nhãn hiệu. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật SHTT 2005 bằng quy định không chấp nhận bảo hộ những nhãn hiệu là “dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu hoặc đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận”. [36]
1.3.3. Nhãn hiệu với nhãn hàng hóa
Nhãn hiệu và nhãn hàng hóa là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong thực tế, đặc biệt là trước Luật SHTT 2005 khi khái niệm nhãn hiệu còn được sử dụng bằng cụm từ “nhãn hiệu hàng hóa”. Về mặt pháp lý đây là hai đối tượng cùng có chức năng chỉ dẫn thương mại nhưng có bản chất khác nhau. Nhãn hàng hóa và nhãn hiệu đều cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm nhưng nhãn hàng hóa thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với hàng hóa được đưa ra thị trường còn nhãn hiệu là “sự đánh dấu tự nguyện” của chủ thể kinh doanh để giúp người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm đồng thời phân biệt được các sản phẩm cung cấp bởi các chủ thể khác nhau.
Nhãn hàng hóa phải thể hiện đủ các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa được quy định trong Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006, theo đó, những nội dung bắt buộc phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa; ngoài ra, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa còn có những nội dung bắt buộc khác như với hàng hóa là lương thực thì nhãn hàng hóa còn phải thể hiện định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng sản phẩm… Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tự đặt. Trong nhiều trường hợp tên hàng hóa này chính là nhãn hiệu của sản phẩm (điều này không phải là bắt buộc). Khi trình bày nhãn hàng hóa, ngoài những nội dung bắt buộc, có thể đưa vào những thành phần khác để trang trí, tạo dáng. Nhãn hiệu có thể được chủ sở hữu sử dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng mỗi nhãn hàng hóa chỉ có thể sử dụng cho một loại sản phẩm cụ thể do mỗi loại sản phẩm có những yêu cầu khác nhau về nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa.
Qua phân tích ở trên có thể thấy trong nhiều trường hợp nhãn hàng hóa có thể chứa nhãn hiệu, nhưng hai đối tượng này hoàn toàn phân biệt với nhau. Ngược lại, một nhãn hiệu cũng có thể chứa một phần hoặc toàn bộ các yếu tố của nhãn hàng hóa, nhưng thành phần được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu chỉ là phần có khả năng phân biệt mà thôi.
Do việc ghi nhãn hàng hóa thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với hàng hóa được đưa ra thị trường nên việc sử dụng nhãn hàng hóa là bắt buộc. Còn sử dụng nhãn hiệu là hành động “tự cá thể hóa sản phẩm” nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là sự tự nguyện của các chủ nhãn hiệu.
1.3.4. Nhãn hiệu với kiểu dáng công nghiệp
Thoạt tiên khi đọc qua tiêu đề này hẳn nhiều người sẽ thắc mắc liệu có thể tồn tại hay không sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp khi mà hai đối tượng này có bản chất khác hẳn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế câu trả lời lại là có. Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo nhằm tìm kiếm một dáng vẻ bề ngoài có khả năng đem lại sự thích thú cho người sử dụng. Nhãn hiệu là chỉ dẫn thương mại mà trong nó khía cạnh sáng tạo – tuy vẫn có – song không quyết định như kiểu dáng công nghiệp, yếu tố quyết định đối với nhãn hiệu là ở chỗ nó chuyển tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng nhằm chống lại việc sử dụng không được sự cho phép những dấu hiệu có khả năng lừa dối người tiêu dùng. Chức năng của hai đối tượng này hoàn toàn phân biệt, nhưng thực tế vẫn xảy ra sự nhầm lẫn vì việc tồn tại nhiều dạng đối tượng SHTT khác nhau trong một sản phẩm trí tuệ là rất phổ biến. Có trường hợp một đối tượng duy nhất vừa thuộc dạng SHTT này, vừa thuộc dạng SHTT khác. Ví dụ như hình chai đựng nước của Hãng Coca Cola, chiếc chai này đã được bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng nhãn hiệu ba chiều, nhưng hình dáng của chiếc chai này chính là đối tượng để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; hoặc hình dáng bao bì hàng hóa vừa có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vừa có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Luật
SHTT của hầu hết các nước đều chấp nhận trạng thái cùng tồn tại này. Bản chất, phạm vi của từng loại quyền SHTT, cụ thể là quyền đối với nhãn hiệu và kiểu dáng là khác nhau, có sự phân biệt rõ ràng, do đó ít có khả năng xảy ra xung đột giữa hai loại quyền khác nhau. Ngoài ra, quy định về thủ tục xác lập quyền, bao gồm việc đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp và đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu cho phép không để xảy ra tình huống xác lập hai quyền xung đột nhau. Trong trình tự xác lập quyền sở hữu công nghiệp còn có một thủ tục quan trọng, đó là khả năng thu hẹp hoặc hủy bỏ một quyền đã được xác lập vì lý do không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Vì thế, nguy cơ xung đột giữa quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu khó có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 2
- Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Bảo Hộ Nhãn Hiệu Ở Việt Nam
- Khả Năng Phân Biệt Của Nhãn Hiệu
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 7
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 8
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Trạng thái “cùng tồn tại” các loại quyền SHTT khác là thực tế khách quan. Luật SHTT của các nước đều có xu hướng không quy định nghĩa vụ lựa chọn bảo hộ mà chấp nhận cơ chế đồng bảo hộ.
1.3.5. Nhãn hiệu với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả cũng tương tự cách mà người ta nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Đây là hai đối tượng SHTT khác biệt nhau và được bảo hộ với những tiêu chuẩn khác nhau rõ rệt. Nhãn hiệu có thể bị nhầm với một tác phẩm nghệ thuật ứng dụng thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả được hình thành một cách tự động ngay khi tác phẩm được độc lập sáng tạo ra dưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền tác giả chỉ mang tính tương đối: chỉ bị coi là vi phạm khi có thực hiện hành vi sao chép tác phẩm của người khác và hai tác phẩm giống hệt nhau vẫn có thể được bảo hộ cho hai chủ thể khác nhau nếu mỗi người đều độc lập tạo ra tác phẩm của mình. Mặt khác, khi cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho tác phẩm cơ quan có thẩm quyền không thực hiện việc thẩm định tác phẩm đó. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ cần phải thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, để được bảo hộ nhãn hiệu cần thỏa mãn những tiêu chuẩn bảo hộ theo luật định. Bảo hộ bản quyền là bảo hộ giá trị sáng tạo của con người chống lại sự sao chép, còn bảo hộ
nhãn hiệu là bảo hộ một chỉ dẫn thương mại nhằm bảo vệ những cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ người tiêu dùng trước khả năng bị nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm được chào bán trên thị trường nói chung là chống lại hành vi lừa dối.
Như đã phân tích ở trên, bản thân một đối tượng sản phẩm có thể chứa đựng trong nó khả năng được bảo hộ SHTT dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề là mỗi hình thức bảo hộ sẽ có những tiêu chuẩn nhất định và mang lại cho người nắm giữ quyền những quyền nhất định. Nếu nắm chắc được nguyên tắc này thì khó có thể nhầm lẫn các đối tượng với nhau và tránh được khả năng xảy ra xung đột giữa các loại quyền này.
1.4. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vấn đề bảo hộ nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng. Nhìn chung bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp, với người tiêu dùng và với toàn xã hội.
1.4.1. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
Nhãn hiệu là tài sản vô hình rất có giá trị của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu mạnh có thể bảo đảm mức độ an toàn lâu dài, tốc độ phát triển lớn với tỷ suất lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp. Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu nhãn hiệu đồng thời bảo vệ sản phẩm của họ khỏi nguy cơ bị làm nhái, làm giả, ảnh hưởng tới uy tín cũng như thu nhập của doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đưa ra thị trường mang nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ được người tiêu dùng tin tưởng. Nhãn hiệu có uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, đặt mức giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại khác. Một ví dụ chứng minh thực tế này là hai chiếc sơ mi cùng do Công ty An Phước sản xuất, không có sự khác biệt về hình thức và chất liệu, nhưng nếu mang nhãn hiệu Pierre Cardin thì có giá bán cao hơn nhiều lần so với mang nhãn hiệu An Phước. Có thể nói, hiện nay tỉ lệ giá trị tài sản vô hình (trong đó có nhãn hiệu) đang chiếm ưu thế áp đảo tuyệt đối khi định giá tài sản của doanh nghiệp. “Thống kê của
Interbrand năm 2006 về tỷ lệ giá trị tài sản trong tổng tài sản doanh nghiệp cho thấy nhãn hiệu chiếm ít nhất 1/3 giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonald’s chiếm 71%, Disney chiếm 68%, NOKIA và COCA-COLA chiếm 51%. Còn tại Việt Nam, khi tập đoàn Vina Capital mua 30% cổ phần (tương đương 3 triệu đô la) của Công ty Phở 24, họ đã định giá nhãn hiệu Phở 24 giá 7 triệu đô la tương đương với 70% tổng giá trị hiện nay của chuỗi nhà hàng này” (16). Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Chẳng doanh nghiệp nào xuất khẩu hàng hóa mà không có nhãn hiệu, thực tế đáng buồn là “hiện hơn 90% mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến xuất khẩu của Việt Nam phải thông qua trung gian bằng các nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài” [54]. Như vậy là các doanh nghiệp của chúng ta đã không biết tận dụng sự bảo hộ của Nhà nước đối với nhãn hiệu để thu lợi cho mình. Bảo hộ nhãn hiệu còn giúp tạo giá trị cho doanh nghiệp thông qua các hình thức chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu như li-xăng, chuyển nhượng.
1.4.2. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu đối với người tiêu dùng
Ngoài việc tạo ra cho doanh nghiệp những ưu thế cạnh tranh trên thương trường, nhãn hiệu còn có vai trò rất quan trọng liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng. Nhãn hiệu có chức năng chính là giúp cho người tiêu dùng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau đồng thời nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ đó. Nhãn hiệu có vai trò giúp người tiêu dùng định hướng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Nhãn hiệu được bảo hộ ngoài việc bảo vệ chính chủ nhãn hiệu thì còn giúp người tiêu dùng tránh được nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không đúng như mong muốn của họ. Qua nhãn hiệu người tiêu dùng sẽ nhận biết được những sản phẩm đã từng làm họ hài lòng và tiếp tục lựa chọn mà không mất thời gian và rủi ro khi mua sản phẩm mới.
1.4.3. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu đối với toàn xã hội
Kinh tế thị trường là sân chơi mà trong đó các chủ thể tham gia được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Bảo hộ nhãn hiệu sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại của một sân chơi chung lành mạnh. Bảo hộ nhãn hiệu mang lại sự đảm bảo pháp lý cho người kinh doanh trung thực, đồng thời bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị xâm phạm quyền. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tài sản vô hình (trong đó có nhãn hiệu) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong khối tài sản của mỗi doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu chính là bảo hộ tài sản cho doanh nghiệp và suy rộng hơn là bảo vệ tài sản của xã hội. Việc xây dựng và bảo hộ những nhãn hiệu mạnh là góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho toàn bộ nên kinh tế.
Với những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng, bảo hộ nhãn hiệu thực sự có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, thúc đẩy một xã hội phát triển lành mạnh, thiết lập một môi trường đầu tư hấp dẫn, thúc đẩy thương mại quốc tế và tăng khả năng hội nhập quốc tế cho các nền kinh tế.
Chương 2
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005
2.1. Nhãn hiệu với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Theo Điều 4.16 Luật SHTT 2005 “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Khái niệm nhãn hiệu trong Luật SHTT 2005 đã được định nghĩa một cách rất khái quát, theo đó, nhãn hiệu được định nghĩa theo chức năng - dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Định nghĩa mới về nhãn hiệu có ba sự thay đổi rõ rệt so với định nghĩa được đưa ra trong Bộ luật Dân sự 1995. Tại Điều 785 Bộ luật Dân sự 1995 nhãn hiệu được định nghĩa: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.” So với định nghĩa nhãn hiệu trong Bộ luật Dân sự 1995 thì định nghĩa trong Luật SHTT 2005 đã thay thế từ “nhãn hiệu” cho từ “nhãn hiệu hàng hóa”, không đưa vào định nghĩa các dấu hiệu cụ thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và mở rộng hơn chức năng của nhãn hiệu. Thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” sử dụng trong Bộ luật Dân sự 1995 trong thực tiễn tỏ ra khó tiếp cận đối với công chúng và dễ gây hiểu lầm là đối tượng này chỉ sử dụng cho hàng hóa mà không sử dụng cho dịch vụ. Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn tồn tại khái niệm “nhãn hàng hóa” – là các tập hợp các thông tin về chức năng, công dụng, địa điểm sản xuất, chất lượng, hạn sử dụng… của hàng hóa. Sự tồn tại hai khái niệm “nhãn hiệu hàng hóa” và “nhãn hàng hóa” rất dễ gây nhầm lẫn cho công chúng cũng như cho chính các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật. Xuất phát từ các lý do nêu trên mà thuật ngữ “nhãn hiệu” đã được đưa ra trong luật SHTT 2005. Ngoài ra, việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” còn phù hợp với thực tế có nhiều
loại nhãn hiệu khác nhau được quy định trong luật. Việc không đưa vào định nghĩa nhãn hiệu các dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn hiệu cũng là điểm hợp lý vì các nhà làm luật đã lựa chọn cách định nghĩa nhãn hiệu theo chức năng, không định nghĩa theo điều kiện bảo hộ. Một điểm mới nổi bật trong định nghĩa nhãn hiệu theo Luật SHTT 2005 là chức năng của nhãn hiệu đã được mở rộng đúng với thực tiễn, nhãn hiệu không chỉ dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại nữa mà dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ nói chung. Phần mở rộng này phù hợp với quy định liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Trong trường hợp một người sử dụng nhãn hiệu tương tự với một nhãn hiệu nổi tiếng, dù hàng hóa, dịch vụ của họ có khác loại với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng thì hai nhãn hiệu đó vẫn bị coi là tương tự và nhãn hiệu của họ sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt do việc sử dụng nhãn hiệu có thể gây cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ hoặc làm ảnh hưởng tới danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.
2.1.2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
2.1.2.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Đối chiếu với chức năng của nhãn hiệu thì bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau đều có thể được coi là nhãn hiệu. Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và các tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu…. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.” [17] Điều 72 của Luật SHTT 2005 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ hai điều kiện sau [36]: