Luật pháp về sở hữu trí tuệ chẳng qua là phương tiện để thực hiện lợi ích từ các quyền sở hữu mà thôi. Bởi vậy những hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ đã và sẽ luôn vượt qua sự kiểm soát của pháp luật về luật dân sự. Trên thực tế biện pháp thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay chủ yếu là biện pháp hành chính. Chẳng hạn một nhãn hiệu bột giặt bị làm nhái nhãn mác thì chỉ bị phạt và huỷ bỏ bao bì đó, doanh nghiệp vi phạm vẫn có quyền giữ lại bột giặt và đóng gói bằng bao bì khác, điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp không “ngại” làm giả nhãn mác của doanh nghiệp khác. Hơn nữa mức xử phạt hành chính lại rất thấp không đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như hiện nay. Ông Alain Cany


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

chủ tịch EUROCHAM đã phát biểu “Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu thiệt hại về sở hữu trí tuệ. Tôi nghĩ, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa được tốt lắm về sở hữu trí tuệ. Tuy chính phủ Việt Nam đã có những luật dành riêng cho lĩnh vực này, nhưng vấn đề còn lại và rất quan trọng đó là việc thực thi. Chúng tôi chỉ có thể chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi sản phẩm của chúng tôi được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam [10].

Về điểm này chúng ta cần phải học tập các nước trên thế giới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Ở Mỹ nếu phát hiện một vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm hàng giả các chủ thể có thể bị phạt bằng lợi ích kinh tế rất cao, có thể lên tới 2 triệu USD, khiến cho doanh nghiệp không còn có thể sản xuất, kinh doanh được nữa. Ấn độ là nước có quy định mức phạt cao gấp hàng nghìn lần mức vi phạm. Điều này có tác dụng răn đe các loại hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - 13

Để trừng trị nghiêm các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cần phải có những biện pháp sau đây:

Thứ nhất: Cần phải nhanh chóng xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ trong đó chú trọng việc thực thi, giảm thiểu tối đa việc chồng chéo xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Thứ hai: Tăng cường các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái, hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Để hoàn thiện luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta cần phải nâng cao tính khả thi của việc thực hiện lợi ích của các chủ thể sáng tạo. Doanh nghiệp là một bộ phận hết sức quan trọng của các chủ thể đó. Bởi vậy phải đảm bảo sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp không phải trên giấy tờ mà là trên thực tế. Trước hết phải bảo hộ cho việc tạo lợi nhuận của doanh nghiệp không bị xâm phạm bởi nạn


hàng giả, hàng nhái, hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để thực hiện tốt việc chống hàng giả cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ như việc phát hiện nhanh hàng giả, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện hiện đại cho lực lượng quản lý thị trường, các lực lượng làm nhiệm vụ chống hàng giả và gian lận thương mại. Về lâu dài cần tăng cường các biện pháp kiểm tra tại các đầu mối giao nhân hàng hoá và thông tin từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, đặc biệt là sự phối hợp về chức năng giữa các cơ quan tham gia hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Các doanh nghiệp cần kịp thời đăng ký nhãn hiệu, tích cực tham gia cùng các cơ quan nhà nước trong việc phát hiện, khám phá các hiện tượng xâm phạm sở hữu trí tuệ. Đây không chỉ là nhiệm vụ mà là lợi ích cuả các doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa tự cứu mình chứ không ỷ lại vào các cơ quan chức năng. Các chủ thể quyền có biện pháp về việc kiểm tra hàng nhái, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Không nên tổ chức dàn trải mà nên tập trung vào trọng điểm cửa khẩu, chợ đầu mối khu vực, trung tâm thượng mại, thực hiện nghiêm chỉnh việc đăng ký cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức hợp tác với các tổ chức phòng chống hàng giả của các quốc gia trên thế giới.

Thứ ba: Biện pháp xử lý. Khi đã phát hiện các tổ chức đơn vị sản xuất hàng hoá giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải phạt thật nặng về kinh tế khiến cho các tổ chức xâm phạm sở hữu trí tuệ của người khác không còn có khả năng và cơ hội để tái diễn. Cần có quy định rõ ràng những cơ sở sản xuất kinh doanh đã có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, xử lý kịp thời, tránh để dây dưa kéo dài. Đối với các hành vi đặc biệt nghiêm trọng cần phải có các chế tài hình sự để xử lý đồng thời đưa sự việc lên các phương tiện thông tin đại chúng để làm gương cho các doanh nghiệp khác.


Tóm lại: Những giải pháp trên nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Nó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài và chuyền giao công nghệ vào nước ta.


KẾT LUẬN


1. Trong thời đại ngày nay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Bởi vậy mỗi quốc gia cần xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

2. Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển cho thấy, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả thì trước hết phải có hệ thống pháp luật riêng biệt để điều chỉnh từng đối tượng của sở hữu trí tuệ phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế. Giáo dục để nâng cao nhận thức của xã hội và của các chủ sở hữu về vai trò của trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng một chương trình chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc thực thi luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Ở Việt nam, những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có từ những năm 80, nhưng chỉ từ sau khi Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự 1995 chúng ta mới có những quy phạm về sở hữu trí tuệ mang đầy đủ hiệu lực pháp lý. Từ đó đến nay pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã không ngừng xây dựng cho phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế. Về quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế quan trọng về sở hữu trí tuệ, có thể nói đến thời điểm này pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế quan trọng khác về sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn chưa thể hiện được “tính hiệu quả”, các quy định về trình tự, thủ tục thực


hiện các chế tài dân sự, hành chính, hình sự còn chưa đầy đủ, rõ ràng minh bạch và còn mâu thuẫn chồng chéo, hơn nữa các quy định sử phạt hành chính còn chưa đủ mạnh, một số quy định chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn bên cạnh đó quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cũng như cơ chế hoạt động của cơ quan thực thi hành chính chưa hợp lý.

4. Sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành mối quan tâm của xã hội, đặc biệt là giới doanh nghiệp. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng. Các đối tượng sở hữu trí tuệ trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ ngày càng nhiều. Tuy nhiên từ năm 1996 đến nay hơn 50% số lượng đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ là người nước ngoài. Mặc dù số đơn đăng ký và số văn bằng tăng nhanh so với thế giới, nhưng tỷ lệ đăng ký văn bằng bảo hộ của người Việt Nam còn rất thấp. Có thể thấy các chủ sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa thực sự nhận thức được giá trị nguồn tài sản vô hình của mình. Về phía người dân nhận thức về sở hữu trí tuệ còn rất thấp. Giá của hàng giả, hàng nhái rất rẻ so với hàng chính hiệu là một mãnh lực hấp dẫn người tiêu dùng. Việc tuyên truyền để nâng cao hiểu biết của xã hội về quyền sở hữu trí tuệ và đào tạo cán bộ về sở hữu trí tuệ chưa được chú ý.

5. Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm rất phổ biến và nó trở thành nạn dịch. Hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sảy ra với hầu hết tất cả các loại hàng hoá. Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp. Sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật sao chép, bắt chước ngày càng được cải tiến, các loại sản phẩm này được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ cao. Sản phẩm được nhái lại nhãn hiệu, kiểu dáng không chỉ ở các loại sản phẩm tiêu dùng mà còn có cả ở các loại sản phẩm đặc biệt như: thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vậtĐiều này để


lại hậu quả trực tiếp nghiêm trọng đối với con người. Bên cạnh đó các loại sản phẩm văn hoá cũng được nhái lại và làm giả không kémGây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và uy tín của quốc gia.

6. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần phải thực thi những giải pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ; Thứ hai, sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ; Thứ tư, trừng trị nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023