Khái Niệm Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Cộng Đồng Châu Âu (Eu).

Theo định nghĩa nhãn hiệu của Hiệp định TRIPS/WTO thì nhãn hiệu bao gồm các yếu tố sau:

- Một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác;

- Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó....;

- Các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.

Việc xác định một đối tượng nào đó có phải là nhãn hiệu hay không thường được xem xét dựa trên mục đích sử dụng của nó. Để người tiêu dùng có thể dùng để phân biệt một sản phẩm, nhãn hiệu phải chỉ ra được nguồn gốc của hàng hóa. Chỉ khi nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với những hàng hóa của doanh nghiệp khác bán trên thị trường. Điều này cho thấy không thể tách biệt giữa chức năng phân biệt và chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của nhãn hiệu.

Như vậy, khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPS/WTO thường khái quát chung chung ở tầm vĩ mô và mang tính quy chuẩn cao. Điều này thể hiện nhận thức đúng đắn của các nhà làm luật về tính phong phú, đa dạng của sự phát triển tư duy con người trong phát triển kinh tế nói chung và trong việc xây dựng nhãn hiệu nói riêng. Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đi theo xu hướng chung đó khi đưa ra khái niệm về nhãn hiệu. Tuy nhiên, mỗi nước có những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau nên cách định nghĩa về nhãn hiệu cũng có những điểm khác nhau.

1.2 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Mỹ.

Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Mỹ đều dựa trên cở sở khái niệm nhãn hiệu của Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN năm 1883 của WIPO và của Hiệp định TRIPS//WTO.

Các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu của Mỹ được điều chỉnh bởi Đạo luật Nhãn hiệu (Lanham Act) ban hành năm 1946 và được sửa đổi nhiều lần trong quá trình áp dụng. Theo luật này quy định "Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng được sử dụng bởi một người hoặc được một người đó có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này- để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí mà không xác định được nguồn gốc đó " và "không có nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với những hàng hóa của người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký...".

Theo quy định này, bất kỳ dấu hiệu nào thỏa mãn phân biệt được hàng hóa/dịch vụ của một người với các hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác thì được coi là nhãn hiệu. Khái niệm này có tính mở khi cho phép các loại dấu hiệu mới có thể được cấp bảo hộ nhãn như âm thanh, mùi. Tuy nhiên, trên thực tế do nhu cầu phát triển của nền kinh tế Mỹ đã cho đăng ký nhãn hiệu chứa đựng các yếu tố mới này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Theo những quy định của Mỹ thì chỉ những dấu hiệu truyền thống bao gồm từ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó mới được công nhận là nhãn hiệu. Nhưng dựa vào việc giải thích quy định mở tại Điều 2 Luật nhãn hiệu nên các dấu hiệu khác có khả năng phân biệt hàng hóa /dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau như âm thanh hay mùi cũng được thừa nhận là nhãn hiệu và đăng ký. Mỹ là nước đi tiên phong trong việc công nhận trong việc công nhận các dấu hiệu mới như âm thanh, mùi là nhãn hiệu khi chúng đáp ứng yêu cầu tính phân biệt. Theo tinh thần của điều khoản này, trên thực tế có rất nhiều trường hợp đã được bảo hộ ở Mỹ như: mùi hoa cỏ tươi gợi hương hoa Plimeria đã được cấp đăng ký cho mặt hàng chỉ may và sợi thêu năm 1990; âm thanh Prelude cũng được đăng ký dành cho nhóm mặt hàng thiết bị chăm sóc sức khỏe, âm thanh, truyền thông, máy ghi âm,ghi hình, máy bán hàng tự động, máy đếm tiền, thiết bị

xử lý thông tin kể cả máy tính, dịch vụ truyền thông, thể thao, giải trí, văn hóa, giáo dục và đào tạo.‌‌‌

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 3

1.3 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Cộng đồng Châu Âu (EU).

Theo Điều 4 bản Quy định số 40/1994 ngày 20/12/1993 của Hội Đồng Châu Âu thì khái niệm Nhãn hiệu được định nghĩa: "được công nhận là nhãn hiệu cộng đồng bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng hiện hữu dưới dạng đồ họa, các chữ cái, tên riêng, các phác họa hình ảnh, từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao gói của hàng hóa mà các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác".

Nhãn hiệu theo pháp luật EU có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng hiện hữu dưới dạng đồ họa, các chữ cái, tên riêng, các phác họa hình ảnh, từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa .....và các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác nhau. Nhìn chung khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật EU phù hợp với những quy định của WIPO và Hiệp định TRIPS/WTO. Bên cạnh liệt kê những yếu tố truyền thống như các dấu hiệu địa lý, tên gọi, hình vẽ, chữ cái....thì pháp luật cũng đã dự liệu trước các nhân tố mới như mùi hay âm thanh.

1.4 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật của Nhật Bản.

Theo quy định pháp luật Nhật Bản thì Nhãn hiệu có thể là chữ cái, chữ số, dấu hiệu, hình không gian ba chiều, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng, hoặc sự kết hợp của chúng với mầu sắc, được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ, thỏa mãn một trong hai điều kiện: thứ nhất đối với nhãn hiệu gắn lên hàng hóa nó phải được sử dụng đối với hàng hóa mà một người sản xuất, xác nhận, hay đem vào lưu thông; hoặc thứ hai đối với nhãn hiệu dịch vụ nó được sử dụng đối với dịch vụ mà một người cung cấp hay xác nhận trong quá trình thương mại và cho đến thời điểm này pháp luật Nhật Bản vẫn chưa công nhận cho đăng kỹ Nhãn hiệu âm thanh và mùi (Điều 2 Luật nhãn hiệu).

1.5 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Trung Quốc.

Khái niệm nhãn hiệu theo Luật nhãn hiệu Trung Quốc là dấu hiệu đặc trưng và có khả năng phân biệt. Nhãn hiệu có thể là những từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc (Điều 8 Luật nhãn hiệu).

1.6 Theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Khái niệm nhãn hiệu được quy định tại Điều 785 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: "Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc".

Theo quy định này thì đặc điểm trước tiên của một nhãn hiệu là nhãn hiệu đó phải có những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Khái niệm nhãn hiệu tại Điều 785 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng thể hiện tính mở vì ngay trong ngôn ngữ của điều luật bao gồm cụm từ "có thể là", tức là ngoài từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó thì nhãn hiệu còn có thể là những yếu tố khác. Tuy nhiên, cách quy định như vậy chưa thể hiện tính khái quát cao, nhất là trong bối cảnh công việc giải thích pháp luật ở Việt Nam nhìn chung chưa được thực hiện tốt, Toà án không có thẩm quyền giải thích pháp luật thì tính mở của khái niệm nhãn hiệu đã bị giới hạn đáng kể. Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho thấy nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống là hình ảnh, từ ngữ và sự kết hợp giữa chúng. Các loại dấu hiệu khác dù thoả mãn điều kiện có tính phân biệt các hàng hóa/dịch vụ cùng loại như âm thanh, mùi, dấu hiệu được nhận biết qua xúc giác hoặc sự kết hợp giữa các dấu hiệu đó, thậm chí cả màu sắc cũng chưa được thừa nhận và bảo hộ tại Việt Nam.

So sánh với quy định tại Khoản 1 Điều 6 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với

hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Các dấu hiệu khác như âm thanh, mùi cũng không được quy định trong hiệp định này.

Những quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có tính chất khái quát hơn và phù hợp với chuẩn mực quốc tế theo quy định của WTO về nhãn hiệu. Đó là một khái niệm về nhãn hiệu tương đối rộng, đầy đủ hơn so với quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam 1995.

Để khắc phục những hạn chế của Điều 785 Bộ luật dân sự năm 1995 thì tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu mang tính khái quát, bao trùm hơn. Theo đó, "Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau". Rõ ràng, có thể nói cách tiếp cận trong việc đưa ra khái niệm nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tiếp thu những kinh nghiệm của các nước. Điều này cho thấy chúng ta đã nhận thức rõ ràng yêu cầu khách quan của việc tương thích hoá, hài hòa hoá pháp luật của mình phục vụ cho công cuộc hội nhập với thế giới.

Điểm chung của các cách tiếp cận này là sự thể hiện tính mở của quy định, theo đó bất kỳ dấu hiệu nào thoả mãn điều kiện phân biệt được hàng hóa/dịch vụ của một người với hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác đều được coi là nhãn hiệu. Tính mở của khái niệm cho phép các loại dấu hiệu mới có thể được cấp bảo hộ. Xu hướng khái quát hoá như vậy hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của nhãn hiệu.

2. Khái niệm pháp luật Nước ngoài

Pháp luật Nước ngoài là pháp luật của Quốc gia khác - Foreign law is the law of another country. (Theo Black’s Law Dictionary)

Pháp luật bao gồm luật nội dung và luật hình thức (luật tố tụng). Về nguyên tắc pháp luật của nước nào chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó, đặc biệt luật tố tụng, như luật tố tụng Việt Nam chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt

Nam. Tuy nhiên, để tạo điều kiện và thúc đẩy cho giao lưu các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình giữa công dân nước này với công dân nước khác, tổ chức quốc gia nước này với tổ chức quốc gia khác thì pháp luật các nước cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài (luật nội dung). Theo Khoản 3 Điều 759 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “trong trường hợp Bộ luật dân sự, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".‌‌

3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu.


Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu trải qua lịch sử phát triển với các giai đoạn khác nhau


3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu trên thế giới

Nhãn hiệu có lịch sử từ rất lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhãn hiệu có mối quan hệ chặt chẽ với sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trình độ phát triển của hàng hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của nhãn hiệu.

Từ thời xa xưa cách đây hàng ngàn năm con người đã biết sử dụng các dấu hiệu để đánh dấu các sản phẩm do mình tạo ra. Ban đầu người nguyên thuỷ sử dụng các dấu hiệu để chỉ rõ quyền sở hữu đối với vật nuôi. Sau đó các dấu hiệu nhận biết được sử dụng để chỉ rõ người sản xuất hàng hóa và nghĩa vụ của họ đối với chất lượng hàng hóa. Việc sử dụng này đạt tới đỉnh cao dưới thời La mã cổ đại.

Tuy nhiên các nhãn hiệu thời kỳ này mới chỉ là vết khắc của các hình vẽ nhỏ hoặc các dạng hình học. Mặc dù các dấu hiệu còn đơn giản nhưng các dấu hiệu đó được coi là "tổ tiên" của nhãn hiệu sau này. Các dấu hiệu được sử dụng nhiều trường hợp là các chữ ký của các chủ sở hữu trên các sản phẩm, là các dấu hiệu có chức năng xác định xưởng sản xuất ra loại gốm đó. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ trong suốt thời kỳ cổ đại nhãn hiệu dưới hình thức tồn tại đơn giản thực hiện chức

năng chủ yếu là chỉ rõ nguồn gốc của sản phẩm và cho phép xác định rõ chủ sở hữu hay người sản xuất ra sản phẩm đó.

Ở Châu Âu trong thời Trung cổ do sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tác động đến sự phát triển của của các hình thức sản xuất. Bên cạnh các nhãn hiệu cá nhân của các thợ thủ công đã xuất hiện nhãn hiệu của các nghiệp đoàn. Ngay từ thế kỷ thứ XIII luật pháp của các vương quốc đã xác lập các hình thức phạt nghiêm khắc đối với hành vi chiếm đoạt các nhãn hiệu.

Đến giữ thế kỷ thứ XIX cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ đã được con người áp dụng vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người đã thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa, kích thích sự phát triển của thị trường và thương mại. Chính vì vậy việc bảo hộ nhãn hiệu trở thành mối quan tâm của các nhà sản xuất kinh doanh khi đưa sản phẩm của mình vào lưu thông. Nhãn hiệu cá nhân của các nhà công nghiệp, các thương nhân có những cơ hội mới để phát triển. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ vào nửa đầu thế ký XIX ở Tây Âu đã bùng nổ các nhãn hiệu hàng hóa và thương mại trong rất nhiều ngành nghề như ngành dệt, chế biến thuốc dán có nhựa thơm, chế biến bánh mứt kẹo....

Ngoài tên gọi truyền thống của các nhà công nghiệp và các thương nhân, nhãn hiệu thời kỳ này đã mang những đặc trưng mới như sự kết hợp giữa hình ảnh và màu sắc. Cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện các nhãn hiệu hiện đại hơn có sự kết hợp các yếu tố hình họa và từ ngữ. Nhãn hiệu đã được các quốc gia bảo hộ. Trong thế kỷ XIX rất nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp, người ta bắt đầu sử dụng các hình thức đóng gói cá nhân cho các sản phẩm cùng loại. Điều đó tạo ra khả năng sử dụng nhãn hiệu vừa với tính chất là phương tiện phân biệt sản phẩm, dịch vụ vừa là phương tiện để quảng cáo. Ví dụ, điển hình về việc sử dụng nhãn hiệu trong giai đoạn này đó là việc công ty sản xuất xà bông và đèn cầy Procter & Gamble (Hoa Kỳ), cho đến trước năm 1880 xà phòng được sản xuất trong điều kiện gia đình và được bán theo trọng lượng, Procter & Gamble đã nghiên cứu và tìm ra

công nghệ ưu việt hơn đảm bảo được chất lượng thường xuyên của xà phòng. Những người chủ công ty này đã sử dụng tên gọi IVORY để làm nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Tháng 12 năm 1881, công ty P & G (Procter & Gamble) đã đăng bài quảng cáo đầu tiên về một sản phẩm xà bông thơm có tên là IVORY, "nổi trên mặt nước, trắng như ngà, và 99,44 phần trăm tinh khiết". Cho đến ngày nay, nhãn hiệu này không chỉ có chức năng phân biệt mà còn được sử dụng để quảng cáo cho biểu tượng chất lượng của sản phẩm.

Trong quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện tượng bắt chước nhãn hiệu của nhau và gây thiệt hại cho chủ nhãn hiệu ngày càng nhiều. Số vụ xử kiện tại các toà án ngày càng tăng. Trong các vụ xét xử, nguyên tắc thường được các toà án áp dụng là: quyền thuộc về người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Lúc đầu các sổ nhãn hiệu chỉ dùng để theo dõi các nhãn hiệu bị tranh chấp, sau đó ghi cả các nhãn hiệu khác chưa bị tranh chấp để đề phòng các tranh chấp sẽ có trong tương lai. Sổ theo dõi nhãn hiệu dần dần trở thành sổ đăng bạ nhãn hiệu, từ đó hình thành phương thức đăng ký nhãn hiệu tại toà án (thường gọi là trình toà). Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật về xí nghiệp, cơ sở chế tạo và lò xưởng thủ công năm 1809 của Pháp. Ngày 23/6/1857, Pháp ban hành Luật về ký hiệu, nhãn hiệu chế tạo. Tiếp lần lượt các nước Italia (ngày30/8/1868), Bỉ (ngày 01/4/1879), Hoa Kỳ (ngày 03/03/1881), Anh (ngày 25/8/1883), Đức (ngày 12/3/1894), Nga (ngày 26/02/1896), Nhật Bản (1875), v.v… đã lần lượt ban hành pháp luật về nhãn hiệu của mình. Các đạo luật trên đều quy định khá chi tiết về cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu: thủ tục xác lập quyền, sử dụng và bảo vệ nhãn hiệu; phạm vi các dấu hiệu có thể được bảo hộ, tập trung hoá quá trình đăng ký nhãn hiệu.... Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, hầu hết các nước đã thông qua những đạo luật mới về bảo hộ nhãn hiệu, đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong thời đại mới.

Sự phát triển của sản xuất đã tạo ra nhu cầu to lớn cho sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của thương mại hàng hóa xuyên quốc gia, tình trạng làm hàng giả, hàng nhái nhãn

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí