Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

**********


NGUYỄN THỊ LAN ANH


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

**********

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 1


NGUYỄN THỊ LAN ANH


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI


Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS .Nguyễn Bá Diến


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận

văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Lan Anh


Mục lục

Lời cam đoan Mục lục

Các thuật ngữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI 7

1. Khái niệm nhãn hiệu 7

1.1 Khái niệm Nhãn hiệu theo quan niệm của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới 8

1.2 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Mỹ 10

1.3 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Cộng đồng Châu Âu (EU) 12

1.4 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật của Nhật Bản 12

1.5 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Trung Quốc 12

1.6 Theo quy định của Pháp luật Việt Nam 13

2. Khái niệm pháp luật Nước ngoài 14

3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu 15

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu trên thế giới 15

3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu ở Việt Nam 21

4. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu 25

4.1 Các dấu hiệu cấu thành Nhãn hiệu 25

4.2 Các tiêu chí để được bảo hộ 29

4.2.1 Điều kiện về tính phân biệt 29

4.2.2 Các trường hợp không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt 34

4.2.3 Các trường hợp không được bảo hộ vì các lý do khác 43

5. Các loại nhãn hiệu 45

5.1 Nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) và nhãn hiệu dịch vụ (NHDV) 46

5.2 Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận 47

5.2.1 Nhãn hiệu tập thể 47

5.2.2 Nhãn hiệu chứng nhận 50

5.3 Nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng 53

5.3.1 Nhãn hiệu liên kết 53

5.3.2 Nhãn hiệu nổi tiếng 54

6. Những lợi ích của việc bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài 58

CHƯƠNG 2: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT MỸ, ANH, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN 62

1. Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 62

1.1 Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu....................................... 1.2 Yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu 65

1.2.1 Hậu quả của việc không sử dụng 67

1.2.2 Sử dụng nhãn hiệu một cách phù hợp 68

2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 69

2.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu và cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu 70

2.1.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu 70

2.1.2 Cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu 71

2.2 Vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu 71

2.3 Các loại hình đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu 72

2.4 Yêu cầu đối với hình thức của đơn 72

2.5 Yêu cầu các tài liệu phải nộp kèm theo đơn 73

2.6 Trình tự thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu 74

2.7 Hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ 78

2.8 Vấn đề khiếu nại 79

3. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 84

3.1 Hình thức hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu đã đăng ký 84

3.2 Người có quyền nộp đơn đề nghị hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký 85

3.3 Thời hiệu khiếu nại yêu cầu hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký 86

3.4 Các trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ hiệu lực 86

a. Hủy bỏ vì không gia hạn 87

b.Hủy bỏ theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu 87

c.Hủy bỏ do không sử dụng 87

d.Hủy bỏ do nhãn hiệu bị vô hiệu (việc cho phép đăng ký là không chính đáng) 88

e.Hủy bỏ nhãn hiệu do đã mất tính phân biệt 89

f.Các trường hợp hủy bỏ khác 89

3.5 Thẩm quyền hủy bỏ và quyền khiếu nại quyết định hủy bỏ 90

4. Nội dung cơ bản về quyền SHCN đối với nhãn hiệu 91

4.1 Quyền sử dụng nhãn hiệu 91

4.2 Quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình 92

5. Thực thi quyền đối với nhãn hiệu 93

5.1 Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu 93

5.2 Cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu 98

5.3 Các biện pháp cần thiết chống lại hành vi vi phạm 98

6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 102

CHƯƠNG 3: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM, 104

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 104

1. Những quy định của pháp luật Việt Nam 104

1.1 Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 104

a. Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 104

b. Yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu 105

1.2 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu 106

1.3 Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 112

1.4 Nội dung cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 115

1.5 Thực thi quyền đối với nhãn hiệu 116

2. Phương hướng hoàn thiện 120

3. Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu 122

KẾT LUẬN 135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

Các thuật ngữ viết tắt

BLDS 2005 Bộ Luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005. LSHTT 2005 Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam năm 2005.

NHHH Nhãn hiệu hàng hóa.

NHDV Nhãn hiệu dịch vụ.

NHTT Nhãn hiệu tập thể

NHCN Nhãn hiệu chứng nhận.

NHNT Nhãn hiệu nổi tiếng.

NHLK Nhãn hiệu liên kết.

SHCN Sở hữu công nghiệp.

SHTT Sở hữu trí tuệ.

ĐƯQT Điều ước Quốc tế.

TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ đã được Tổ chức Thương mại thế giới ký ngày 15/04/1994 và có hiệu lực ngày 01/01/1995.

WTO Tổ chức thương mại thế giới.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia cho phép chủ thể tham gia nền kinh tế tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nền kinh tế với quyền tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được coi là mô hình tốt nhất thỏa mãn các quan hệ cung cầu của nền kinh tế đồng thời đáp ứng một cách tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cùng với tự do cạnh tranh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác cũng thường xuyên diễn ra. Những hành vi vi phạm có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, từ những hành vi trái luật nhưng vô hạn tới những hành vi gian lận hiểm độc cố ý làm hại những đối thủ cạnh tranh hay những hành vi xâm phạm quyền SHCN. Những hiện tượng nói trên có thể thấy rõ tại mọi quốc gia vào mọi thời điểm cho dù với một hệ thống chính trị - xã hội như thế nào.

Trong các đối tượng sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu là đối tượng gắn chặt nhất với lưu thông hàng hóa. Bằng nhãn hiệu nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa của mình sản xuất khi đưa ra thị trường, có thể quảng cáo nhãn hiệu của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhãn hiệu phù hợp với nhu cầu, sở thích, chất lượng mà mình mong muốn.

Trong bối cảnh hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới thành một thể thống nhất. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bao gồm phần lớn các nước trên thế giới và một loạt các nước thuộc các nền kinh tế đang chuyển đổi hoặc kém phát triển cũng đang ráo riết đàm phán để gia nhập tổ chức này. Nền kinh tế toàn cầu đang tiến đến một sân chơi kinh tế thống nhất với luật lệ hài hòa thống nhất. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu đang dần bị bãi bỏ, hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng thông thoáng. Trong bối cảnh đó, ngược với giảm thiểu các hàng rào mậu dịch quốc tế, việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tại nước ngoài lại ngày càng được tăng cường cả về mặt pháp lý lẫn thực thi quyền. Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật nước ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022